Các phương pháp xếp đống kho than, kho phụ gia và kho tròn trong nhà máy sản xuất xi măng


A. Các kho xếp theo chiều dọc:

Những phương pháp xếp đống phổ biến nhất thường dùng là Chevron, Windrow và theo hình nón. Về cơ bản, những phương pháp này bao gồm xếp một số lượng lớn các lớp mỏng, lớp này chồng lên lớp kia theo chiều dọc của đống.


1. Phương pháp Chevron

Hình 1
Theo phương pháp Chevron, vật liệu được rải xuống bởi một máy xếp đống chuyển động qua lại trên đường tâm của của đống vật liệu. 
Phương pháp Chevron (hình 1), đảm bảo việc tách vật liệu được xác định rõ, hạt mịn ở giữa đống và hạt thô ở trên bề mặt và ở đáy đống. Để đảm bảo việc pha trộn thực hiện chính xác, đống vật liệu theo kiểu Chevron do đó phải được rút liệu từ cuối đống, chuyển động qua toàn bộ thiết diện (từ bên này sang bên kia).



2. Phương pháp Windrow

Hình 2a

Theo phương pháp Windrow, vật liệu được rải xuống từ một số vị trí trên toàn bộ chiều rộng của đống (hình 2a). Phương pháp đồng nhất không có tường (Windrow) ngăn ngừa sự phân chia các hạt có kích cỡ khác nhau và đảm bảo đều hơn sự phân phối các hạt mịn và hạt thô trong đống vật liệu. 
Phương pháp Windrow được ưa dùng hơn trong các trường hợp máy rút liệu chỉ hoạt động trên một phần kế tiếp nhau của thiết diện đống hoặc trong các trường hợp việc chia tách các hạt có kích cỡ khác nhau nên nền luống (open pile base) không thể chấp nhận được điều thường thấy ở các kho than, hình 2b.

Hình 2b

Ngoài phương pháp Chevron và Windrow, còn có vài hệ thống xếp đống khác, tuy nhiên nó không ưu việt bằng vì hiệu quả đồng nhất thấp. 



3. Phương pháp cone shell

Hình 3

Phương pháp xếp kiểu lớp vỏ hình nón (cone shell), hình 3 thường được dùng trong các trường hợp việc đồng nhất là không cần thiết. Đống được hình thành bằng việc rải vật liệu theo hình nón từ một vị trí cố định. 

Khi đống vật liệu hình nón này đầy, quá trình rải vật liệu chuyển tới một vị trí khác và một đống hình nón mới được hình thành tựa trên lớp vỏ hình nón đầu tiên. Quá trình này tiếp tục theo chiều dọc của kho cho đến khi đống vật liệu đầy. Nếu không có yêu cầu đồng nhất, phương pháp tạo lớp hình nón này thường được dùng cho xếp đống.

B. Kho dự trữ theo hình tròn. 

Hình 4

Trong các kho dự trữ theo hình tròn, xếp đống liên tục kiểu Chevron là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất. Kho xếp theo kiểu hình tròn, hình 4 có một nền hình tròn với một đống được xếp liên tục tại một đầu và đươc rút liệu tại đầu kia. Quá trình xếp đống được thực hiện theo một cung hình quạt – thường là 120o. Cùng với mỗi chuyển động quét tương ứng với một lớp vật liệu, toàn bộ hình quạt chuyển động tiến lên trước khoảng nửa độ.





Chúc các bạn thành công!


A. Các kho xếp theo chiều dọc:

Những phương pháp xếp đống phổ biến nhất thường dùng là Chevron, Windrow và theo hình nón. Về cơ bản, những phương pháp này bao gồm xếp một số lượng lớn các lớp mỏng, lớp này chồng lên lớp kia theo chiều dọc của đống.


1. Phương pháp Chevron

Hình 1
Theo phương pháp Chevron, vật liệu được rải xuống bởi một máy xếp đống chuyển động qua lại trên đường tâm của của đống vật liệu. 
Phương pháp Chevron (hình 1), đảm bảo việc tách vật liệu được xác định rõ, hạt mịn ở giữa đống và hạt thô ở trên bề mặt và ở đáy đống. Để đảm bảo việc pha trộn thực hiện chính xác, đống vật liệu theo kiểu Chevron do đó phải được rút liệu từ cuối đống, chuyển động qua toàn bộ thiết diện (từ bên này sang bên kia).



2. Phương pháp Windrow

Hình 2a

Theo phương pháp Windrow, vật liệu được rải xuống từ một số vị trí trên toàn bộ chiều rộng của đống (hình 2a). Phương pháp đồng nhất không có tường (Windrow) ngăn ngừa sự phân chia các hạt có kích cỡ khác nhau và đảm bảo đều hơn sự phân phối các hạt mịn và hạt thô trong đống vật liệu. 
Phương pháp Windrow được ưa dùng hơn trong các trường hợp máy rút liệu chỉ hoạt động trên một phần kế tiếp nhau của thiết diện đống hoặc trong các trường hợp việc chia tách các hạt có kích cỡ khác nhau nên nền luống (open pile base) không thể chấp nhận được điều thường thấy ở các kho than, hình 2b.

Hình 2b

Ngoài phương pháp Chevron và Windrow, còn có vài hệ thống xếp đống khác, tuy nhiên nó không ưu việt bằng vì hiệu quả đồng nhất thấp. 



3. Phương pháp cone shell

Hình 3

Phương pháp xếp kiểu lớp vỏ hình nón (cone shell), hình 3 thường được dùng trong các trường hợp việc đồng nhất là không cần thiết. Đống được hình thành bằng việc rải vật liệu theo hình nón từ một vị trí cố định. 

Khi đống vật liệu hình nón này đầy, quá trình rải vật liệu chuyển tới một vị trí khác và một đống hình nón mới được hình thành tựa trên lớp vỏ hình nón đầu tiên. Quá trình này tiếp tục theo chiều dọc của kho cho đến khi đống vật liệu đầy. Nếu không có yêu cầu đồng nhất, phương pháp tạo lớp hình nón này thường được dùng cho xếp đống.

B. Kho dự trữ theo hình tròn. 

Hình 4

Trong các kho dự trữ theo hình tròn, xếp đống liên tục kiểu Chevron là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất. Kho xếp theo kiểu hình tròn, hình 4 có một nền hình tròn với một đống được xếp liên tục tại một đầu và đươc rút liệu tại đầu kia. Quá trình xếp đống được thực hiện theo một cung hình quạt – thường là 120o. Cùng với mỗi chuyển động quét tương ứng với một lớp vật liệu, toàn bộ hình quạt chuyển động tiến lên trước khoảng nửa độ.





Chúc các bạn thành công!

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: