SÁCH - Thiết bị đúc (Lê Văn Minh)


"Thiết Bị Đúc" gắn chặt với công nghệ Đúc. Nó là phương tiện đảm bảo thực hiện có hiệu quả quá trình công nghệ trong sản xuất đúc, nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng vật đúc, đảm bảo tính ổn định, giảm thiểu tỷ lệ hỏng, tiết kiệm nguyên vật liệu và sức lao động của công nhân, bảo vệ tốt môi trường sản xuất và khu vực xung quanh. Ngày nay, khi thực hiện một công nghệ sản xuất nào đó phải nghĩ ngay đến thiết bị đi kèm. Công nghệ không có thiết bị như người đi đường không có phương tiện giao thông. Mua công nghệ tức là phải mua thiết bị công nghệ đi kèm.

Giáo trình này nhằm cung cấp cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về nguyên lý, kết cấu, cách vận hành của các loại máy, máy tổ hợp, trang thiết bị thường dùng trong xưởng đúc, biết phân tích ưu khuyết điểm từng loại để lựa chọn thiết bị thích hợp khi lập dự án cải tạo hay thiết kế xây dựng xường đúc mới.

Giáo trình cũng cung cấp cho sinh viên một số hiểu biết về lý thuyết, cách tính toán một số chi tiết, cơ cấu chính của một số máy chuyên dụng, nhằm khi ra công tác, nếu cần, họ có thể dựa vào đó, phối hợp với các kiến thức đã học về các môn kỹ thuật cơ sở: (chi tiết máy, nguyên lý máy, sức bền, điện tử công nghiệp, truyền động thủy khí, tin học ứng dụng...) để bảo dưỡng, sửa chữa, hiện đại hoá chúng hoặc thiết kế chế tạo các trang thiết bị phục vụ sản xuất.

Sự phát triển và hoàn thiện hoá công nghiệp chế tạo máy đòi hỏi phải phát triển và hoàn thiện hoá sản xuất đúc, vì vật đúc chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng khối lượng của máy móc. Ngoài ra, chất lượng và tuổi thọ của máy móc phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của vật đúc.

Khối lượng sản xuất đúc trong ngành chế tạo máy rất lớn, nhưng điều kiện lao động lại rất vất vả, nặng nhọc: bụi bặm, nóng bức, độc hại, khối lượng vận chuyển lớn...

Trên thế giới: cơ khí hoá và tự động hoá sản xuất đúc trên thế giới mới bắt đầu khoảng trên một thế kỷ trước đây. Ban đầu chỉ có những máy làm khuôn thô sơ dầm chặt bằng tay; các máy nâng đơn giản đưa liệu vào lò đứng. Nói chung, vào đầu thế kỷ 20, mức độ cơ khí hoá sản xuất đúc ở hầu hết các nước trên thế giới đều đang ở mức độ thấp. Đặc trưng của giai đoạn này là sử dụng các máy làm khuôn dầm chặt bằng tay, rất hiếm dùng cơ cấu ép thủy lực. Khâu chuẩn bị hỗn hợp khuôn sử dụng các máy móc đơn giản; làm sạch vật đúc bằng thiết bị phun cát.

Ở nước ta: chúng ta có thể tự hào về những chiếc trống cổ Đông Sơn, những mũi tên đồng ở thành Cổ Loa... Nó chứng tỏ ông cha ta rất tài ba trong lĩnh vực này. Công nghệ sản xuất đó mang nặng tính nghệ thuật, thủ công được các nghệ nhân, thợ thủ công tài hoa giàu kinh nghiệm truyền lại, hầu như còn nguyên vẹn, tới tận ngày nay tại một số làng nghề ở Huế, Nam Định và một số nơi khác. Tuy nhiên, sản xuất đúc công nghiệp chỉ mới được quan tâm phát triển từ sau cách mạng tháng tám 1945...

NỘI DUNG:

Phần mở đầu: Những khái niệm chung

Phần 1: Thiết bị chế biến vật liệu khuôn và chuẩn bị hỗn hợp khuôn

Chương 1: Thiết bị sơ chế cát tươi

Chương 2: Thiết bị chế biến than và sét bột

Chương 3: Thiết bị xử lý cát cũ

Chương 4: Thiết bị chuẩn bị hỗn hợp khuôn

Chương 5: Thiết bị vận chuyển trong bộ phận chuẩn bị hỗn hợp khuôn

Chương 6: Các trang bị phụ trợ khác.

Phần 2: Máy và trang thiết bị chế tạo khuôn và ruột

Chương 7: Những khái niệm chung

Chương 8: Máy làm khuôn bằng phương pháp ép

Chương 9: Máy dằn làm khuôn

Chương 10: Máy làm khuôn bằng phương pháp phun cát

Chương 11: Máy làm ruột bằng phương pháp thổi và bắn cát

Chương 12: Thiết bị bổ trợ làm khuôn, ráp, rót khuôn - dây chuyền đúc.

Phần 3: Cơ khí hoá và tự động hoá bộ phận chuẩn bị và nấu luyện hợp kim đúc

Chương 13: Mặt bằng công nghê kho liệu và phân xưởng nấu

Chương 14: Thiết bị công nghệ trong phân xưởng nấu rót hợp kim đúc.

Phần 4: Cơ khí hoá và tự động hoá phá khuôn, làm sạch vật đúc và môi trường sản xuất

Chương 15: Thiết bị phá khuôn và ruột

Chương 16: Thiết bị cắt đậu, làm sạch vật và hoàn thiện vật đúc

Chương 17: Thiết bị làm sạch môi trường trong sản xuất đúc.












"Thiết Bị Đúc" gắn chặt với công nghệ Đúc. Nó là phương tiện đảm bảo thực hiện có hiệu quả quá trình công nghệ trong sản xuất đúc, nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng vật đúc, đảm bảo tính ổn định, giảm thiểu tỷ lệ hỏng, tiết kiệm nguyên vật liệu và sức lao động của công nhân, bảo vệ tốt môi trường sản xuất và khu vực xung quanh. Ngày nay, khi thực hiện một công nghệ sản xuất nào đó phải nghĩ ngay đến thiết bị đi kèm. Công nghệ không có thiết bị như người đi đường không có phương tiện giao thông. Mua công nghệ tức là phải mua thiết bị công nghệ đi kèm.

Giáo trình này nhằm cung cấp cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về nguyên lý, kết cấu, cách vận hành của các loại máy, máy tổ hợp, trang thiết bị thường dùng trong xưởng đúc, biết phân tích ưu khuyết điểm từng loại để lựa chọn thiết bị thích hợp khi lập dự án cải tạo hay thiết kế xây dựng xường đúc mới.

Giáo trình cũng cung cấp cho sinh viên một số hiểu biết về lý thuyết, cách tính toán một số chi tiết, cơ cấu chính của một số máy chuyên dụng, nhằm khi ra công tác, nếu cần, họ có thể dựa vào đó, phối hợp với các kiến thức đã học về các môn kỹ thuật cơ sở: (chi tiết máy, nguyên lý máy, sức bền, điện tử công nghiệp, truyền động thủy khí, tin học ứng dụng...) để bảo dưỡng, sửa chữa, hiện đại hoá chúng hoặc thiết kế chế tạo các trang thiết bị phục vụ sản xuất.

Sự phát triển và hoàn thiện hoá công nghiệp chế tạo máy đòi hỏi phải phát triển và hoàn thiện hoá sản xuất đúc, vì vật đúc chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng khối lượng của máy móc. Ngoài ra, chất lượng và tuổi thọ của máy móc phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của vật đúc.

Khối lượng sản xuất đúc trong ngành chế tạo máy rất lớn, nhưng điều kiện lao động lại rất vất vả, nặng nhọc: bụi bặm, nóng bức, độc hại, khối lượng vận chuyển lớn...

Trên thế giới: cơ khí hoá và tự động hoá sản xuất đúc trên thế giới mới bắt đầu khoảng trên một thế kỷ trước đây. Ban đầu chỉ có những máy làm khuôn thô sơ dầm chặt bằng tay; các máy nâng đơn giản đưa liệu vào lò đứng. Nói chung, vào đầu thế kỷ 20, mức độ cơ khí hoá sản xuất đúc ở hầu hết các nước trên thế giới đều đang ở mức độ thấp. Đặc trưng của giai đoạn này là sử dụng các máy làm khuôn dầm chặt bằng tay, rất hiếm dùng cơ cấu ép thủy lực. Khâu chuẩn bị hỗn hợp khuôn sử dụng các máy móc đơn giản; làm sạch vật đúc bằng thiết bị phun cát.

Ở nước ta: chúng ta có thể tự hào về những chiếc trống cổ Đông Sơn, những mũi tên đồng ở thành Cổ Loa... Nó chứng tỏ ông cha ta rất tài ba trong lĩnh vực này. Công nghệ sản xuất đó mang nặng tính nghệ thuật, thủ công được các nghệ nhân, thợ thủ công tài hoa giàu kinh nghiệm truyền lại, hầu như còn nguyên vẹn, tới tận ngày nay tại một số làng nghề ở Huế, Nam Định và một số nơi khác. Tuy nhiên, sản xuất đúc công nghiệp chỉ mới được quan tâm phát triển từ sau cách mạng tháng tám 1945...

NỘI DUNG:

Phần mở đầu: Những khái niệm chung

Phần 1: Thiết bị chế biến vật liệu khuôn và chuẩn bị hỗn hợp khuôn

Chương 1: Thiết bị sơ chế cát tươi

Chương 2: Thiết bị chế biến than và sét bột

Chương 3: Thiết bị xử lý cát cũ

Chương 4: Thiết bị chuẩn bị hỗn hợp khuôn

Chương 5: Thiết bị vận chuyển trong bộ phận chuẩn bị hỗn hợp khuôn

Chương 6: Các trang bị phụ trợ khác.

Phần 2: Máy và trang thiết bị chế tạo khuôn và ruột

Chương 7: Những khái niệm chung

Chương 8: Máy làm khuôn bằng phương pháp ép

Chương 9: Máy dằn làm khuôn

Chương 10: Máy làm khuôn bằng phương pháp phun cát

Chương 11: Máy làm ruột bằng phương pháp thổi và bắn cát

Chương 12: Thiết bị bổ trợ làm khuôn, ráp, rót khuôn - dây chuyền đúc.

Phần 3: Cơ khí hoá và tự động hoá bộ phận chuẩn bị và nấu luyện hợp kim đúc

Chương 13: Mặt bằng công nghê kho liệu và phân xưởng nấu

Chương 14: Thiết bị công nghệ trong phân xưởng nấu rót hợp kim đúc.

Phần 4: Cơ khí hoá và tự động hoá phá khuôn, làm sạch vật đúc và môi trường sản xuất

Chương 15: Thiết bị phá khuôn và ruột

Chương 16: Thiết bị cắt đậu, làm sạch vật và hoàn thiện vật đúc

Chương 17: Thiết bị làm sạch môi trường trong sản xuất đúc.











M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: