Nghiên cứu thực trạng viêm nha chu ở người cao tuổi và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân đến khám ngoại trú tại bệnh viện Quận Thủ Đức năm 2017


Từ nửa cuối thế kỷ 20, sự thành công của các chương trình Y tế Cộng đồng và những tiến bộ được thực hiện trong y học đã làm gia tăng đáng kể tuổi thọ ở các nước trên thế giới [61]. Tuổi thọ bình quân của thế giới đã tăng thêm 20 năm, dự kiến đạt mức 67,2 tuổi năm 2010 và 75,4 tuổi vào năm 2050. Dự báo trong giai đoạn 2005-2050, một nửa lượng dân số gia tăng là do tăng số người trên 60 tuổi (60+). Các nước đang phát triển sẽ là nơi có tỉ lệ người cao tuổi tăng cao nhất và nhanh nhất, theo dự báo số người cao tuổi ở khu vực này sẽ tăng gấp 4 lần trong vòng 50 năm tới. Tốc độ già hóa tại các nước đang phát triển ngày càng nhanh hơn tại các nước phát triển (ví dụ Pháp mất khoảng 75 năm còn ở Singapore chỉ mất 19 năm) [11].

Việt Nam cũng bước vào giai đoạn “dân số già” từ năm 2017 cho đến nay. Tỷ lệ người cao tuổi (60+) trong tổng dân số đã tăng từ 6,9% năm 1979 lên 9,45% năm 2007, xấp xỉ ngưỡng dân số già theo qui định của thế giới. Tỷ lệ này dự kiến là 11,24% vào năm 2020 và sẽ tăng lên tới 28,5% năm 2050. Nếu nhìn toàn bộ thời kỳ từ 1979 đến 2007, dân số tăng lên 1,61 lần còn dân số cao tuổi tăng 2,17 lần. Tốc độ già hoá của dân số nước ta khoảng 35 năm (tỷ lệ người cao tuổi từ 7% năm 1990 tăng lên 14% năm 2025) [11].
Cùng với sự phát triển về kinh tế, xã hội của đất nước, phần lớn người cao tuổi (NCT) có cuộc sống ổn định về vật chất, tinh thần. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận người cao tuổi đang phải lao động kiếm sống, sống cô đơn và đối mặt với nhiều nguy cơ bất lợi cho sức khỏe. Người cao tuổi Việt Nam hiện nay có tỷ lệ ốm đau cao, tình trạng khỏe mạnh thấp [5]. Vì vậy, việc chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi đối với ngành y tế nói chung, và chăm sóc sức khoẻ răng miệng cho người cao tuổi của ngành Răng Hàm Mặt nói riêng là một vấn đề cấp thiết. Mặc dù có nhiều nỗ lực trong phòng chống và nâng cao sức khỏe răng miệng nhưng hiện nay bệnh nha chu vẫn chiếm tỷ lệ cao trong dân số người cao tuổi. Trong vài thập niên gần đây, các nghiên cứu về tình trạng sức khỏe răng miệng (SKRM) ở NCT được tiến hành ngày một nhiều, kết quả đều cho thấy bệnh nha chu là một trong những bệnh phổ biến có tỷ lệ và số trung bình mắc rất cao và được coi là nguyên nhân chính dẫn tới mất răng ở NCT [4], [12]. Theo nghiên cứu của MS Hopcraft (2015) trên dân số người Úc cho thấy tỷ lệ mắc bệnh nha chu ở nhóm người từ 55–74 tuổi chiếm 23,7%, trên 75 tuổi là 26,0% [40]. Ở Chile, nghiên cứu của Viviana (2017) cho thấy tỷ lệ người dân trên 65 tuổi mắc bệnh nha chu là 98% [72]. Tại nước ta, theo nghiên cứu của Phạm Vũ Anh Thụy và Nguyễn Quang Tâm (2018) ở nhóm dân số trên 60 tuổi tại 3 bệnh xá ở Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy mỗi người trung bình có 7.68 ± 4.55 răng chảy máu nướu, tỷ lệ có túi nha chu chiếm 26,2% trong đó túi trên 7mm chiếm 9,5% [57]. Bệnh nha chu là một bệnh tiến triển phức tạp có nhiều yếu tố liên quan như tuổi, giới tính, hút thuốc lá, đái tháo đường, béo phì, thiếu vitamin D (Genco RJ, 2013; Yousef AA, 2014) [36], [76] khiến bệnh nhân dễ mắc bệnh cũng như làm bệnh nặng thêm. Các yếu tố này cũng ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh. Để giải quyết triệt để bệnh nha chu cũng như dự phòng thì việc tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh là cần thiết để đưa ra được những khuyến cáo hữu ích nhằm phục vụ tốt hơn công tác chăm sóc sức khoẻ răng miệng cho người cao tuổi.
Ở Việt Nam, những nghiên cứu chuyên sâu về bệnh nha chu ở người cao tuổi còn ít, hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào về tình trạng sức khỏe nha chu người cao tuổi trên địa bàn quận Thủ Đức. Việc nghiên cứu, đánh giá tình trạng bệnh nha chu sẽ góp phần cung cấp thông tin đầy đủ cho việc xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trên địa bàn quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu thực trạng bệnh nha chu ở người cao tuổi và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân đến khám ngoại trú tại Bệnh viện Quận Thủ Đức năm 2017” nhằm hai mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ bệnh nha chu ở bệnh nhân người cao tuổi đến khám ngoại trú tại Bệnh viện Quận Thủ Đức năm 2017.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng mắc bệnh nha chu ở đối tượng nghiên cứu.

NỘI DUNG:

DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI CAO TUỔI VÀ NHỮNG BIẾN ĐỔI SINH LÝ 3
1.2. BỆNH NHA CHU Ở NGƯỜI CAO TUỔI 4
1.3. NHỮNG YẾU TỔ NGUY CƠ CỦA BỆNH NHA CHU 13
1.4. CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ BỆNH NHA CHU TRONG NGHIÊN CỨU 17
1.4. NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH VIÊM NHA CHU Ở NGƯỜI CAO TUỔI TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 22
1.5. GIỚI THIỆU KHOA RĂNG HÀM MẶT BỆNH VIỆN QUẬN THỦ ĐỨC 25
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 27
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.3. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU 42
2.4. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC 43
CHƯƠNG 3 kẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 45
3.1. TỶ LỆ BỆNH NHA CHU Ở BỆNH NHÂN NGƯỜI CAO TUỔI ĐẾN KHÁM NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN QUẬN THỦ ĐỨC NĂM 2017 45
3.2. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN MẮC BỆNH NHA CHU 62
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 12
4.1. TỶ LỆ BỆNH NHA CHU Ở BỆNH NHÂN NGƯỜI CAO TUỔI ĐẾN KHÁM NGOẠI TRÚ TẠI BV QUẬN THỦ ĐỨC NĂM 2017 72
4.2. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH NHA CHU 83
KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC







Từ nửa cuối thế kỷ 20, sự thành công của các chương trình Y tế Cộng đồng và những tiến bộ được thực hiện trong y học đã làm gia tăng đáng kể tuổi thọ ở các nước trên thế giới [61]. Tuổi thọ bình quân của thế giới đã tăng thêm 20 năm, dự kiến đạt mức 67,2 tuổi năm 2010 và 75,4 tuổi vào năm 2050. Dự báo trong giai đoạn 2005-2050, một nửa lượng dân số gia tăng là do tăng số người trên 60 tuổi (60+). Các nước đang phát triển sẽ là nơi có tỉ lệ người cao tuổi tăng cao nhất và nhanh nhất, theo dự báo số người cao tuổi ở khu vực này sẽ tăng gấp 4 lần trong vòng 50 năm tới. Tốc độ già hóa tại các nước đang phát triển ngày càng nhanh hơn tại các nước phát triển (ví dụ Pháp mất khoảng 75 năm còn ở Singapore chỉ mất 19 năm) [11].

Việt Nam cũng bước vào giai đoạn “dân số già” từ năm 2017 cho đến nay. Tỷ lệ người cao tuổi (60+) trong tổng dân số đã tăng từ 6,9% năm 1979 lên 9,45% năm 2007, xấp xỉ ngưỡng dân số già theo qui định của thế giới. Tỷ lệ này dự kiến là 11,24% vào năm 2020 và sẽ tăng lên tới 28,5% năm 2050. Nếu nhìn toàn bộ thời kỳ từ 1979 đến 2007, dân số tăng lên 1,61 lần còn dân số cao tuổi tăng 2,17 lần. Tốc độ già hoá của dân số nước ta khoảng 35 năm (tỷ lệ người cao tuổi từ 7% năm 1990 tăng lên 14% năm 2025) [11].
Cùng với sự phát triển về kinh tế, xã hội của đất nước, phần lớn người cao tuổi (NCT) có cuộc sống ổn định về vật chất, tinh thần. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận người cao tuổi đang phải lao động kiếm sống, sống cô đơn và đối mặt với nhiều nguy cơ bất lợi cho sức khỏe. Người cao tuổi Việt Nam hiện nay có tỷ lệ ốm đau cao, tình trạng khỏe mạnh thấp [5]. Vì vậy, việc chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi đối với ngành y tế nói chung, và chăm sóc sức khoẻ răng miệng cho người cao tuổi của ngành Răng Hàm Mặt nói riêng là một vấn đề cấp thiết. Mặc dù có nhiều nỗ lực trong phòng chống và nâng cao sức khỏe răng miệng nhưng hiện nay bệnh nha chu vẫn chiếm tỷ lệ cao trong dân số người cao tuổi. Trong vài thập niên gần đây, các nghiên cứu về tình trạng sức khỏe răng miệng (SKRM) ở NCT được tiến hành ngày một nhiều, kết quả đều cho thấy bệnh nha chu là một trong những bệnh phổ biến có tỷ lệ và số trung bình mắc rất cao và được coi là nguyên nhân chính dẫn tới mất răng ở NCT [4], [12]. Theo nghiên cứu của MS Hopcraft (2015) trên dân số người Úc cho thấy tỷ lệ mắc bệnh nha chu ở nhóm người từ 55–74 tuổi chiếm 23,7%, trên 75 tuổi là 26,0% [40]. Ở Chile, nghiên cứu của Viviana (2017) cho thấy tỷ lệ người dân trên 65 tuổi mắc bệnh nha chu là 98% [72]. Tại nước ta, theo nghiên cứu của Phạm Vũ Anh Thụy và Nguyễn Quang Tâm (2018) ở nhóm dân số trên 60 tuổi tại 3 bệnh xá ở Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy mỗi người trung bình có 7.68 ± 4.55 răng chảy máu nướu, tỷ lệ có túi nha chu chiếm 26,2% trong đó túi trên 7mm chiếm 9,5% [57]. Bệnh nha chu là một bệnh tiến triển phức tạp có nhiều yếu tố liên quan như tuổi, giới tính, hút thuốc lá, đái tháo đường, béo phì, thiếu vitamin D (Genco RJ, 2013; Yousef AA, 2014) [36], [76] khiến bệnh nhân dễ mắc bệnh cũng như làm bệnh nặng thêm. Các yếu tố này cũng ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh. Để giải quyết triệt để bệnh nha chu cũng như dự phòng thì việc tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh là cần thiết để đưa ra được những khuyến cáo hữu ích nhằm phục vụ tốt hơn công tác chăm sóc sức khoẻ răng miệng cho người cao tuổi.
Ở Việt Nam, những nghiên cứu chuyên sâu về bệnh nha chu ở người cao tuổi còn ít, hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào về tình trạng sức khỏe nha chu người cao tuổi trên địa bàn quận Thủ Đức. Việc nghiên cứu, đánh giá tình trạng bệnh nha chu sẽ góp phần cung cấp thông tin đầy đủ cho việc xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trên địa bàn quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu thực trạng bệnh nha chu ở người cao tuổi và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân đến khám ngoại trú tại Bệnh viện Quận Thủ Đức năm 2017” nhằm hai mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ bệnh nha chu ở bệnh nhân người cao tuổi đến khám ngoại trú tại Bệnh viện Quận Thủ Đức năm 2017.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng mắc bệnh nha chu ở đối tượng nghiên cứu.

NỘI DUNG:

DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI CAO TUỔI VÀ NHỮNG BIẾN ĐỔI SINH LÝ 3
1.2. BỆNH NHA CHU Ở NGƯỜI CAO TUỔI 4
1.3. NHỮNG YẾU TỔ NGUY CƠ CỦA BỆNH NHA CHU 13
1.4. CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ BỆNH NHA CHU TRONG NGHIÊN CỨU 17
1.4. NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH VIÊM NHA CHU Ở NGƯỜI CAO TUỔI TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 22
1.5. GIỚI THIỆU KHOA RĂNG HÀM MẶT BỆNH VIỆN QUẬN THỦ ĐỨC 25
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 27
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.3. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU 42
2.4. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC 43
CHƯƠNG 3 kẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 45
3.1. TỶ LỆ BỆNH NHA CHU Ở BỆNH NHÂN NGƯỜI CAO TUỔI ĐẾN KHÁM NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN QUẬN THỦ ĐỨC NĂM 2017 45
3.2. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN MẮC BỆNH NHA CHU 62
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 12
4.1. TỶ LỆ BỆNH NHA CHU Ở BỆNH NHÂN NGƯỜI CAO TUỔI ĐẾN KHÁM NGOẠI TRÚ TẠI BV QUẬN THỦ ĐỨC NĂM 2017 72
4.2. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH NHA CHU 83
KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC






M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: