LUẬN VĂN - Nghiên cứu đặc điểm sinh học và biện pháp phòng trừ nấm botrytis cinerea pers gây bệnh thối xám trên cây trồng cạn


Dân số thế giới ngày càng tăng cộng với điều kiện khí hậu ngày một khắc nhiệt làm cho nhiều khu vực trên thế giới bị hạn hán gây thiếu nước nghiêm trọng và sự dâng nên của mực nước biển làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày một giảm tạo ra một sức ép cho ngành sản xuất nông nghiệp. Trước tình hình đó để đáp ứng được nhu cầu lương thực và thực phẩm của con người ngày càng tăng cao, ngoài việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất như chọn tạo giống, cải thiện biện pháp canh tác,..thì bảo vệ cây trồng khỏi sự tàn phá của dịch hại như cỏ dại, động vật hại, sâu bệnh hại đóng một vai trò quan trọng trong bảo vệ năng suất cho cây trồng góp phần đảm bảo an ninh lương thực. Theo Payman Salami et al, (2010) [66]ở Hoa Kỳ, thiệt hại trước thu hoạch do dịch hại bao gồm: động vật chân đốt, cỏ dại, dịch bệnh và tuyến trùng đã làm giảm 37% tiềm năng của năng suất của cây trồng chung. Còn ở Ấn Độ dịch hại làm giảm từ 10% đến 30% năng suất của các loại cây trồng
Dịch hại trên cây trồng thì bệnh hại cây trồng cũng là một trong những dịch hại quan trọng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng tính riêng bệnh hại do nấm gây ra chúng chiếm 80 % thành phần bệnh hại, theo ước tính có tới hơn 13000 loài nấm gây bệnh và hơn 75 000 loại cây trồng bị nấm gây hại. Theo ước tính thì mỗi năm chi phí cho phòng trừ bệnh hại trên cây trồng khoảng 33 tỷ USD [81].

Các loài nấm đa thực là một trong những loài nấm gây hại mạnh trên nhiều loại cây trồng khác nhau, điển hình là nấm Botrytis cinerea gây hại mạnh nhất trong các loài nấm thuộc chi Botrytis. Theo tác giả Kim J.H et at (2007) [47] cho biết nấm B.cinerea có khả năng phát tán trong không khí bằng bào tử phân sinh và gây bệnh trên 200 loài cây ký chủ khác nhau như cây ăn quả (dâu tây, cà chua, đào,..), cây hoa (hoa hồng, ly, cúc,...), cây lấy dầu, cây lương thực, …ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Thiệt hại kinh tế do nấm B.cinerea có thể trên 50% sản lượng của một số cây trồng như nho, dâu tây,..một số loại hoa như hoa hồng, hoa cúc,... Ở Châu Âu bệnh thối xám có thể gây hại 25-30% diện tích trồng nho (3.700.000 ha).Chi phí của các ứng dụng loại thuốc trong phòng trừ nấm được ước tính là 2-50 triệu ởrô. Ở Bangladesh và Tây Bắc Ấn Độ năng suất đậu giảm đến 80% khi bị nấm gây hại, trong điều kiện thuận lợi cho nấm B.cinerea phát triển sản lượng tổn thất lên đến 95% (Pande et al 2002) [65].
Bệnh thối xám gây ra bởi nấm B.cinerea xảy ra ở trong điều kiện nhiệt độ thấp và thời tiết ẩm ướt. Các mức độ nghiêm trọng của mốc xám liên quan chặt chẽ với điều kiện môi trường và đặc biệt phụ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm tương đối (Jarvis, 1962) [48].
Ở Việt Nam với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm Botrytis cinerea phát triển. Trong những năm qua theo một số kết quả nghiên cứu bệnh thối xám do nấm Botrytis cinerea gây hại cho 30 loài cây trồng thuộc 16 họ. Ở vùng Đà Lạt bệnh thối xám gây hại quanh năm, ở đồng bằng Sông Hồng bệnh gây hại từ tháng 1 đến tháng 4 trên nhiều loại cây trồng trong đó có một số loại cây trồng có giá trị kinh tế như cà chua, hoa hồng, hoa ly, dâu tây và một số loại cây ăn quả khác như đào,... (Đặng Vũ Thị Thanh và CTV, 2010) [14].


Dân số thế giới ngày càng tăng cộng với điều kiện khí hậu ngày một khắc nhiệt làm cho nhiều khu vực trên thế giới bị hạn hán gây thiếu nước nghiêm trọng và sự dâng nên của mực nước biển làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày một giảm tạo ra một sức ép cho ngành sản xuất nông nghiệp. Trước tình hình đó để đáp ứng được nhu cầu lương thực và thực phẩm của con người ngày càng tăng cao, ngoài việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất như chọn tạo giống, cải thiện biện pháp canh tác,..thì bảo vệ cây trồng khỏi sự tàn phá của dịch hại như cỏ dại, động vật hại, sâu bệnh hại đóng một vai trò quan trọng trong bảo vệ năng suất cho cây trồng góp phần đảm bảo an ninh lương thực. Theo Payman Salami et al, (2010) [66]ở Hoa Kỳ, thiệt hại trước thu hoạch do dịch hại bao gồm: động vật chân đốt, cỏ dại, dịch bệnh và tuyến trùng đã làm giảm 37% tiềm năng của năng suất của cây trồng chung. Còn ở Ấn Độ dịch hại làm giảm từ 10% đến 30% năng suất của các loại cây trồng
Dịch hại trên cây trồng thì bệnh hại cây trồng cũng là một trong những dịch hại quan trọng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng tính riêng bệnh hại do nấm gây ra chúng chiếm 80 % thành phần bệnh hại, theo ước tính có tới hơn 13000 loài nấm gây bệnh và hơn 75 000 loại cây trồng bị nấm gây hại. Theo ước tính thì mỗi năm chi phí cho phòng trừ bệnh hại trên cây trồng khoảng 33 tỷ USD [81].

Các loài nấm đa thực là một trong những loài nấm gây hại mạnh trên nhiều loại cây trồng khác nhau, điển hình là nấm Botrytis cinerea gây hại mạnh nhất trong các loài nấm thuộc chi Botrytis. Theo tác giả Kim J.H et at (2007) [47] cho biết nấm B.cinerea có khả năng phát tán trong không khí bằng bào tử phân sinh và gây bệnh trên 200 loài cây ký chủ khác nhau như cây ăn quả (dâu tây, cà chua, đào,..), cây hoa (hoa hồng, ly, cúc,...), cây lấy dầu, cây lương thực, …ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Thiệt hại kinh tế do nấm B.cinerea có thể trên 50% sản lượng của một số cây trồng như nho, dâu tây,..một số loại hoa như hoa hồng, hoa cúc,... Ở Châu Âu bệnh thối xám có thể gây hại 25-30% diện tích trồng nho (3.700.000 ha).Chi phí của các ứng dụng loại thuốc trong phòng trừ nấm được ước tính là 2-50 triệu ởrô. Ở Bangladesh và Tây Bắc Ấn Độ năng suất đậu giảm đến 80% khi bị nấm gây hại, trong điều kiện thuận lợi cho nấm B.cinerea phát triển sản lượng tổn thất lên đến 95% (Pande et al 2002) [65].
Bệnh thối xám gây ra bởi nấm B.cinerea xảy ra ở trong điều kiện nhiệt độ thấp và thời tiết ẩm ướt. Các mức độ nghiêm trọng của mốc xám liên quan chặt chẽ với điều kiện môi trường và đặc biệt phụ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm tương đối (Jarvis, 1962) [48].
Ở Việt Nam với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm Botrytis cinerea phát triển. Trong những năm qua theo một số kết quả nghiên cứu bệnh thối xám do nấm Botrytis cinerea gây hại cho 30 loài cây trồng thuộc 16 họ. Ở vùng Đà Lạt bệnh thối xám gây hại quanh năm, ở đồng bằng Sông Hồng bệnh gây hại từ tháng 1 đến tháng 4 trên nhiều loại cây trồng trong đó có một số loại cây trồng có giá trị kinh tế như cà chua, hoa hồng, hoa ly, dâu tây và một số loại cây ăn quả khác như đào,... (Đặng Vũ Thị Thanh và CTV, 2010) [14].

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: