Xây dựng hệ thống các giải pháp sản xuất sạch hơn cho tổng công ty may hưng yên


Hòa nhập vào xu thế chung của Thế giới, Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới với phương châm đa phương hóa, đa dạng hóa trong quan hệ kinh tế, từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới. Sau hơn 25 năm đổi mới, nền công nghiệp của Việt Nam đã phát triển với tốc độ mạnh mẽ. Từ một nước nông nghiệp đi lên bằng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, ngành công nghiệp sản xuất hàng dệt may là một trong những ngành công nghiệp phát triển nhanh nhất, tỷ trọng kinh ngạch xuất khẩu cao với nhiều sản phẩm phong phú và đa dạng.

Ngày 19/11/2008, Bộ Công thương đã phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 tại quyết định số 42/2008/QĐ-BCT, mục tiêu phát triển là: Phát triển ngành dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước, tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh. Đảm bảo cho các doanh nghiệp dệt may phát triển bền vững, hiệu quả trên cơ sở công nghệ hiện đại, quản lý hệ thống chất lượng, quản lý lao động và môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế. Phấn đấu đến năm 2010 sản xuất được 1.800 triệu sản phẩm, đến năm 2015 sản xuất được 2.850 triệu sản phẩm và đến năm 2020 sản xuất được 4.000 triệu sản phẩm.[6] Thực tế cho thấy, nước ta có khoảng 6000 doanh nghiệp dệt, may, nhuộm, trong đó có trên 50% thiết bị đã sử dụng nhiều năm, với công nghệ lạc hậu tới khoảng 15-20 năm so với Thái Lan và Trung Quốc, nên mức tiêu thụ nguyên liệu cao, gây lãng phí và ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, các giải pháp giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay của các doanh nghiệp thường là xử lý cuối đường ống. Đây là giải pháp vừa đắt tiền vừa không mang lại hiệu quả lâu dài, thậm chí nằm ngoài khả năng của một số doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do đó, cần có một giải pháp giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường hiệu quả và phù hợp hơn, đó chính là giải pháp sản xuất sạch hơn (SXSH). Thực hiện SXSH, cứ mỗi tấn sản phẩm dệt may sẽ giảm lượng tiêu thụ khoảng 150 kg dầu, 50-150 kWh điện, 50-100 m3 nước và tiết kiệm khoảng 0,2-0,5 kg thuốc nhuộm, 100-150 kg hóa chất và chất phụ trợ.

LINK DOWNLOAD


Hòa nhập vào xu thế chung của Thế giới, Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới với phương châm đa phương hóa, đa dạng hóa trong quan hệ kinh tế, từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới. Sau hơn 25 năm đổi mới, nền công nghiệp của Việt Nam đã phát triển với tốc độ mạnh mẽ. Từ một nước nông nghiệp đi lên bằng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, ngành công nghiệp sản xuất hàng dệt may là một trong những ngành công nghiệp phát triển nhanh nhất, tỷ trọng kinh ngạch xuất khẩu cao với nhiều sản phẩm phong phú và đa dạng.

Ngày 19/11/2008, Bộ Công thương đã phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 tại quyết định số 42/2008/QĐ-BCT, mục tiêu phát triển là: Phát triển ngành dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước, tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh. Đảm bảo cho các doanh nghiệp dệt may phát triển bền vững, hiệu quả trên cơ sở công nghệ hiện đại, quản lý hệ thống chất lượng, quản lý lao động và môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế. Phấn đấu đến năm 2010 sản xuất được 1.800 triệu sản phẩm, đến năm 2015 sản xuất được 2.850 triệu sản phẩm và đến năm 2020 sản xuất được 4.000 triệu sản phẩm.[6] Thực tế cho thấy, nước ta có khoảng 6000 doanh nghiệp dệt, may, nhuộm, trong đó có trên 50% thiết bị đã sử dụng nhiều năm, với công nghệ lạc hậu tới khoảng 15-20 năm so với Thái Lan và Trung Quốc, nên mức tiêu thụ nguyên liệu cao, gây lãng phí và ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, các giải pháp giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay của các doanh nghiệp thường là xử lý cuối đường ống. Đây là giải pháp vừa đắt tiền vừa không mang lại hiệu quả lâu dài, thậm chí nằm ngoài khả năng của một số doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do đó, cần có một giải pháp giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường hiệu quả và phù hợp hơn, đó chính là giải pháp sản xuất sạch hơn (SXSH). Thực hiện SXSH, cứ mỗi tấn sản phẩm dệt may sẽ giảm lượng tiêu thụ khoảng 150 kg dầu, 50-150 kWh điện, 50-100 m3 nước và tiết kiệm khoảng 0,2-0,5 kg thuốc nhuộm, 100-150 kg hóa chất và chất phụ trợ.

LINK DOWNLOAD

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: