Đánh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng toàn phần không xi măng tại bệnh viện đa khoa kiến an hải phòng


Khớp háng là khớp có vai trò đặc biệt quan trọng trong nâng đỡ cơ thể và bảo đảm các hoạt động hàng ngày, giúp con người có thể di chuyển, lao động, hoạt động thể dục thể thao. Phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo thường được chỉ định cho các trường hợp khớp bị thoái hóa nặng, mất chức phận do chỏm xương đùi bị phá hủy, khớp bị biến dạng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau và nhất là bệnh nhân bị đau, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và các trường hợp gãy cổ xương đùi, gãy khối mấu chuyển và biến chứng khớp giả, tiêu cổ, tiêu chỏm… Mục đích của phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo là phục hồi lại giải phẫu và cơ sinh học và nhất là chức năng của khớp (tâm xoay của khớp, cân bằng chiều dài chi thể, cân bằng phần mềm quanh khớp, phục hồi biên độ vận động của khớp...) nhờ vậy làm giảm đau giúp bệnh nhân trở lại cuộc sống lao động, sinh hoạt bình thường.

Hiện nay có nhiều loại khớp với các chất liệu và cấu hình khác nhau đã và đang được sử dụng như khớp háng bán phần, khớp háng toàn phần, khớp có sử dụng xi măng, khớp không sử dụng xi măng, khớp có vật liệu bằng polyethylene, bằng kim loại hay bằng gốm, khớp có chuôi cố định tự chốt theo khuôn ống tủy xương đùi (Anatomic Medullary Locking: AML), khớp cán vặn (Spiron), khớp có chuôi phủ HA (Hydroxy - Apatite) ... mỗi loại có những ưu nhược điểm nhất định, được chỉ định theo từng loại tổn thương bệnh lý, độ tuổi và đặc điểm riêng biệt của từng bệnh nhân.
Đối với khớp háng nhân tạo toàn phần, căn cứ vào cách cố định khớp người ta chia làm 3 loại là khớp có xi măng, khớp không xi măng và khớp lai. Các nghiên cứu lâm sàng so sánh giữa khớp nhân tạo có xi măng và không xi măng tuy chưa khẳng định được loại khớp nào tốt hơn, nhưng đã có kết luận về tình trạng thưa, loãng xương gây lỏng khớp ở xung quanh vị trí có xi măng. Phẫu thuật thay lại khớp nhân tạo có thể phải thực hiện sau một thời gian sử dụng hoặc khi xảy ra các biến chứng lỏng khớp, lệch trục.. .Lúc này việc phải thay lại một khớp đã dùng xi măng gặp khó khăn hơn nhiều so với thay lại một khớp không dùng xi măng. Vì thế, đứng trước 1 bệnh nhân có chỉ định thay khớp nhân tạo mà tuổi chưa cao, trong tương lai có thể phải thay lại, người phẫu thuật viên (PTV) thường hướng nhiều tới việc chọn một khớp không xi măng.
Những kết quả mà phẫu thuật thay khớp háng mang lại là to lớn và không thể bàn cãi, nhưng bên cạnh đó phẫu thuật thay khớp háng vẫn còn gặp không ít những tai biến, biến chứng trong và sau phẫu thuật làm ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật, thậm chí là thất bại. Các tai biến, biến chứng đó là: gãy xương đùi, vỡ xương vùng mấu chuyển, doa thủng ổ cối, vỡ xương ổ cối, vị trí, hướng của chuôi và ổ cối nhân tạo không đúng, sai khớp, mất cân bằng chiều dài chi thể... làm ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật và tuổi thọ của khớp.
Ở Việt Nam, phẫu thuật thay khớp háng được thực hiện từ những năm 70 của thế kỷ XX, đến đầu những năm 90 thì phẫu thuật thay khớp háng mới thực sự được quan tâm và ngày càng phổ biến rộng rãi. Tại bệnh viện Kiến An - Hải Phòng phẫu thuật thay khớp háng được triển khai từ năm 2011 tuy nhiên vẫn chưa có tổng kết đánh giá. Để đánh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng tại bệnh viện Kiến An - Hải Phòng qua đó rút kinh nghiệm và nâng cao chất lượng phẫu thuật, phòng tránh các tai biến, biến chứng, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:“Đánh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng toàn phần không xi măng tại bệnh viện Đa khoa Kiến An-Hải Phòng”,với 2 mục tiêu:

1. Đánh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng toàn phần không xi măng tại bệnh viện Đa khoa Kiến An-Hải phòng.
2. Từ kết quả thu được rút ra một số nhận xét về chỉ định và kỹ thuật của phương pháp.

Tài liệu này do thành viên có TK Facebook (Hiep Tran) sưu tầm và đóng góp cho thư viện. Thay mặt BQT EBOOKBKMT mình xin chân thành cảm ơn bạn rất nhiều :)

Mọi đóng góp cho thư viện, các bạn hoàn toàn có thể gửi trực tiếp về email của Admin nguyenphihung1009@gmail.com hoặc inbox qua Facebook https://www.facebook.com/Congdongkythuatcodienvietnam.VMTC/.

Thân!

LINK DOWNLOAD


Khớp háng là khớp có vai trò đặc biệt quan trọng trong nâng đỡ cơ thể và bảo đảm các hoạt động hàng ngày, giúp con người có thể di chuyển, lao động, hoạt động thể dục thể thao. Phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo thường được chỉ định cho các trường hợp khớp bị thoái hóa nặng, mất chức phận do chỏm xương đùi bị phá hủy, khớp bị biến dạng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau và nhất là bệnh nhân bị đau, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và các trường hợp gãy cổ xương đùi, gãy khối mấu chuyển và biến chứng khớp giả, tiêu cổ, tiêu chỏm… Mục đích của phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo là phục hồi lại giải phẫu và cơ sinh học và nhất là chức năng của khớp (tâm xoay của khớp, cân bằng chiều dài chi thể, cân bằng phần mềm quanh khớp, phục hồi biên độ vận động của khớp...) nhờ vậy làm giảm đau giúp bệnh nhân trở lại cuộc sống lao động, sinh hoạt bình thường.

Hiện nay có nhiều loại khớp với các chất liệu và cấu hình khác nhau đã và đang được sử dụng như khớp háng bán phần, khớp háng toàn phần, khớp có sử dụng xi măng, khớp không sử dụng xi măng, khớp có vật liệu bằng polyethylene, bằng kim loại hay bằng gốm, khớp có chuôi cố định tự chốt theo khuôn ống tủy xương đùi (Anatomic Medullary Locking: AML), khớp cán vặn (Spiron), khớp có chuôi phủ HA (Hydroxy - Apatite) ... mỗi loại có những ưu nhược điểm nhất định, được chỉ định theo từng loại tổn thương bệnh lý, độ tuổi và đặc điểm riêng biệt của từng bệnh nhân.
Đối với khớp háng nhân tạo toàn phần, căn cứ vào cách cố định khớp người ta chia làm 3 loại là khớp có xi măng, khớp không xi măng và khớp lai. Các nghiên cứu lâm sàng so sánh giữa khớp nhân tạo có xi măng và không xi măng tuy chưa khẳng định được loại khớp nào tốt hơn, nhưng đã có kết luận về tình trạng thưa, loãng xương gây lỏng khớp ở xung quanh vị trí có xi măng. Phẫu thuật thay lại khớp nhân tạo có thể phải thực hiện sau một thời gian sử dụng hoặc khi xảy ra các biến chứng lỏng khớp, lệch trục.. .Lúc này việc phải thay lại một khớp đã dùng xi măng gặp khó khăn hơn nhiều so với thay lại một khớp không dùng xi măng. Vì thế, đứng trước 1 bệnh nhân có chỉ định thay khớp nhân tạo mà tuổi chưa cao, trong tương lai có thể phải thay lại, người phẫu thuật viên (PTV) thường hướng nhiều tới việc chọn một khớp không xi măng.
Những kết quả mà phẫu thuật thay khớp háng mang lại là to lớn và không thể bàn cãi, nhưng bên cạnh đó phẫu thuật thay khớp háng vẫn còn gặp không ít những tai biến, biến chứng trong và sau phẫu thuật làm ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật, thậm chí là thất bại. Các tai biến, biến chứng đó là: gãy xương đùi, vỡ xương vùng mấu chuyển, doa thủng ổ cối, vỡ xương ổ cối, vị trí, hướng của chuôi và ổ cối nhân tạo không đúng, sai khớp, mất cân bằng chiều dài chi thể... làm ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật và tuổi thọ của khớp.
Ở Việt Nam, phẫu thuật thay khớp háng được thực hiện từ những năm 70 của thế kỷ XX, đến đầu những năm 90 thì phẫu thuật thay khớp háng mới thực sự được quan tâm và ngày càng phổ biến rộng rãi. Tại bệnh viện Kiến An - Hải Phòng phẫu thuật thay khớp háng được triển khai từ năm 2011 tuy nhiên vẫn chưa có tổng kết đánh giá. Để đánh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng tại bệnh viện Kiến An - Hải Phòng qua đó rút kinh nghiệm và nâng cao chất lượng phẫu thuật, phòng tránh các tai biến, biến chứng, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:“Đánh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng toàn phần không xi măng tại bệnh viện Đa khoa Kiến An-Hải Phòng”,với 2 mục tiêu:

1. Đánh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng toàn phần không xi măng tại bệnh viện Đa khoa Kiến An-Hải phòng.
2. Từ kết quả thu được rút ra một số nhận xét về chỉ định và kỹ thuật của phương pháp.

Tài liệu này do thành viên có TK Facebook (Hiep Tran) sưu tầm và đóng góp cho thư viện. Thay mặt BQT EBOOKBKMT mình xin chân thành cảm ơn bạn rất nhiều :)

Mọi đóng góp cho thư viện, các bạn hoàn toàn có thể gửi trực tiếp về email của Admin nguyenphihung1009@gmail.com hoặc inbox qua Facebook https://www.facebook.com/Congdongkythuatcodienvietnam.VMTC/.

Thân!

LINK DOWNLOAD

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: