GIÁO TRÌNH - Hóa học xanh (Lê Thị Thanh Hương)


Hóa học xanh là khái niệm về phát triển hóa học một cách bền vững (còn gọi là hóa học bền vững), qua đó khuyến khích phát triển các phương pháp và quá trình tạo ra sản phẩm nhằm hạn chế sản xuất và sử dụng các hóa chất độc hại. Hóa học xanh tìm cách giảm thiểu và ngăn ngừa ô nhiễm tại nguồn của nó.

Khái niệm về Hóa học xanh xuất phát từ các kiến nghị của Hiệp hội phòng chống ô nhiễm được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua vào năm 1990. Ý tưởng về cách tốt nhất để giảm chi phí do ô nhiễm là kiểm soát ngay tại nguồn hơn là giải quyết các vấn đề liên quan đến thải chất độc hóa học vào môi trường,

Hóa học xanh kết hợp cách tiếp cận mới đối với quá trình tổng hợp, chế biến và sử dụng các hóa chất sao cho giảm thiểu mối đe dọa đối với sức khỏe và môi trường.

Năm 1998, Paul T. Anastas và John C. Warner thuộc Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) đã đề ra 12 nguyên tắc nền tảng cho Hóa học xanh. Bất kỳ quá trình hóa học nào đều phải đáp ứng được 12 tiêu chuẩn trên mới được xem là thực sự bền vững, không tác động xấu tới môi trường. Năm 2001, Winterton đưa ra 12 nguyên tắc khác, nhằm làm rõ hơn 12 nguyên tắc ban đầu. Năm 2005, Tang, Smith và Poliakoff rút gọn 12 nguyên tắc lại thành thuật ngữ PRODUCTIVELY để dễ nhớ.

Nhu cầu phát triển Hóa học xanh: sự hình thành và phát triển một nền hóa học xanh hay hóa học bền vững xuất phát từ nhu cầu thực tế. Ngay từ năm 1850, những thành tích đạt được trong hóa học, đặc biệt ở quy mô công nghiệp, thường để lại hậu quả lớn có hại cho môi trường. Đôi khi, không phải chỉ đơn giản là các sản phẩm hóa học được sản xuất gây hại cho môi trường mà ngay trong quá trình sản xuất, các thao tác, xử lý sản phẩm có độ rủi ro cao và hình thành chất thải hóa học rất khó để loại bỏ. Xuyên suốt trong lịch sử, loài người chúng ta đã phải sống với sự độc hại và ô nhiễm thường xuyên, nhưng chỉ thời gian gần đây chúng ta mới được trang bị những kiến thức để hiểu về nguyên nhân và hậu quả của chúng. Đặc biệt, phải đến khi tai nạn khủng khiếp của ngành sản xuất hóa chất xảy ra ở Bohpal, Ấn Độ năm 1984, Liên Hiệp Quốc mới đề ra khẩu hiệu “phát triển bền vững” (1987).


Từ đầu những năm 60 của thế kỷ trước, những tiêu chuẩn và luật lệ về môi trường phát triển mạnh theo hướng tăng kinh phí và hình phạt, hạn chế việc sử dụng các loại hóa chất độc hại. Công chúng cũng yêu cầu được biết thêm thông tin về các loại hóa chất mà họ gặp phải trong đời sống. Kết quả là, ngành công nghiệp đã phải đối mặt với một áp lực rất lớn, không chỉ trong việc giảm sự phát thải những hóa chất độc hại vào môi trường và còn phải giảm sử dụng những hóa chất độc hại nói chung. Điều này đã trở thành động lực mạnh mẽ cho ngành công nghiệp hóa chất phải tìm ra những sự thay thế, những sự nâng cấp.

Những năm gần đây, Hóa học xanh đóng vai trò chủ đạo trong việc phát triển, nhận biết những vấn đề liên quan đến môi trường. Qua ứng dụng các nguyên tắc của hóa học và khoa học phân tử, người ta thấy vai trò của Hóa học xanh trong phát triển bền vững là hết sức cần thiết. Để thực hiện được điều này thì nền hóa học phải đồng thời đáp ứng được cả những nhu cầu về phát triển kinh tế và các mục tiêu về môi trường qua việc áp dụng những nguyên tắc khoa học cơ bản.

Vậy có thể hiểu một cách tổng quát về khái niệm Hóa học xanh như sự phát minh, thiết kế, ứng dụng các sản phẩm hóa học, các quá trình hóa học nhằm giảm hoặc loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng và phát thải các hóa chất độc hại.

LINK DOWNLOAD


Hóa học xanh là khái niệm về phát triển hóa học một cách bền vững (còn gọi là hóa học bền vững), qua đó khuyến khích phát triển các phương pháp và quá trình tạo ra sản phẩm nhằm hạn chế sản xuất và sử dụng các hóa chất độc hại. Hóa học xanh tìm cách giảm thiểu và ngăn ngừa ô nhiễm tại nguồn của nó.

Khái niệm về Hóa học xanh xuất phát từ các kiến nghị của Hiệp hội phòng chống ô nhiễm được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua vào năm 1990. Ý tưởng về cách tốt nhất để giảm chi phí do ô nhiễm là kiểm soát ngay tại nguồn hơn là giải quyết các vấn đề liên quan đến thải chất độc hóa học vào môi trường,

Hóa học xanh kết hợp cách tiếp cận mới đối với quá trình tổng hợp, chế biến và sử dụng các hóa chất sao cho giảm thiểu mối đe dọa đối với sức khỏe và môi trường.

Năm 1998, Paul T. Anastas và John C. Warner thuộc Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) đã đề ra 12 nguyên tắc nền tảng cho Hóa học xanh. Bất kỳ quá trình hóa học nào đều phải đáp ứng được 12 tiêu chuẩn trên mới được xem là thực sự bền vững, không tác động xấu tới môi trường. Năm 2001, Winterton đưa ra 12 nguyên tắc khác, nhằm làm rõ hơn 12 nguyên tắc ban đầu. Năm 2005, Tang, Smith và Poliakoff rút gọn 12 nguyên tắc lại thành thuật ngữ PRODUCTIVELY để dễ nhớ.

Nhu cầu phát triển Hóa học xanh: sự hình thành và phát triển một nền hóa học xanh hay hóa học bền vững xuất phát từ nhu cầu thực tế. Ngay từ năm 1850, những thành tích đạt được trong hóa học, đặc biệt ở quy mô công nghiệp, thường để lại hậu quả lớn có hại cho môi trường. Đôi khi, không phải chỉ đơn giản là các sản phẩm hóa học được sản xuất gây hại cho môi trường mà ngay trong quá trình sản xuất, các thao tác, xử lý sản phẩm có độ rủi ro cao và hình thành chất thải hóa học rất khó để loại bỏ. Xuyên suốt trong lịch sử, loài người chúng ta đã phải sống với sự độc hại và ô nhiễm thường xuyên, nhưng chỉ thời gian gần đây chúng ta mới được trang bị những kiến thức để hiểu về nguyên nhân và hậu quả của chúng. Đặc biệt, phải đến khi tai nạn khủng khiếp của ngành sản xuất hóa chất xảy ra ở Bohpal, Ấn Độ năm 1984, Liên Hiệp Quốc mới đề ra khẩu hiệu “phát triển bền vững” (1987).


Từ đầu những năm 60 của thế kỷ trước, những tiêu chuẩn và luật lệ về môi trường phát triển mạnh theo hướng tăng kinh phí và hình phạt, hạn chế việc sử dụng các loại hóa chất độc hại. Công chúng cũng yêu cầu được biết thêm thông tin về các loại hóa chất mà họ gặp phải trong đời sống. Kết quả là, ngành công nghiệp đã phải đối mặt với một áp lực rất lớn, không chỉ trong việc giảm sự phát thải những hóa chất độc hại vào môi trường và còn phải giảm sử dụng những hóa chất độc hại nói chung. Điều này đã trở thành động lực mạnh mẽ cho ngành công nghiệp hóa chất phải tìm ra những sự thay thế, những sự nâng cấp.

Những năm gần đây, Hóa học xanh đóng vai trò chủ đạo trong việc phát triển, nhận biết những vấn đề liên quan đến môi trường. Qua ứng dụng các nguyên tắc của hóa học và khoa học phân tử, người ta thấy vai trò của Hóa học xanh trong phát triển bền vững là hết sức cần thiết. Để thực hiện được điều này thì nền hóa học phải đồng thời đáp ứng được cả những nhu cầu về phát triển kinh tế và các mục tiêu về môi trường qua việc áp dụng những nguyên tắc khoa học cơ bản.

Vậy có thể hiểu một cách tổng quát về khái niệm Hóa học xanh như sự phát minh, thiết kế, ứng dụng các sản phẩm hóa học, các quá trình hóa học nhằm giảm hoặc loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng và phát thải các hóa chất độc hại.

LINK DOWNLOAD

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: