LUẬN VĂN - Cơ chế hình thành cái “tôi” chấn thương trong tiểu thuyết “Khởi sinh của cô độc” (Paul Auster)


1.1. Phạm trù cái “tôi” vốn luôn được xem xét trong không gian của thế giới riêng
 tư, một thế giới ẩn sâu chất chứa những nỗi niềm và cá tính khu biệt. Trong văn chương, cái “tôi”chính là cốt lõi của sự sáng tạo, là đáp số mà kẻ viết và người đọc đều muốn đi tìm. Tuy nhiên, nhà văn trên con đường tìm kiếm và xác lập chính mình cũng cần chấp nhận sự tạm lãng quên bản thân để đại diện cho những giá trị phổ quát và vững bền. Bởi thế, mặc dù thuộc sở hữu của riêng mỗi cá nhân, cái “tôi” vẫn luôn cất tiếng nói đại diện cho thời đại, cho nhân loại. Và đằng sau sự thể hiện, sự phô diễn cái “tôi” luôn là cả một thế giới bị bỏ ngỏ. Thế giới ấy bao gồm những yếu tố đã trở thành động lực, thành cơ sở để con người tự ý thức về mình trong mối dây liên hệ vô tận. Nghiên cứu cơ chế hình thành cái “tôi” chính là đi truy nguyên nguồn gốc, đi tìm nguyên cớ bản chất nhất để cái “tôi” trong tác phẩm được nảy sinh, được phát triển và hoàn thiện.
1.2. Cái “tôi” chấn thương là một trong những vấn đề nổi bật của văn chương hậu
hiện đại, là đề tài đang được giới nghiên cứu, phê bình quan tâm. Cũng như phạm trù cái “tôi”, cái “tôi” chấn thương tự mang trong mình nhiều nhân tố thúc đẩy, hình thành phức tạp. Cốt lõi của nó là sự tổng hòa nhiều phương diện liên quan như tâm lý, văn hóa, xã hội, văn chương. Đặc biệt, cái “tôi” chấn thương tìm thấy mình trong các hình thức văn chương của ký ức và tự thuật. Việc nghiên cứu cái “tôi” chấn thương trong các tác phẩm tự truyện vì thế cũng chính là con đường nhìn ra các giá trị lịch sử, văn hóa, văn chương cũng như các vấn đề của nhân loại, của thời đại.
1.3. Paul Auster ( 1947) là một đại diện nổi bật của văn chương hậu hiện đại Mỹ.
 Đồng thời, ông cũng thuộc thế hệ tiếp nối của dòng văn chương Do Thái – Mỹ (Jewish American literature). Sau nhiều năm làm công việc phê bình và dịch thuật, ông bắt đầu sự nghiệp viết văn bằng tiểu thuyết tự truyện đầu tay “Sự phát minh của cô độc” (The invention of solitude). Tác phẩm đã giúp Auster để lại một ấn tượng về một nhà văn pha trộn nhiều đặc điểm văn hóa thú vị. Đặc biệt, các yếu tố đời thường của ông được đưa vào làm chất liệu sáng tạo tác phẩm đã tạo nên một hướng tiếp cận tiểu thuyết đầy thú vị xuất phát từ những ảnh hưởng tâm lý, văn hóa, xã hội,... xung quanh nhà văn. Nghiên cứu tìm hiểu các yếu tố trong tác phẩm, trong đó có cái “tôi” - phạm trù tổng hợp những phẩm chất văn hóa, tính cách con người Paul Auster chính là một con đường khai thác, tìm hiểu tác phẩm một cách khá toàn diện.



Tài liệu này do thành viên có TK Facebook (Linhh Tâmm) sưu tầm và đóng góp cho thư viện. Thay mặt BQT EBOOKBKMT mình xin chân thành cảm ơn bạn rất nhiều :)

Mọi đóng góp cho thư viện, các bạn hoàn toàn có thể gửi trực tiếp về email của Admin nguyenphihung1009@gmail.com hoặc inbox qua Facebook https://www.facebook.com/Congdongkythuatcodienvietnam.VMTC/.

Thân!

LINK DOWNLOAD


1.1. Phạm trù cái “tôi” vốn luôn được xem xét trong không gian của thế giới riêng
 tư, một thế giới ẩn sâu chất chứa những nỗi niềm và cá tính khu biệt. Trong văn chương, cái “tôi”chính là cốt lõi của sự sáng tạo, là đáp số mà kẻ viết và người đọc đều muốn đi tìm. Tuy nhiên, nhà văn trên con đường tìm kiếm và xác lập chính mình cũng cần chấp nhận sự tạm lãng quên bản thân để đại diện cho những giá trị phổ quát và vững bền. Bởi thế, mặc dù thuộc sở hữu của riêng mỗi cá nhân, cái “tôi” vẫn luôn cất tiếng nói đại diện cho thời đại, cho nhân loại. Và đằng sau sự thể hiện, sự phô diễn cái “tôi” luôn là cả một thế giới bị bỏ ngỏ. Thế giới ấy bao gồm những yếu tố đã trở thành động lực, thành cơ sở để con người tự ý thức về mình trong mối dây liên hệ vô tận. Nghiên cứu cơ chế hình thành cái “tôi” chính là đi truy nguyên nguồn gốc, đi tìm nguyên cớ bản chất nhất để cái “tôi” trong tác phẩm được nảy sinh, được phát triển và hoàn thiện.
1.2. Cái “tôi” chấn thương là một trong những vấn đề nổi bật của văn chương hậu
hiện đại, là đề tài đang được giới nghiên cứu, phê bình quan tâm. Cũng như phạm trù cái “tôi”, cái “tôi” chấn thương tự mang trong mình nhiều nhân tố thúc đẩy, hình thành phức tạp. Cốt lõi của nó là sự tổng hòa nhiều phương diện liên quan như tâm lý, văn hóa, xã hội, văn chương. Đặc biệt, cái “tôi” chấn thương tìm thấy mình trong các hình thức văn chương của ký ức và tự thuật. Việc nghiên cứu cái “tôi” chấn thương trong các tác phẩm tự truyện vì thế cũng chính là con đường nhìn ra các giá trị lịch sử, văn hóa, văn chương cũng như các vấn đề của nhân loại, của thời đại.
1.3. Paul Auster ( 1947) là một đại diện nổi bật của văn chương hậu hiện đại Mỹ.
 Đồng thời, ông cũng thuộc thế hệ tiếp nối của dòng văn chương Do Thái – Mỹ (Jewish American literature). Sau nhiều năm làm công việc phê bình và dịch thuật, ông bắt đầu sự nghiệp viết văn bằng tiểu thuyết tự truyện đầu tay “Sự phát minh của cô độc” (The invention of solitude). Tác phẩm đã giúp Auster để lại một ấn tượng về một nhà văn pha trộn nhiều đặc điểm văn hóa thú vị. Đặc biệt, các yếu tố đời thường của ông được đưa vào làm chất liệu sáng tạo tác phẩm đã tạo nên một hướng tiếp cận tiểu thuyết đầy thú vị xuất phát từ những ảnh hưởng tâm lý, văn hóa, xã hội,... xung quanh nhà văn. Nghiên cứu tìm hiểu các yếu tố trong tác phẩm, trong đó có cái “tôi” - phạm trù tổng hợp những phẩm chất văn hóa, tính cách con người Paul Auster chính là một con đường khai thác, tìm hiểu tác phẩm một cách khá toàn diện.



Tài liệu này do thành viên có TK Facebook (Linhh Tâmm) sưu tầm và đóng góp cho thư viện. Thay mặt BQT EBOOKBKMT mình xin chân thành cảm ơn bạn rất nhiều :)

Mọi đóng góp cho thư viện, các bạn hoàn toàn có thể gửi trực tiếp về email của Admin nguyenphihung1009@gmail.com hoặc inbox qua Facebook https://www.facebook.com/Congdongkythuatcodienvietnam.VMTC/.

Thân!

LINK DOWNLOAD

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: