ĐÁNH GIÁ sự HIỂU BIẾT của NGƯỜI BỆNH về NHỮNG THÔNG TIN cần THIẾT TRƯỚC và SAU PHẪU THUẬT THAY KHỚP HÁNG và KHỚP gối tại BỆNH VIỆN đại học y hà nội


Phẫu thuật thay khớp nhân tạo là phẫu thuật lấy bỏ toàn bộ diện khớp bệnh lý và thay thế bằng khớp nhân tạo, thường được chỉ định cho những bệnh lý thoái hóa khớp, bệnh lý hoại tử vô khuẩn xương và một số loại gãy xương phạm khớp ở người cao tuổi. Phẫu thuật thay khớp nhân tạo có thể được thực hiện trên nhiều khớp như: khớp vai, khớp gối, khớp háng,…nhưng tỉ lệ thay khớp gối và khớp háng chiếm nhiều hơn và ngày càng phổ biến. Theo nghiên cứu của Kurtz và cộng sự năm 2007, tổng số lần thay khớp háng và khớp gối dự kiến sẽ tăng lần lượt là 137% và 601% từ năm 2005 đến 2030 [1]. Phẫu thuật thay khớp háng và khớp gối nhân tạo giúp cho người bệnh giảm đau, phục hồi tầm vận động của khớp, đi lại bình thường và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Đối với người bệnh được thực hiện phẫu thuật này cần được phối hợp điều trị: phục hồi chức năng trước phẫu thuật, phẫu thuật, phục hồi chức năng sau phẫu thuật, và kết hợp điều trị nội khoa các bệnh lí kèm theo. Trong quá trình đó, người bệnh luôn đóng vai trò trọng tâm, quyết định sự thành công của quá trình điều trị [2]. Theo nghiên cứu của tác giả Melnikow vào năm 1994, sự tuân thủ kém của người bệnh với chế độ trị liệu có thể có tác động lớn đến kết quả lâm sàng [3]. Đặc biệt, trong phẫu thuật thay khớp nhân tạo, sự tuân thủ về chế độ điều trị và phục hồi chức năng rất quan trọng. Trở ngại lớn đối với sự tuân thủ của người bệnh là sự thiếu hiểu biết về các vấn đề quan trọng. Theo nghiên cứu của tác giả Bam và cộng sự năm 2006, trong số những bệnh nhân không tuân thủ điều trị có 61% người cho rằng không đủ kiến thức về nhu cầu điều trị hàng ngày [4]. Chính vì thế, sự hiểu biết của người bệnh về những thông tin cần thiết trước và sau phẫu thuật có ý nghĩa rất quan trọng, giúp họ hiểu rõ về tình trạng sức khỏe của mình, tham gia tích cực trong quá trình điều trị và tuân thủ theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế.
Trong điều kiện xã hội hiện nay, người dân Việt Nam đã có cơ hội tiếp cận với rất nhiều nguồn thông tin từ sách báo, mạng xã hội. Tuy nhiên, đối tượng người bệnh phẫu thuật thay khớp nhân tạo thường là những người lớn tuổi, những người lao động phổ thông, trình độ học vấn chưa cao nên hiểu biết về bệnh cũng khá hạn chế. Theo nghiên cứu của tác giả L. Billon và cộng sự năm 2017, sự hiểu biết của người bệnh phẫu thuật thay khớp háng và khớp gối còn khá thấp [5].
Để cải thiện chất lượng điều trị và sự tuân thủ của người bệnh, việc thu thập và đánh giá sự hiểu biết của họ trong quá trình điều trị là rất cần thiết. Tuy nhiên mức độ hiểu biết của người bệnh và hiệu quả của việc chuyển thông tin từ nhân viên y tế và người bệnh còn ít được biết đến, đặc biệt là trong lĩnh vực phẫu thuật khớp háng và khớp gối [5].
Hiện nay, trên thế giới cũng đã có một số nghiên cứu về sự hiểu biết của người bệnh trong quá trình phẫu thuật khớp nhân tạo nhưng ở Việt Nam và đặc biệt tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội chưa có nghiên cứu nào. Do đó, chúng tôi tiến hành “Đánh giá sự hiểu biết của người bệnh về những thông tin cần thiết trước và sau phẫu thuật thay khớp háng và khớp gối tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội” với các mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng hiểu biết của người bệnh về những thông tin cần thiết trước và sau phẫu thuật thay khớp háng và khớp gối tại khoa Chấn thương chỉnh hình – Y học thể thao Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2019.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan tới hiểu biết của người bệnh phẫu thuật thay khớp háng và khớp gối.


NỘI DUNG:

ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Đại cương về phẫu thuật thay khớp nhân tạo 3
1.1.1. Khái niệm khớp và khớp nhân tạo 3
1.1.2. Phẫu thuật thay khớp nhân tạo 6
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật thay khớp nhân tạo và một số biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật 7
1.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sau PT thay khớp nhân tạo 7
1.2.2. Một số biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật 7
1.3. Chế độ chăm sóc, PHCN trước và sau PT thay khớp nhân tạo 8
1.3.1. Trước phẫu thuật 8
1.3.2. Sau phẫu thuật 8
1.4. Hiểu biết của người bệnh phẫu thuật thay khớp nhân tạo có ảnh hưởng đến kết quả điều trị 9
1.4.1. Hiểu biết và sự tuân thủ của người bệnh 9
1.4.2. Tại sao người bệnh phẫu thuật thay khớp háng và khớp gối cần có hiểu biết về những thông tin cần thiết trước và sau phẫu thuật 10
1.4.3. Thực trạng hiểu biết và các yếu tố liên quan tới sự hiểu biết của người bệnh nói chung hiện nay 12
1.4.4. Một số nghiên cứu trên thế giới 13
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
2.1. Đối tượng nghiên cứu 15
2.2. Phương pháp nghiên cứu 15
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 15
2.2.2. Mẫu nghiên cứu 15
2.2.3. Nội dung, biến số nghiên cứu 16
2.2.4. Công cụ thu thập số liệu 17
2.2.5. Quy trình thu thập số liệu 17
2.2.6. Xử lí và phân tích số liệu 18
2.2.7. Vấn đề đạo đức nghiên cứu 19
2.2.8. Sai số và biện pháp khắc phục 19
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 21
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 21
3.1.1. Đặc điểm về nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu 21
3.1.2. Đặc điểm về người chăm sóc người bệnh 22
3.1.3. Đặc điểm phẫu thuật của đối tượng nghiên cứu 23
3.1.4. Thời gian nằm viện của đối tượng nghiên cứu 23
3.2. Hiểu biết của NB về những thông tin cần thiết trước và sau phẫu thuật 24
3.2.1. Hiểu biết của người bệnh trước phẫu thuật 24
3.2.2. Hiểu biết của người bệnh sau phẫu thuật 25
3.2.3. So sánh mức độ hiểu biết của người bệnh trước và sau phẫu thuật 26
3.3. Một số yếu tố liên quan đến sự hiểu của người bệnh 26
3.4. Nhu cầu tìm kiếm thông tin và khung suy nghĩ của người bệnh 31
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 34
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 34
4.1.1. Đặc điểm về nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu 34
4.1.2. Đặc điểm Y tế 35
4.2. Hiểu biết của người bệnh 36
4.2.1. Hiểu biết của người bệnh về những thông tin cần thiết trước PT 36
4.2.2.  Hiểu biết của người bệnh về những thông tin cần thiết sau PT 37
4.3. Các yếu tố liên quan đến mức độ hiểu biết 38
4.3.1. Nhu cầu kiến thức và khung suy nghĩ 40
KẾT LUẬN 42
KHUYẾN NGHỊ 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Tài liệu này do thành viên có TK Facebook (Hiep Tran) sưu tầm và đóng góp cho thư viện. Thay mặt BQT EBOOKBKMT mình xin chân thành cảm ơn bạn rất nhiều :)

Mọi đóng góp cho thư viện, các bạn hoàn toàn có thể gửi trực tiếp về email của Admin nguyenphihung1009@gmail.com hoặc inbox qua Facebook https://www.facebook.com/Congdongkythuatcodienvietnam.VMTC/.

Thân!

LINK DOWNLOAD


Phẫu thuật thay khớp nhân tạo là phẫu thuật lấy bỏ toàn bộ diện khớp bệnh lý và thay thế bằng khớp nhân tạo, thường được chỉ định cho những bệnh lý thoái hóa khớp, bệnh lý hoại tử vô khuẩn xương và một số loại gãy xương phạm khớp ở người cao tuổi. Phẫu thuật thay khớp nhân tạo có thể được thực hiện trên nhiều khớp như: khớp vai, khớp gối, khớp háng,…nhưng tỉ lệ thay khớp gối và khớp háng chiếm nhiều hơn và ngày càng phổ biến. Theo nghiên cứu của Kurtz và cộng sự năm 2007, tổng số lần thay khớp háng và khớp gối dự kiến sẽ tăng lần lượt là 137% và 601% từ năm 2005 đến 2030 [1]. Phẫu thuật thay khớp háng và khớp gối nhân tạo giúp cho người bệnh giảm đau, phục hồi tầm vận động của khớp, đi lại bình thường và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Đối với người bệnh được thực hiện phẫu thuật này cần được phối hợp điều trị: phục hồi chức năng trước phẫu thuật, phẫu thuật, phục hồi chức năng sau phẫu thuật, và kết hợp điều trị nội khoa các bệnh lí kèm theo. Trong quá trình đó, người bệnh luôn đóng vai trò trọng tâm, quyết định sự thành công của quá trình điều trị [2]. Theo nghiên cứu của tác giả Melnikow vào năm 1994, sự tuân thủ kém của người bệnh với chế độ trị liệu có thể có tác động lớn đến kết quả lâm sàng [3]. Đặc biệt, trong phẫu thuật thay khớp nhân tạo, sự tuân thủ về chế độ điều trị và phục hồi chức năng rất quan trọng. Trở ngại lớn đối với sự tuân thủ của người bệnh là sự thiếu hiểu biết về các vấn đề quan trọng. Theo nghiên cứu của tác giả Bam và cộng sự năm 2006, trong số những bệnh nhân không tuân thủ điều trị có 61% người cho rằng không đủ kiến thức về nhu cầu điều trị hàng ngày [4]. Chính vì thế, sự hiểu biết của người bệnh về những thông tin cần thiết trước và sau phẫu thuật có ý nghĩa rất quan trọng, giúp họ hiểu rõ về tình trạng sức khỏe của mình, tham gia tích cực trong quá trình điều trị và tuân thủ theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế.
Trong điều kiện xã hội hiện nay, người dân Việt Nam đã có cơ hội tiếp cận với rất nhiều nguồn thông tin từ sách báo, mạng xã hội. Tuy nhiên, đối tượng người bệnh phẫu thuật thay khớp nhân tạo thường là những người lớn tuổi, những người lao động phổ thông, trình độ học vấn chưa cao nên hiểu biết về bệnh cũng khá hạn chế. Theo nghiên cứu của tác giả L. Billon và cộng sự năm 2017, sự hiểu biết của người bệnh phẫu thuật thay khớp háng và khớp gối còn khá thấp [5].
Để cải thiện chất lượng điều trị và sự tuân thủ của người bệnh, việc thu thập và đánh giá sự hiểu biết của họ trong quá trình điều trị là rất cần thiết. Tuy nhiên mức độ hiểu biết của người bệnh và hiệu quả của việc chuyển thông tin từ nhân viên y tế và người bệnh còn ít được biết đến, đặc biệt là trong lĩnh vực phẫu thuật khớp háng và khớp gối [5].
Hiện nay, trên thế giới cũng đã có một số nghiên cứu về sự hiểu biết của người bệnh trong quá trình phẫu thuật khớp nhân tạo nhưng ở Việt Nam và đặc biệt tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội chưa có nghiên cứu nào. Do đó, chúng tôi tiến hành “Đánh giá sự hiểu biết của người bệnh về những thông tin cần thiết trước và sau phẫu thuật thay khớp háng và khớp gối tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội” với các mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng hiểu biết của người bệnh về những thông tin cần thiết trước và sau phẫu thuật thay khớp háng và khớp gối tại khoa Chấn thương chỉnh hình – Y học thể thao Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2019.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan tới hiểu biết của người bệnh phẫu thuật thay khớp háng và khớp gối.


NỘI DUNG:

ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Đại cương về phẫu thuật thay khớp nhân tạo 3
1.1.1. Khái niệm khớp và khớp nhân tạo 3
1.1.2. Phẫu thuật thay khớp nhân tạo 6
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật thay khớp nhân tạo và một số biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật 7
1.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sau PT thay khớp nhân tạo 7
1.2.2. Một số biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật 7
1.3. Chế độ chăm sóc, PHCN trước và sau PT thay khớp nhân tạo 8
1.3.1. Trước phẫu thuật 8
1.3.2. Sau phẫu thuật 8
1.4. Hiểu biết của người bệnh phẫu thuật thay khớp nhân tạo có ảnh hưởng đến kết quả điều trị 9
1.4.1. Hiểu biết và sự tuân thủ của người bệnh 9
1.4.2. Tại sao người bệnh phẫu thuật thay khớp háng và khớp gối cần có hiểu biết về những thông tin cần thiết trước và sau phẫu thuật 10
1.4.3. Thực trạng hiểu biết và các yếu tố liên quan tới sự hiểu biết của người bệnh nói chung hiện nay 12
1.4.4. Một số nghiên cứu trên thế giới 13
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
2.1. Đối tượng nghiên cứu 15
2.2. Phương pháp nghiên cứu 15
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 15
2.2.2. Mẫu nghiên cứu 15
2.2.3. Nội dung, biến số nghiên cứu 16
2.2.4. Công cụ thu thập số liệu 17
2.2.5. Quy trình thu thập số liệu 17
2.2.6. Xử lí và phân tích số liệu 18
2.2.7. Vấn đề đạo đức nghiên cứu 19
2.2.8. Sai số và biện pháp khắc phục 19
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 21
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 21
3.1.1. Đặc điểm về nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu 21
3.1.2. Đặc điểm về người chăm sóc người bệnh 22
3.1.3. Đặc điểm phẫu thuật của đối tượng nghiên cứu 23
3.1.4. Thời gian nằm viện của đối tượng nghiên cứu 23
3.2. Hiểu biết của NB về những thông tin cần thiết trước và sau phẫu thuật 24
3.2.1. Hiểu biết của người bệnh trước phẫu thuật 24
3.2.2. Hiểu biết của người bệnh sau phẫu thuật 25
3.2.3. So sánh mức độ hiểu biết của người bệnh trước và sau phẫu thuật 26
3.3. Một số yếu tố liên quan đến sự hiểu của người bệnh 26
3.4. Nhu cầu tìm kiếm thông tin và khung suy nghĩ của người bệnh 31
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 34
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 34
4.1.1. Đặc điểm về nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu 34
4.1.2. Đặc điểm Y tế 35
4.2. Hiểu biết của người bệnh 36
4.2.1. Hiểu biết của người bệnh về những thông tin cần thiết trước PT 36
4.2.2.  Hiểu biết của người bệnh về những thông tin cần thiết sau PT 37
4.3. Các yếu tố liên quan đến mức độ hiểu biết 38
4.3.1. Nhu cầu kiến thức và khung suy nghĩ 40
KẾT LUẬN 42
KHUYẾN NGHỊ 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Tài liệu này do thành viên có TK Facebook (Hiep Tran) sưu tầm và đóng góp cho thư viện. Thay mặt BQT EBOOKBKMT mình xin chân thành cảm ơn bạn rất nhiều :)

Mọi đóng góp cho thư viện, các bạn hoàn toàn có thể gửi trực tiếp về email của Admin nguyenphihung1009@gmail.com hoặc inbox qua Facebook https://www.facebook.com/Congdongkythuatcodienvietnam.VMTC/.

Thân!

LINK DOWNLOAD

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: