Phong cách nghệ thuật thơ Huy Cận qua Lửa thiêng


1.1. Nghiên cứu thơ Huy Cận tức là nghiên cứu một trong những gương mặt thơ lớn của thời đại, một trong những nhà văn hóa có đóng góp đáng kể cho sự nghiệp văn học, văn hóa dân tộc Việt Nam thế kỷ XX.
Trên thi đàn Việt Nam vào những năm 1930-1945, từ phong trào Thơ mới đã xuất hiện những tài năng thơ, trong đó có Huy Cận, Xuân Diệu… Nhà phê bình văn học Hoài Thanh qua quyển Thi nhân Việt Nam đã nhận xét bước đầu về phong cách của các nhà thơ trẻ: “Tôi quyết rằng trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa bao giờ có một thời đại phong phú như thời đại này. Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu.” [128, tr. 37]

Dấu ấn phong cách thơ Huy Cận đã bắt đầu từ tập Lửa thiêng (ra đời năm 1940). Âm hưởng của tập thơ đã lan tỏa “một thời đại trong thi ca” (*tên tiểu luận của nhà phê bình Hoài Thanh, đăng trong Thi nhân Việt Nam) từ giữa thế kỷ XX đến nay.
Ngày nay, từ thế kỷ XXI, với cái nhìn mới, rộng mở chúng ta càng có cơ hội nghiên cứu thấu đáo hơn phong cách thơ đặc sắc của Huy Cận trong giai đoạn sáng tác trước Cách Mạng Tháng Tám (đặc biệt, nghiên cứu dày công về tập Lửa thiêng).
1.2. Xã hội Việt Nam đang đổi mới, chuyển biến, hội nhập thế giới. Hoạt động văn hóa nói chung đang được rộng mở. Các hoạt động lý luận, phê bình văn học nghệ thuật mới của thế giới cũng được chúng ta nghiên cứu, gạn lọc, tiếp thu trên tinh thần “học xưa vì nay”, “học ngoài vì trong”. Trong đó, có thể kể đến sự gạn lọc, tiếp thu, vận dụng ở lĩnh vực nghiên cứu văn học.
Vì vậy, vấn đề nghiên cứu phong cách thơ Huy Cận trên cơ sở lý luận tổng hợp mới có ý nghĩa cấp thiết trong việc góp phần phục vụ sự nghiệp đổi mới, phát triển văn hóa, khoa học, giáo dục nước nhà.
Từ lòng ngưỡng mộ, yêu quý thơ ca Huy Cận, đặc biệt là tập thơ Lửa thiêng (với những câu thơ từ lâu ám ảnh sâu sắc trong tâm thức người viết: Một chiếc linh hồn nhỏ: Mang mang thiên cổ sầu); thêm nữa, từ những vấn đề thú vị đặt ra ở trên trong bối cảnh mới, đã tạo động lực cho  người viết suy nghĩ, xác định và chọn lựa đề tài nghiên cứu Phong cách nghệ thuật thơ Huy Cận qua Lửa thiêng.

LINK DOWNLOAD


1.1. Nghiên cứu thơ Huy Cận tức là nghiên cứu một trong những gương mặt thơ lớn của thời đại, một trong những nhà văn hóa có đóng góp đáng kể cho sự nghiệp văn học, văn hóa dân tộc Việt Nam thế kỷ XX.
Trên thi đàn Việt Nam vào những năm 1930-1945, từ phong trào Thơ mới đã xuất hiện những tài năng thơ, trong đó có Huy Cận, Xuân Diệu… Nhà phê bình văn học Hoài Thanh qua quyển Thi nhân Việt Nam đã nhận xét bước đầu về phong cách của các nhà thơ trẻ: “Tôi quyết rằng trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa bao giờ có một thời đại phong phú như thời đại này. Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu.” [128, tr. 37]

Dấu ấn phong cách thơ Huy Cận đã bắt đầu từ tập Lửa thiêng (ra đời năm 1940). Âm hưởng của tập thơ đã lan tỏa “một thời đại trong thi ca” (*tên tiểu luận của nhà phê bình Hoài Thanh, đăng trong Thi nhân Việt Nam) từ giữa thế kỷ XX đến nay.
Ngày nay, từ thế kỷ XXI, với cái nhìn mới, rộng mở chúng ta càng có cơ hội nghiên cứu thấu đáo hơn phong cách thơ đặc sắc của Huy Cận trong giai đoạn sáng tác trước Cách Mạng Tháng Tám (đặc biệt, nghiên cứu dày công về tập Lửa thiêng).
1.2. Xã hội Việt Nam đang đổi mới, chuyển biến, hội nhập thế giới. Hoạt động văn hóa nói chung đang được rộng mở. Các hoạt động lý luận, phê bình văn học nghệ thuật mới của thế giới cũng được chúng ta nghiên cứu, gạn lọc, tiếp thu trên tinh thần “học xưa vì nay”, “học ngoài vì trong”. Trong đó, có thể kể đến sự gạn lọc, tiếp thu, vận dụng ở lĩnh vực nghiên cứu văn học.
Vì vậy, vấn đề nghiên cứu phong cách thơ Huy Cận trên cơ sở lý luận tổng hợp mới có ý nghĩa cấp thiết trong việc góp phần phục vụ sự nghiệp đổi mới, phát triển văn hóa, khoa học, giáo dục nước nhà.
Từ lòng ngưỡng mộ, yêu quý thơ ca Huy Cận, đặc biệt là tập thơ Lửa thiêng (với những câu thơ từ lâu ám ảnh sâu sắc trong tâm thức người viết: Một chiếc linh hồn nhỏ: Mang mang thiên cổ sầu); thêm nữa, từ những vấn đề thú vị đặt ra ở trên trong bối cảnh mới, đã tạo động lực cho  người viết suy nghĩ, xác định và chọn lựa đề tài nghiên cứu Phong cách nghệ thuật thơ Huy Cận qua Lửa thiêng.

LINK DOWNLOAD

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: