ĐỒ ÁN - Cải tiến hệ thống phanh thuỷ lực trên xe chỉ huy UAZ 469


Ngày nay, ngành công nghiệp chế tạo ô tô trên thế giới phát triển vượt bậc. Ô tô đã trở thành phương tiện vận chuyển chủ yếu phục vụ nhu cầu đi lại của con người và chuyên trở hàng hoá cho các ngành kinh tế quốc dân. Ở nước ta ô tô đã trở thành phương tịên giao thông vận tải quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong ngành giao thông vận tải nói chung và trong quân đội nói riêng . Lưu lượng ô tô tham gia giao thông ngày càng lớn, vận tốc chuyển động ngày càng cao, do đó vấn đề an toàn chuyển động phải được quan tâm hàng đầu.

Theo thống kê, ở nước ta bình quân mỗi năm có trên 20.000 vụ tai nạn giao thông làm chết hơn 10.000 người và hàng chục nghìn người bị thương. Theo số liệu của các nước, trong các nguyên nhân gây tai nạn giao thông đường bộ thì: 60  70% do con người gây, 20  30% do đường sá quá xấu, 10  15% do hư hỏng máy móc và trục trặc kỹ thuật. 
Trong nguyên nhân do hư hỏng máy móc, trục trặc kỹ thuật thì tỷ lệ tai nạn do các cụm, hệ thống của ôtô gây nên được thống kê như sau:
+ Phanh chân                             : 52,2 – 74,4%
+ Phanh tay                                : 4,9  – 16,1%
+ Hệ thống lái                            : 4,9  – 19,2%
+ Các hư hỏng khác                   : 6,8% - 26,9%
Từ các số liệu trên ta thấy rằng tai nạn do hệ thống phanh chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các tai nạn do lỗi kỹ thuật gây lên. Bởi vậy, hiện nay cùng với việc đầu tư vào chế tạo ô tô, việc tăng cường hiện đại hóa hệ thống phanh trên các xe ô tô cũng được đặt ra đúng mức. Với mục đích là tăng độ tin cậy sử dụng và nâng cao chất lượng hệ thống phanh. Trong các hệ thống phanh công tác, người ta đã ứng dụng đến hệ thống phanh khí nén, hệ thống phanh thủy lực, hệ thống phanh thủy khí … Đặc biệt là ở các xe ô tô đời mới và xe con, người ta sử dụng nhiều hệ thống phanh thủy lực có bộ phận cường hóa chân không. Các hệ thống phanh này đã vận dụng nguyên lý tách dòng đẫn động và dùng một số kết cấu mới, kỹ thuật mới nhằm không ngừng nâng cao độ tin cậy và hiệu quả phanh.
Trong Quân đội trang bị một số lượng lớn xe chỉ huy, phần lớn là các xe của Liên Xô trước đây. Do đặc thù sử dụng trong Quân đội và là thế hệ xe cũ nên vận tốc chuyển động không cao, hoạt động chủ yếu trong điều kiện đường xấu, yêu cầu tính cơ động cao, kỹ thuật chăm sóc không cao… nên các xe này có kết cấu tương đối đơn giản, điều khiển dễ dàng, hệ thống phanh đơn giản dẫn động thủy lực một dòng và không có điều hòa lực phanh. Do đó độ tin cậy và chất lượng của hệ thống phanh không cao. Để thay thế những xe thế hệ cũ với số lượng lớn Nhà nước và Quân đội phải chi trả một lượng kinh phí không nhỏ
Để các xe chỉ huy hoạt động trên mạng đường của nền kinh tế quốc dân với mật độ xe cộ dày đặc, các ô tô quân sự ngày nay có xu hướng sử dụng dẫn động phanh thủy lực hai dòng và bộ điều hòa lực phanh cho hệ thống phanh. Đây là hướng đi phù hợp cho việc nghiên cứu chuyển đổi một số lượng lớn xe chỉ huy trong quân đội ta, nhằm nâng cao độ tin cậy và chất lượng của các hệ thống phanh, bảo đảm an toàn chuyển động và an toàn giao thông.
Qua những phân tích trên cho thấy đề tài: “Cải tiến hệ thống phanh thuỷ lực trên xe chỉ huy” rất có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Vì vậy tôi đã quyết định chọn đề tài này làm đề tài nghiên cứu khoa học trong quá trình học tập tại trường.

NỘI DUNG:

LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG PHANH THUỶ LỰC 3
1.1. Hệ thống phanh thủy lực trên xe chỉ huy UAZ – 469 4
1.2. Mục tiêu, phương pháp nghiên cứu. 6
Chương 2: NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH PHANH XE 6
2.1. Động lực học quá trình phanh xe 8
2.1.1. Phương trình động lực học khi phanh 9
2.1.3. Giản đồ phanh: 12
2.2. Động lực học dẫn động điều khiển 16
2.2.1. Phương pháp tính toán động lực học dẫn động điều khiển 17
2.2.2. Mô hình và hệ phương trình vi phân của hệ thống phanh thủy lực 19
2.2.3. Mô phỏng bằng Matlap – Simulink 20
Chương 3 CẢI TIẾN HỆ THỐNG PHANH THỦY LỰC TRÊN XE CHỈ HUY UAZ - 469 23
3.1. Lựa chọn phương án tách dòng dẫn động. 23
3.2. Tìm hiểu bộ điều hòa lực phanh theo tải trọng: 24
3.3. Xác định đặc tính điều chỉnh của điều hòa lực phanh 28
3.3.1. Xây dựng phương trình đường thẳng BB 28
3.3.2. Phương trình bộ điều hòa khi phanh: 29
3.3.4. Xây dựng chương trình khảo sát bộ điều hòa lực phanh hai thông số khi lắp trên xe chỉ huy UAZ – 469 31
KẾT LUẬN 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO 38
PHỤ LỤC 39



Ngày nay, ngành công nghiệp chế tạo ô tô trên thế giới phát triển vượt bậc. Ô tô đã trở thành phương tiện vận chuyển chủ yếu phục vụ nhu cầu đi lại của con người và chuyên trở hàng hoá cho các ngành kinh tế quốc dân. Ở nước ta ô tô đã trở thành phương tịên giao thông vận tải quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong ngành giao thông vận tải nói chung và trong quân đội nói riêng . Lưu lượng ô tô tham gia giao thông ngày càng lớn, vận tốc chuyển động ngày càng cao, do đó vấn đề an toàn chuyển động phải được quan tâm hàng đầu.

Theo thống kê, ở nước ta bình quân mỗi năm có trên 20.000 vụ tai nạn giao thông làm chết hơn 10.000 người và hàng chục nghìn người bị thương. Theo số liệu của các nước, trong các nguyên nhân gây tai nạn giao thông đường bộ thì: 60  70% do con người gây, 20  30% do đường sá quá xấu, 10  15% do hư hỏng máy móc và trục trặc kỹ thuật. 
Trong nguyên nhân do hư hỏng máy móc, trục trặc kỹ thuật thì tỷ lệ tai nạn do các cụm, hệ thống của ôtô gây nên được thống kê như sau:
+ Phanh chân                             : 52,2 – 74,4%
+ Phanh tay                                : 4,9  – 16,1%
+ Hệ thống lái                            : 4,9  – 19,2%
+ Các hư hỏng khác                   : 6,8% - 26,9%
Từ các số liệu trên ta thấy rằng tai nạn do hệ thống phanh chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các tai nạn do lỗi kỹ thuật gây lên. Bởi vậy, hiện nay cùng với việc đầu tư vào chế tạo ô tô, việc tăng cường hiện đại hóa hệ thống phanh trên các xe ô tô cũng được đặt ra đúng mức. Với mục đích là tăng độ tin cậy sử dụng và nâng cao chất lượng hệ thống phanh. Trong các hệ thống phanh công tác, người ta đã ứng dụng đến hệ thống phanh khí nén, hệ thống phanh thủy lực, hệ thống phanh thủy khí … Đặc biệt là ở các xe ô tô đời mới và xe con, người ta sử dụng nhiều hệ thống phanh thủy lực có bộ phận cường hóa chân không. Các hệ thống phanh này đã vận dụng nguyên lý tách dòng đẫn động và dùng một số kết cấu mới, kỹ thuật mới nhằm không ngừng nâng cao độ tin cậy và hiệu quả phanh.
Trong Quân đội trang bị một số lượng lớn xe chỉ huy, phần lớn là các xe của Liên Xô trước đây. Do đặc thù sử dụng trong Quân đội và là thế hệ xe cũ nên vận tốc chuyển động không cao, hoạt động chủ yếu trong điều kiện đường xấu, yêu cầu tính cơ động cao, kỹ thuật chăm sóc không cao… nên các xe này có kết cấu tương đối đơn giản, điều khiển dễ dàng, hệ thống phanh đơn giản dẫn động thủy lực một dòng và không có điều hòa lực phanh. Do đó độ tin cậy và chất lượng của hệ thống phanh không cao. Để thay thế những xe thế hệ cũ với số lượng lớn Nhà nước và Quân đội phải chi trả một lượng kinh phí không nhỏ
Để các xe chỉ huy hoạt động trên mạng đường của nền kinh tế quốc dân với mật độ xe cộ dày đặc, các ô tô quân sự ngày nay có xu hướng sử dụng dẫn động phanh thủy lực hai dòng và bộ điều hòa lực phanh cho hệ thống phanh. Đây là hướng đi phù hợp cho việc nghiên cứu chuyển đổi một số lượng lớn xe chỉ huy trong quân đội ta, nhằm nâng cao độ tin cậy và chất lượng của các hệ thống phanh, bảo đảm an toàn chuyển động và an toàn giao thông.
Qua những phân tích trên cho thấy đề tài: “Cải tiến hệ thống phanh thuỷ lực trên xe chỉ huy” rất có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Vì vậy tôi đã quyết định chọn đề tài này làm đề tài nghiên cứu khoa học trong quá trình học tập tại trường.

NỘI DUNG:

LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG PHANH THUỶ LỰC 3
1.1. Hệ thống phanh thủy lực trên xe chỉ huy UAZ – 469 4
1.2. Mục tiêu, phương pháp nghiên cứu. 6
Chương 2: NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH PHANH XE 6
2.1. Động lực học quá trình phanh xe 8
2.1.1. Phương trình động lực học khi phanh 9
2.1.3. Giản đồ phanh: 12
2.2. Động lực học dẫn động điều khiển 16
2.2.1. Phương pháp tính toán động lực học dẫn động điều khiển 17
2.2.2. Mô hình và hệ phương trình vi phân của hệ thống phanh thủy lực 19
2.2.3. Mô phỏng bằng Matlap – Simulink 20
Chương 3 CẢI TIẾN HỆ THỐNG PHANH THỦY LỰC TRÊN XE CHỈ HUY UAZ - 469 23
3.1. Lựa chọn phương án tách dòng dẫn động. 23
3.2. Tìm hiểu bộ điều hòa lực phanh theo tải trọng: 24
3.3. Xác định đặc tính điều chỉnh của điều hòa lực phanh 28
3.3.1. Xây dựng phương trình đường thẳng BB 28
3.3.2. Phương trình bộ điều hòa khi phanh: 29
3.3.4. Xây dựng chương trình khảo sát bộ điều hòa lực phanh hai thông số khi lắp trên xe chỉ huy UAZ – 469 31
KẾT LUẬN 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO 38
PHỤ LỤC 39


M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: