SÁCH - Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng (Trần Đức Thảo)


Căn cứ vào những tác phẩm của Giáo sư Trần Đức Thảo, các di cảo của ông để lại, căn cứ vào những bài khảo cứu vào lúc cuối đời của Giáo sư về các mệnh đề và khái niệm của Hegel và Husserl, các bài bình luận ngắn của ông về tư tưởng của Mác và Ăng-ghen, căn cứ vào sự trao đổi giữa Giáo sư với chúng tôi và những lời dặn dò của ông, tác phẩm Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng cần được hiểu là: Từ Husserl đến Marx trở về Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng. Đây là tác phẩm mở đầu sự sáng tạo chủ nghĩa duy vật biện chứng nhân bản - tư tưởng triết học mà Trần Đức Thảo đã chung thủy, sáng tạo cho đến tận cuối đời.

Trong tác phẩm Hồi Ký (1989)[1], Trần Đức Thảo nói rõ, tháng 2 năm 1946, trong lúc bị nhà cầm quyền Pháp bắt và bỏ tù, vì chống thực dân Pháp trở lại xâm lược Đông Dương, trong nhà tù, do chiêm nghiệm về sự đối nghịch giữa chủ nghĩa đế quốc với các dân tộc thuộc địa, Trần Đức Thảo đã hình thành tư tưởng để viết tác phẩm Từ Husserl đến Marx trở về Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng[2], nghĩa là ông đã khẳng định chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa tư bản mang trong nó mâu thuẫn sâu sắc giữa sự bóc lột giá trị thặng dư và sự xâm lược thuộc địa với loài người, với sự phát triển tự do của con người. Trần Đức Thảo sẽ lý giải điều ấy bằng triết học.









Căn cứ vào những tác phẩm của Giáo sư Trần Đức Thảo, các di cảo của ông để lại, căn cứ vào những bài khảo cứu vào lúc cuối đời của Giáo sư về các mệnh đề và khái niệm của Hegel và Husserl, các bài bình luận ngắn của ông về tư tưởng của Mác và Ăng-ghen, căn cứ vào sự trao đổi giữa Giáo sư với chúng tôi và những lời dặn dò của ông, tác phẩm Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng cần được hiểu là: Từ Husserl đến Marx trở về Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng. Đây là tác phẩm mở đầu sự sáng tạo chủ nghĩa duy vật biện chứng nhân bản - tư tưởng triết học mà Trần Đức Thảo đã chung thủy, sáng tạo cho đến tận cuối đời.

Trong tác phẩm Hồi Ký (1989)[1], Trần Đức Thảo nói rõ, tháng 2 năm 1946, trong lúc bị nhà cầm quyền Pháp bắt và bỏ tù, vì chống thực dân Pháp trở lại xâm lược Đông Dương, trong nhà tù, do chiêm nghiệm về sự đối nghịch giữa chủ nghĩa đế quốc với các dân tộc thuộc địa, Trần Đức Thảo đã hình thành tư tưởng để viết tác phẩm Từ Husserl đến Marx trở về Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng[2], nghĩa là ông đã khẳng định chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa tư bản mang trong nó mâu thuẫn sâu sắc giữa sự bóc lột giá trị thặng dư và sự xâm lược thuộc địa với loài người, với sự phát triển tự do của con người. Trần Đức Thảo sẽ lý giải điều ấy bằng triết học.








M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: