Luận văn thạc sĩ pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ thực tiễn tỉnh quảng nam


Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp; là địa bàn phân bổ các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh - quốc phòng; là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống. Trong nền kinh tế thị trường, đất đai còn là nguồn lực, nguồn vốn to lớn để phát triển đất nước. Chính vì tầm quan trọng đặc biệt của đất đai như vậy mà các quốc gia đều tuyên bố đất đai hoặc một phần đất đai thuộc sở hữu chung của xã hội (sở hữu nhà nước về đất đai). Ở Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.

Tuy nhiên trên thực tế, Nhà nước không trực tiếp sử dụng đất mà giao đất, cho thuê đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài (gọi chung là người sử dụng đất). Để đất đai được sử dụng tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả và phát huy được vai trò đặc biệt quan trọng của nó thì Nhà nước cần phải có cơ chế công nhận và bảo hộ quyền tài sản của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đối với đất đai thông qua việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ). Việc cấp GCNQSDĐ được ghi nhận trong Luật đất đai năm 2013 là một bảo đảm pháp lý của Nhà nước đối với người sử dụng đất [41, Khoản 2 Điều 26]. Các quy định về cấp GCNQSDĐ được xây dựng, sửa đổi, bổ sung và từng bước hoàn thiện đi liền với việc ban hành Luật đất đai năm 1993, Luật đất đai năm 2003 và Luật đất đai năm 2013 nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc cấp GCNQSDĐ cho người sử dụng đất. Dẫu vậy, bên cạnh những kết quả đạt được việc thực thi pháp luật về cấp GCNQSDĐ trên thực tế còn bộc lộ một số tồn tại như chưa hoàn thành việc cấp GCNQSDĐ trong phạm vi cả nước theo đúng kế hoạch đề ra, quy định về nộp nghĩa vụ tài chính khi cấp GCNQSDĐ chưa hợp lý v.v “Quy định thu nghĩa vụ tài chính về đất khi cấp Giấy chứng nhận (gồm tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ, lệ phí công chứng hợp đồng) còn cao, vượt quá khả năng đối với phần lớn các hộ gia đình; việc thu lệ phí trước bạ khi cấp Giấy chứng nhận lần đầu không hợp lý (như trường hợp cấp Giấy chứng nhận đất nông nghiệp, lâm nghiệp không có quyết định giao đất hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận có thay đổi diện tích do đo đạc). Một số khoản thu còn trùng lặp (vừa thu thuế thu nhập từ chuyển quyền vừa thu lệ phí công chứng hợp đồng chuyển quyền theo % giá trị nhà, đất; vừa thu lệ phí trước bạ theo % giá trị). Việc chấp hành quy định về đăng ký, cấp Giấy chứng nhận ở nhiều địa phương chưa nghiêm như yêu cầu nộp thêm nhiều giấy tờ trái quy định; khi tiếp nhận hồ sơ không kiểm tra, hướng dẫn đầy đủ làm cho người dân phải đi lại nhiều lần; còn thực hiện thêm một số thủ tục gây trùng lặp pháp lý; thời gian thực hiện thủ tục còn kéo dài quá quy định mà không được thông báo lý do. Kinh phí cho việc đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận, xây dựng hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai trong nhiều năm qua chưa được các địa phương bố trí đầy đủ theo yêu cầu; nhiều địa phương chưa dành đủ 10% tiền thu từ đất để thực hiện theo đúng chỉ đạo của Chính phủ”[10, tr.23-24]. Những hạn chế này có nguyên nhận từ chính sách, pháp luật về GCNQSDĐ và việc thực thi còn hạn chế. Để đưa ra giải pháp khắc phục thì cần thiết phải nghiên cứu, đánh giá có hệ thống, toàn diện lĩnh vực pháp luật này. Mặc dù, thời gian qua đã có không ít công trình khoa học tìm hiểu về pháp luật về GCNQSDĐ; song đề tài này vẫn còn dư địa để tiếp tục nghiên cứu, bởi lẽ, Luật đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành có những quy định mới về GCNQSDĐ.

NỘI DUNG:

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT.....................................................................................8 1.1. Lý luận về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất..............................................8 1.2. Nội dung của pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất............17 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI TỈNH QUẢNG NAM ....................................................................................................................32
2.1. Nội dung cơ bản của pháp luật đất đai về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.........................................................................................................................32
2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại tỉnh Quảng Nam...................................................................................................55
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI TẠI TỈNH QUẢNG NAM............................................................67
3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nâng cao hiệu quả thi hành tại tỉnh Quảng Nam.............................................67
3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nâng cao hiệu quả thi hành tại tỉnh Quảng Nam..................................................70
KẾT LUẬN.........................................................................................................80

Tài liệu này do thành viên có TK Facebook (Nguyễn Huyền) sưu tầm và đóng góp cho thư viện. Thay mặt BQT EBOOKBKMT mình xin chân thành cảm ơn bạn rất nhiều :)

Mọi đóng góp cho thư viện, các bạn hoàn toàn có thể gửi trực tiếp về email của Admin nguyenphihung1009@gmail.com hoặc inbox qua Facebook https://www.facebook.com/Congdongkythuatcodienvietnam.VMTC/.

Thân!


LINK DOWNLOAD


Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp; là địa bàn phân bổ các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh - quốc phòng; là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống. Trong nền kinh tế thị trường, đất đai còn là nguồn lực, nguồn vốn to lớn để phát triển đất nước. Chính vì tầm quan trọng đặc biệt của đất đai như vậy mà các quốc gia đều tuyên bố đất đai hoặc một phần đất đai thuộc sở hữu chung của xã hội (sở hữu nhà nước về đất đai). Ở Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.

Tuy nhiên trên thực tế, Nhà nước không trực tiếp sử dụng đất mà giao đất, cho thuê đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài (gọi chung là người sử dụng đất). Để đất đai được sử dụng tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả và phát huy được vai trò đặc biệt quan trọng của nó thì Nhà nước cần phải có cơ chế công nhận và bảo hộ quyền tài sản của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đối với đất đai thông qua việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ). Việc cấp GCNQSDĐ được ghi nhận trong Luật đất đai năm 2013 là một bảo đảm pháp lý của Nhà nước đối với người sử dụng đất [41, Khoản 2 Điều 26]. Các quy định về cấp GCNQSDĐ được xây dựng, sửa đổi, bổ sung và từng bước hoàn thiện đi liền với việc ban hành Luật đất đai năm 1993, Luật đất đai năm 2003 và Luật đất đai năm 2013 nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc cấp GCNQSDĐ cho người sử dụng đất. Dẫu vậy, bên cạnh những kết quả đạt được việc thực thi pháp luật về cấp GCNQSDĐ trên thực tế còn bộc lộ một số tồn tại như chưa hoàn thành việc cấp GCNQSDĐ trong phạm vi cả nước theo đúng kế hoạch đề ra, quy định về nộp nghĩa vụ tài chính khi cấp GCNQSDĐ chưa hợp lý v.v “Quy định thu nghĩa vụ tài chính về đất khi cấp Giấy chứng nhận (gồm tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ, lệ phí công chứng hợp đồng) còn cao, vượt quá khả năng đối với phần lớn các hộ gia đình; việc thu lệ phí trước bạ khi cấp Giấy chứng nhận lần đầu không hợp lý (như trường hợp cấp Giấy chứng nhận đất nông nghiệp, lâm nghiệp không có quyết định giao đất hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận có thay đổi diện tích do đo đạc). Một số khoản thu còn trùng lặp (vừa thu thuế thu nhập từ chuyển quyền vừa thu lệ phí công chứng hợp đồng chuyển quyền theo % giá trị nhà, đất; vừa thu lệ phí trước bạ theo % giá trị). Việc chấp hành quy định về đăng ký, cấp Giấy chứng nhận ở nhiều địa phương chưa nghiêm như yêu cầu nộp thêm nhiều giấy tờ trái quy định; khi tiếp nhận hồ sơ không kiểm tra, hướng dẫn đầy đủ làm cho người dân phải đi lại nhiều lần; còn thực hiện thêm một số thủ tục gây trùng lặp pháp lý; thời gian thực hiện thủ tục còn kéo dài quá quy định mà không được thông báo lý do. Kinh phí cho việc đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận, xây dựng hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai trong nhiều năm qua chưa được các địa phương bố trí đầy đủ theo yêu cầu; nhiều địa phương chưa dành đủ 10% tiền thu từ đất để thực hiện theo đúng chỉ đạo của Chính phủ”[10, tr.23-24]. Những hạn chế này có nguyên nhận từ chính sách, pháp luật về GCNQSDĐ và việc thực thi còn hạn chế. Để đưa ra giải pháp khắc phục thì cần thiết phải nghiên cứu, đánh giá có hệ thống, toàn diện lĩnh vực pháp luật này. Mặc dù, thời gian qua đã có không ít công trình khoa học tìm hiểu về pháp luật về GCNQSDĐ; song đề tài này vẫn còn dư địa để tiếp tục nghiên cứu, bởi lẽ, Luật đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành có những quy định mới về GCNQSDĐ.

NỘI DUNG:

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT.....................................................................................8 1.1. Lý luận về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất..............................................8 1.2. Nội dung của pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất............17 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI TỈNH QUẢNG NAM ....................................................................................................................32
2.1. Nội dung cơ bản của pháp luật đất đai về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.........................................................................................................................32
2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại tỉnh Quảng Nam...................................................................................................55
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI TẠI TỈNH QUẢNG NAM............................................................67
3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nâng cao hiệu quả thi hành tại tỉnh Quảng Nam.............................................67
3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nâng cao hiệu quả thi hành tại tỉnh Quảng Nam..................................................70
KẾT LUẬN.........................................................................................................80

Tài liệu này do thành viên có TK Facebook (Nguyễn Huyền) sưu tầm và đóng góp cho thư viện. Thay mặt BQT EBOOKBKMT mình xin chân thành cảm ơn bạn rất nhiều :)

Mọi đóng góp cho thư viện, các bạn hoàn toàn có thể gửi trực tiếp về email của Admin nguyenphihung1009@gmail.com hoặc inbox qua Facebook https://www.facebook.com/Congdongkythuatcodienvietnam.VMTC/.

Thân!


LINK DOWNLOAD

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: