GÓC KỸ THUẬT - Tìm hiểu van bướm điều khiển bằng điện (Electric Actuated Butterfly Valve)


Giới thiệu chung.

Van bướm điều khiển điện hay còn được gọi là van bướm điện hoặc van bướm tín hiệu điện có tên Tiếng Anh là "Electric Actuated Butterfly Valve". Van bướm điều khiển bằng điện là dòng van bướm gắn với thiết bị truyền động điện (24VDC, 220 VAC, 380 VAC, tuyến tính 4 - 20mA…). Hoạt động đóng/ mở van nhờ vào nguồn cấp tác động trực tiếp qua các cơ cấu truyền động tới trục van bướm làm cho van bướm thay đổi trạng thái. Với dòng van điều khiển bằng điện việc kiểm soát lưu lượng, thao tác đóng mở tự động nhanh chóng, hiệu quả và dễ dàng hơn so với vận hành bằng tay thông thường.

Cấu tạo và nguyên lý làm việc của van bướm điện.

Cấu tạo.

Van bướm điều khiển điện được cấu tạo từ 2 thành phần chính: Van bướm cơ và mô tơ điện:

Van bướm điều khiển điện =  Van bướm + mô tơ điện điều khiển van




Phần van bướm cơ:

Tùy thuộc vào từng môi trường sử dụng: nước, nước sạch, nước thải, khí nén, hơi nóng, hóa chất, nước ăn mòn, dược phẩm, thực phẩm đồ uống, xi măng, than, chất rắn, lỏng, khí, .v.v... mà chúng ta lựa chọn phần van bướm khác nhau. Có thể chúng ta dùng các loại van bướm gang, cánh inox thông thương hoặc dùng toàn thân inox hoặc dùng bằng van bướm nhựa.

Phần mô tơ điện (motor):


Phần mô tơ điện này thường được sản xuất hàng loạt, chúng có thể lắp vào van bướm, van bi tùy thuộc vào nhu cầu, cũng có thể lắp được vào các loại van bướm khác nhau tùy vào môi trường sử dụng của van bướm:

Mô tơ điện thường được chế tạo bằng vỏ kim loại, hợp kim, đôi khi được làm bằng nhựa dẻo tùy vào từng hãng. Chúng có điện áp 24V, 220V, 380V. Việc chọn mô tơ điện chúng ta cần lưu ý tới lực kéo của mô tơ. Một chiếc mô tơ điện khỏe có công suất lớn và sinh lực cho chúng ta như thế nào? Mô tơ điện hiện nay đều có tiêu chuẩn chống ẩm ướt IP67 có thể đảm bảo làm việc trong môi trường ẩm ướt.

Nguyên lý hoạt động của van bướm điều khiển điện.

Để đơn giản và dễ hiêu chúng ta tưởng tượng van bướm điện chính là van bướm tay. Khi chúng ta muốn van đóng hoặc mở thì chúng ta phải xoay cánh van bướm, cánh van bướm xoay được là nhờ vào trục và trục xoay được là nhờ vào tay gạt van bướm hoặc vô lăng, hộp số của van bướm.

Van bướm điện chính là van bướm có mô tơ xoay 1 góc 90 độ được liên kết với trục của van bướm. Mô tơ được cấp điện giúp cho trục của mô tơ liên kết với trục van bướm xoay 1 góc 90 độ từ đó cánh van bướm cũng xoay 1 góc 90 độ tạo ra hiện tượng đóng và mở van.

Phân loại van bướm điều khiển điện.

Dựa vào chức năng của van, môi trường sử dụng sản phẩm mà van bướm điều khiển điện được phân loại thành các dạng chính sau đây:

>>> Van bướm điều khiển điện ON. OFF:

Có thể nói đây là loại van bướm điều khiển điện thông dụng nhất trên thị trường hiện nay, nó có chức năng đơn giản là giúp van đóng hoặc mở van. Khi chạy hết hành trình nó sẽ tự động ngắt điện và giữ nguyên trạng thái. Khi nào cần đảo vị trí van chúng ta lại cấp điện cho nó. Van này tương đối thông dụng và được sử dụng rộng rãi có nhiều các kích thước van.

>>> Van bướm điều khiển điện tuyến tính 4 ~ 20mA:

Đây là loại van bướm điều khiển góc mở, loại van này giúp cho chúng ta điều tiết chính xác lưu lượng của lưu chất chảy qua van. Loại này ít được sử dụng hơn vì yêu cầu kỹ thuật của nó. Nó thực sự cần thiết cho các trường hợp điều tiết áp suất, điều  tiết nhiệt độ, v.v... để có thể có được lưu lượng phù hợp cho nhu cầu sử dụng:

Các thiết bị cung cấp đầu vào cho nó bao gồm: cảm biến áp suất, cảm biến nhiệt độ, đồng hồ lưu lượng khí, nước,v.v...

Một số từ kỹ thuật thường gọi cho sản phẩm:

- Van bướm điều khiển điện
- Van bướm điều khiển bằng điện
- Van bướm điện
- Van điều khiển điện 220V
- Van bướm điện 220V
- Van bướm điện tự động
- Van cánh bướm điều khiển điện
- Van nước điều khiển điện
- Van bướm điện từ

Ưu nhược điểm của van bướm điện.





>>> Ưu điểm của van bướm điều khiển điện.

- Van bướm điều khiển điện được điều khiển bởi dòng điện nên việc đóng mở van trở nên rất thuận tiện, linh hoạt, tự động hóa cao. Có thể đóng mở bằng tín hiệu điều khiển PLC, đóng mở bằng công tắc điện.

- Van là van bướm nên có thể lắp bích (Kiểu lắp chắc chắn hơn so với kiểu lắp ren - rắc co)

- Van là van bướm nên giá thành rẻ hơn, tiết kiệm chi phí

- Điện áp rất đa dạng: 220V (Thông dụng nhất), 380V, 24V

- Vì được thiết kế như một động cơ riêng biệt nên van rất khỏe, đóng mở trở nên nhẹ nhàng, giúp hệ thống vận hành trơn chu, êm nhẹ, đồng thời cũng tăng tuổi thọ van

- Có thể lắp cho các đường ống lớn (Lên đến 2000~4000 mm)

- Có thể dùng cho nhiều môi trường khác nhau: hóa chất, nước thải, nước sạch, khí nén, hơi nóng, v.v.....

- Bộ điều khiển điện thiết kế chắc chắn: Vật liệu nhôm hợp kim, bền với thời tiết thay đổi như ở Việt Nam

- Khi mất điện có thể đóng/mở thao tác bằng tay như van bướm tay quay thông thường

- Van có thể ở trạng thái: Thường mở hoặc thường đóng tùy vào cách cài đặt của người sử dụng

>>> Nhược điểm của van bướm điều khiển điện.

- So với van điện từ thì thời gian đóng mở hết hành trình lâu hơn, trong khi van điện từ là đóng mở ngay lập tức thì van bướm điều khiển điện phải mất khoảng 8 - 20s tùy vào từng hãng

- Không có kiểu bắt ren (dùng cho những đường ống có size nhỏ).

- Khi mất điện đột xuất thì không trở về hành trình được cài đặt ban đầu (Khi bị cúp điện thì cần phải thao tác bằng tay).


ĐẶT MUA VAN BƯỚM ĐIỆN ĐỘNG/KHÍ NÉN NGAY TẠI ĐÂY > > >





NGUỒN THAM KHẢO: (vankhinen.vn)


VIDEO THAM KHẢO:


Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của van bướm điều khiển điện



Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của van bi điều khiển điện



Kiểm tra và sửa chữa van bướm điều khiển điện



Van bướm điện động đóng mở liệu (Đóng không kín do kẹt lớp cao su làm kín)







Chúc các bạn thành công!


Giới thiệu chung.

Van bướm điều khiển điện hay còn được gọi là van bướm điện hoặc van bướm tín hiệu điện có tên Tiếng Anh là "Electric Actuated Butterfly Valve". Van bướm điều khiển bằng điện là dòng van bướm gắn với thiết bị truyền động điện (24VDC, 220 VAC, 380 VAC, tuyến tính 4 - 20mA…). Hoạt động đóng/ mở van nhờ vào nguồn cấp tác động trực tiếp qua các cơ cấu truyền động tới trục van bướm làm cho van bướm thay đổi trạng thái. Với dòng van điều khiển bằng điện việc kiểm soát lưu lượng, thao tác đóng mở tự động nhanh chóng, hiệu quả và dễ dàng hơn so với vận hành bằng tay thông thường.

Cấu tạo và nguyên lý làm việc của van bướm điện.

Cấu tạo.

Van bướm điều khiển điện được cấu tạo từ 2 thành phần chính: Van bướm cơ và mô tơ điện:

Van bướm điều khiển điện =  Van bướm + mô tơ điện điều khiển van




Phần van bướm cơ:

Tùy thuộc vào từng môi trường sử dụng: nước, nước sạch, nước thải, khí nén, hơi nóng, hóa chất, nước ăn mòn, dược phẩm, thực phẩm đồ uống, xi măng, than, chất rắn, lỏng, khí, .v.v... mà chúng ta lựa chọn phần van bướm khác nhau. Có thể chúng ta dùng các loại van bướm gang, cánh inox thông thương hoặc dùng toàn thân inox hoặc dùng bằng van bướm nhựa.

Phần mô tơ điện (motor):


Phần mô tơ điện này thường được sản xuất hàng loạt, chúng có thể lắp vào van bướm, van bi tùy thuộc vào nhu cầu, cũng có thể lắp được vào các loại van bướm khác nhau tùy vào môi trường sử dụng của van bướm:

Mô tơ điện thường được chế tạo bằng vỏ kim loại, hợp kim, đôi khi được làm bằng nhựa dẻo tùy vào từng hãng. Chúng có điện áp 24V, 220V, 380V. Việc chọn mô tơ điện chúng ta cần lưu ý tới lực kéo của mô tơ. Một chiếc mô tơ điện khỏe có công suất lớn và sinh lực cho chúng ta như thế nào? Mô tơ điện hiện nay đều có tiêu chuẩn chống ẩm ướt IP67 có thể đảm bảo làm việc trong môi trường ẩm ướt.

Nguyên lý hoạt động của van bướm điều khiển điện.

Để đơn giản và dễ hiêu chúng ta tưởng tượng van bướm điện chính là van bướm tay. Khi chúng ta muốn van đóng hoặc mở thì chúng ta phải xoay cánh van bướm, cánh van bướm xoay được là nhờ vào trục và trục xoay được là nhờ vào tay gạt van bướm hoặc vô lăng, hộp số của van bướm.

Van bướm điện chính là van bướm có mô tơ xoay 1 góc 90 độ được liên kết với trục của van bướm. Mô tơ được cấp điện giúp cho trục của mô tơ liên kết với trục van bướm xoay 1 góc 90 độ từ đó cánh van bướm cũng xoay 1 góc 90 độ tạo ra hiện tượng đóng và mở van.

Phân loại van bướm điều khiển điện.

Dựa vào chức năng của van, môi trường sử dụng sản phẩm mà van bướm điều khiển điện được phân loại thành các dạng chính sau đây:

>>> Van bướm điều khiển điện ON. OFF:

Có thể nói đây là loại van bướm điều khiển điện thông dụng nhất trên thị trường hiện nay, nó có chức năng đơn giản là giúp van đóng hoặc mở van. Khi chạy hết hành trình nó sẽ tự động ngắt điện và giữ nguyên trạng thái. Khi nào cần đảo vị trí van chúng ta lại cấp điện cho nó. Van này tương đối thông dụng và được sử dụng rộng rãi có nhiều các kích thước van.

>>> Van bướm điều khiển điện tuyến tính 4 ~ 20mA:

Đây là loại van bướm điều khiển góc mở, loại van này giúp cho chúng ta điều tiết chính xác lưu lượng của lưu chất chảy qua van. Loại này ít được sử dụng hơn vì yêu cầu kỹ thuật của nó. Nó thực sự cần thiết cho các trường hợp điều tiết áp suất, điều  tiết nhiệt độ, v.v... để có thể có được lưu lượng phù hợp cho nhu cầu sử dụng:

Các thiết bị cung cấp đầu vào cho nó bao gồm: cảm biến áp suất, cảm biến nhiệt độ, đồng hồ lưu lượng khí, nước,v.v...

Một số từ kỹ thuật thường gọi cho sản phẩm:

- Van bướm điều khiển điện
- Van bướm điều khiển bằng điện
- Van bướm điện
- Van điều khiển điện 220V
- Van bướm điện 220V
- Van bướm điện tự động
- Van cánh bướm điều khiển điện
- Van nước điều khiển điện
- Van bướm điện từ

Ưu nhược điểm của van bướm điện.





>>> Ưu điểm của van bướm điều khiển điện.

- Van bướm điều khiển điện được điều khiển bởi dòng điện nên việc đóng mở van trở nên rất thuận tiện, linh hoạt, tự động hóa cao. Có thể đóng mở bằng tín hiệu điều khiển PLC, đóng mở bằng công tắc điện.

- Van là van bướm nên có thể lắp bích (Kiểu lắp chắc chắn hơn so với kiểu lắp ren - rắc co)

- Van là van bướm nên giá thành rẻ hơn, tiết kiệm chi phí

- Điện áp rất đa dạng: 220V (Thông dụng nhất), 380V, 24V

- Vì được thiết kế như một động cơ riêng biệt nên van rất khỏe, đóng mở trở nên nhẹ nhàng, giúp hệ thống vận hành trơn chu, êm nhẹ, đồng thời cũng tăng tuổi thọ van

- Có thể lắp cho các đường ống lớn (Lên đến 2000~4000 mm)

- Có thể dùng cho nhiều môi trường khác nhau: hóa chất, nước thải, nước sạch, khí nén, hơi nóng, v.v.....

- Bộ điều khiển điện thiết kế chắc chắn: Vật liệu nhôm hợp kim, bền với thời tiết thay đổi như ở Việt Nam

- Khi mất điện có thể đóng/mở thao tác bằng tay như van bướm tay quay thông thường

- Van có thể ở trạng thái: Thường mở hoặc thường đóng tùy vào cách cài đặt của người sử dụng

>>> Nhược điểm của van bướm điều khiển điện.

- So với van điện từ thì thời gian đóng mở hết hành trình lâu hơn, trong khi van điện từ là đóng mở ngay lập tức thì van bướm điều khiển điện phải mất khoảng 8 - 20s tùy vào từng hãng

- Không có kiểu bắt ren (dùng cho những đường ống có size nhỏ).

- Khi mất điện đột xuất thì không trở về hành trình được cài đặt ban đầu (Khi bị cúp điện thì cần phải thao tác bằng tay).


ĐẶT MUA VAN BƯỚM ĐIỆN ĐỘNG/KHÍ NÉN NGAY TẠI ĐÂY > > >





NGUỒN THAM KHẢO: (vankhinen.vn)


VIDEO THAM KHẢO:


Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của van bướm điều khiển điện



Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của van bi điều khiển điện



Kiểm tra và sửa chữa van bướm điều khiển điện



Van bướm điện động đóng mở liệu (Đóng không kín do kẹt lớp cao su làm kín)







Chúc các bạn thành công!

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: