SKKN KINH NGHIỆM - GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC


I. Lý do chọn đề tài:

Bất cứ một ai khi đã chọn nghành nghề cho mình thì đều đã xác định cái đích mình cần đạt đến. Cũng như mọi ngành nghề khác, khi đã chọn nghề dạy học gắn bó với cả cuộc đời mình có nghĩa là người thầy đã sẵn sàng đón nhận bất cứ đối tượng học sinh nào để dạy dỗ các em đó trở thành người có đức có tài.

Đối tượng học sinh cấp Tiểu học ở những độ tuổi khác nhau và nhiều dạng khác nhau. Trong đối tượng học sinh nàu có một dạng gọi là học sinh cá biệt. Đó là loại học sinh luôn tạo ra nhiều sự phiền hà và bận rộn hơn cả cho người thầy. Đối với loại học sinh này, không phải khi nào người thầy cũng thành công trong quá trình giáo dục.
Theo tôi, muốn đạt hiệu quả trong việc giáo dục học sinh cá biệt, đặc biệt trong lứa tuổi này, người thầy cần phải hiểu rõ một số vấn đề mà tôi cho rằng nó là cơ sở để tạo nên sự thành công trong việc giáo dục ấy, đó là:
- Người thầy phải xác định một cách đúng đắn vị trí, mối quan hệ giữa thầy và trò trong hoạt động dạy và học.
- Sự tác động của gia đình, xã hội đối với lứa tuổi này.
- Sự thay đổi về tâm lý lứa tuổi.
II. Những cơ sở để tạo nên sự thành công trong quá trình giáo dục học sinh cá biệt
1. Người thầy phải xác định rõ vị trí và mối quan hệ thầy trò trong quá trình hoạt động dạy và học.
Người thầy giáo trong quá trình thực hiện việc giáo dục bao giờ cũng xuất hiện với tư cách là tác nhân, còn học sinh xuất hiện với tư cách là chủ thể được giáo dục. Vai trò của học sinh luôn được đề cao, chúng hoàn toàn chủ động trong mọi công việc từ nhận thức, tư duy đến thái độ, hành vi và hoạt động của chúng trong quá trình được giáo dục. Thầy chính là người cố vấn, là người định hướng dẫn dắt, chỉ bảo cho trò có được những nhận thức, tư duy và hành vi thích hợp đúng đắn.
2. Sự tác động của gia đình và xã hội
Tục ngữ có câu: “Cha nào con nấy” , chúng ta đều biết rằng con trẻ là dấu ấn của mỗi một gia đình. Nhân cách cũng như sự giáo dục của chúng trong giai đoạn này đang hình thành nên việc chúng chịu những tác động của người xung quanh nhất là những người thường xuyên gần gũi chúng rất quan trọng. Nên ngoài việc chịu tác động giáo dục của nhà trường thì học sinh còn tác động giáo dục của cha mẹ chúng, của xã hội. Tất nhiên ta cũng không thể phủ nhận những trường hợp “nẩy nòi”, theo kiểu “cha mẹ sinh con trời sinh tính”. Chỉ mới thế thôi cũng đủ để chúng ta nhận thấy rằng tính cách của học sinh còn chịu tác động từ rất nhiều mối quan hệ trong gia đình và xã hội.

Tài liệu này do thành viên có TK Facebook (Đào Dịu) sưu tầm và đóng góp cho thư viện. Thay mặt BQT EBOOKBKMT mình xin chân thành cảm ơn bạn rất nhiều :)

Mọi đóng góp cho thư viện, các bạn hoàn toàn có thể gửi trực tiếp về email của Admin nguyenphihung1009@gmail.com hoặc inbox qua Facebook https://www.facebook.com/Congdongkythuatcodienvietnam.VMTC/.

Thân!

LINK DOWNLOAD


I. Lý do chọn đề tài:

Bất cứ một ai khi đã chọn nghành nghề cho mình thì đều đã xác định cái đích mình cần đạt đến. Cũng như mọi ngành nghề khác, khi đã chọn nghề dạy học gắn bó với cả cuộc đời mình có nghĩa là người thầy đã sẵn sàng đón nhận bất cứ đối tượng học sinh nào để dạy dỗ các em đó trở thành người có đức có tài.

Đối tượng học sinh cấp Tiểu học ở những độ tuổi khác nhau và nhiều dạng khác nhau. Trong đối tượng học sinh nàu có một dạng gọi là học sinh cá biệt. Đó là loại học sinh luôn tạo ra nhiều sự phiền hà và bận rộn hơn cả cho người thầy. Đối với loại học sinh này, không phải khi nào người thầy cũng thành công trong quá trình giáo dục.
Theo tôi, muốn đạt hiệu quả trong việc giáo dục học sinh cá biệt, đặc biệt trong lứa tuổi này, người thầy cần phải hiểu rõ một số vấn đề mà tôi cho rằng nó là cơ sở để tạo nên sự thành công trong việc giáo dục ấy, đó là:
- Người thầy phải xác định một cách đúng đắn vị trí, mối quan hệ giữa thầy và trò trong hoạt động dạy và học.
- Sự tác động của gia đình, xã hội đối với lứa tuổi này.
- Sự thay đổi về tâm lý lứa tuổi.
II. Những cơ sở để tạo nên sự thành công trong quá trình giáo dục học sinh cá biệt
1. Người thầy phải xác định rõ vị trí và mối quan hệ thầy trò trong quá trình hoạt động dạy và học.
Người thầy giáo trong quá trình thực hiện việc giáo dục bao giờ cũng xuất hiện với tư cách là tác nhân, còn học sinh xuất hiện với tư cách là chủ thể được giáo dục. Vai trò của học sinh luôn được đề cao, chúng hoàn toàn chủ động trong mọi công việc từ nhận thức, tư duy đến thái độ, hành vi và hoạt động của chúng trong quá trình được giáo dục. Thầy chính là người cố vấn, là người định hướng dẫn dắt, chỉ bảo cho trò có được những nhận thức, tư duy và hành vi thích hợp đúng đắn.
2. Sự tác động của gia đình và xã hội
Tục ngữ có câu: “Cha nào con nấy” , chúng ta đều biết rằng con trẻ là dấu ấn của mỗi một gia đình. Nhân cách cũng như sự giáo dục của chúng trong giai đoạn này đang hình thành nên việc chúng chịu những tác động của người xung quanh nhất là những người thường xuyên gần gũi chúng rất quan trọng. Nên ngoài việc chịu tác động giáo dục của nhà trường thì học sinh còn tác động giáo dục của cha mẹ chúng, của xã hội. Tất nhiên ta cũng không thể phủ nhận những trường hợp “nẩy nòi”, theo kiểu “cha mẹ sinh con trời sinh tính”. Chỉ mới thế thôi cũng đủ để chúng ta nhận thấy rằng tính cách của học sinh còn chịu tác động từ rất nhiều mối quan hệ trong gia đình và xã hội.

Tài liệu này do thành viên có TK Facebook (Đào Dịu) sưu tầm và đóng góp cho thư viện. Thay mặt BQT EBOOKBKMT mình xin chân thành cảm ơn bạn rất nhiều :)

Mọi đóng góp cho thư viện, các bạn hoàn toàn có thể gửi trực tiếp về email của Admin nguyenphihung1009@gmail.com hoặc inbox qua Facebook https://www.facebook.com/Congdongkythuatcodienvietnam.VMTC/.

Thân!

LINK DOWNLOAD

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: