Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS Phúc Xá quận Ba Đình TP Hà Nội


Lịch sử phát triển của loài người đã chứng minh và khẳng định vai trò to lớn của giáo dục đối với sự phát triển của cá nhân và xã hội. Giáo dục chính là công cụ, là phương tiện góp phần tạo nên sự tiến bộ xã hội. Khi xã hội phát triển, giáo dục vừa được coi là động lực vừa là mục tiêu của sự phát triển đó.

Đạo đức là phẩm chất quan trọng nhất của nhân cách, là nền tảng để xây dựng thế giới tâm hồn con người, vì vậy ở bất cứ quốc gia nào, thời đại nào việc giáo dục đạo đức cho thế hệ đang lớn lên cũng là trung tâm chú ý của các nhà lãnh đạo, quản lí xã hội và hệ thống giáo dục. Giáo dục đạo đức nhằm cung cấp cho học sinh những tri thức cơ bản về những phẩm chất đạo đức, những chuẩn mực đạo đức, từ đó tự hoàn thiện nhân cách của mình. Đức và tài là những yếu tố cơ bản hợp thành trong một cá nhân. Nhiều quan điểm cho rằng đạo đức là gốc của nhân cách. Giáo dục đạo đức là một phần quan trọng không thể thiếu trong hoạt động giáo dục. Bác Hồ đã từng khẳng định “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Nhiều nhà hiền triết cũng đã nhấn mạnh “con người muốn trở thành con người thì cần phải được giáo dục”. Vì vậy, việc quan tâm tới công tác quản lý giáo dục đạo đức trong nhà trường là một việc làm hết sức quan trọng.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ Hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã khẳng định: “Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những thế hệ con người thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc; công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức kỷ luật...”.
Hiện nay nhiều học sinh, sinh viên có ý chí vươn lên trong học tập, có hoài bão khát vọng lớn. Tuy nhiên, dưới tác động của mặt trái trong nền kinh tế thị trường  và nhiều nguyên nhân khác, những hành vi lệch chuẩn mực của thanh thiếu niên có xu hướng ngày càng  gia tăng. Một số hành vi vi phạm pháp luật của học sinh khiến gia đình và xã hội lo lắng như: vi phạm luật lệ giao thông, đua xe trái phép, bạo lực học đường, quay cóp bài, mua điểm, cờ bạc, trong gia đình trẻ em thiếu lễ phép khi nói năng….Một số hành vi lệch chuẩn khác về mặt đạo đức như: lối sống hưởng thụ, thực dụng, xa hoa, lãng phí, lười lao động, thiếu ý thức rèn luyện, không dám đấu tranh với cái sai, thờ ơ vô cảm, ích kỷ …cũng ngày càng nhiều hơn ở đối tượng còn ngồi trên ghế nhà trường.
Đặc biệt Nghị quyết 29 Hội nghị trung ương lần thứ 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo tiếp tục khẳng định coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Đổi mới phải kế thừa những thành tựu đã có, có tính dài hạn phù hợp. Đổi mới nhằm nâng cao dân trí bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài; chuyển từ trang bị kiến thức sang năng lực thực hiện. Phát triển giáo dục đào tạo gắn với phát triển kinh tế và bảo vệ Tổ quốc. Đổi mới giáo theo hướng mở linh hoạt, chuẩn hóa hiện đại. Chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, dân chủ hóa, xã hội hóa giáo dục. Chủ động hội nhập quốc tế.
Trước tình hình và thực trạng này trong những năm qua các cấp, các ngành, đặc biệt là ngành giáo dục đã quan tâm đầu tư chú trọng công tác giáo dục toàn diện cho các thế hệ học sinh. Vấn đề giáo dục đạo đức được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong các nhà trường. Nhưng thực tế việc giáo dục đạo đức trong nhà trường thường mới chú trọng tới nền nếp kỷ cương với nội quy, những bài học giáo huấn, chưa chú ý đến hành vi ứng xử thực tế. Bên cạnh đó biện pháp phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh chưa chặt chẽ, đồng bộ, thường xuyên. Giáo dục là quá trình mang tính xã hội sâu sắc, thể hiện nhiều góc độ khía cạnh, có sự tham gia của nhiều lực lượng xã hội. Việc giáo dục đạo đức học sinh nếu chỉ diễn ra trong khuôn viên nhà trường tất yếu không phát huy được sức mạnh chung, không toàn diện và đầy đủ nên hiệu quả của công tác này trong các nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo con người mới phù hợp với sự phát triển của xã hội trong giai đoạn hiện nay.
Trường THCS Phúc Xá Quận Ba Đình trong những năm qua cũng đã có nhiều chuyển biến trong các mặt giáo dục như các chỉ tiêu về  hạnh kiểm, học sinh tốt nghiệp, chỉ tiêu học sinh giỏi, học sinh tiên tiến ngày càng tăng, nhưng bên cạnh đó hiệu quả công tác giáo dục đạo đức học sinh cũng còn có những  hạn chế:
- Giáo viên lên lớp còn nặng dạy chữ, chưa chú trọng đến vấn đề dạy người, môn giáo dục công dân nhiều giáo viên và học sinh xem là “ môn phụ”, nặng lí luận chưa có sự đầu tư nâng cao chất lượng giảng dạy.
- Có một số cán bộ giáo viên còn né tránh, thậm chí còn làm ngơ trước những hành vi vi phạm đạo đức của học sinh. Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp còn một bộ phận chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa thực sự tâm huyết với nghề, chưa có sự quan tâm đúng mức đến công tác giáo dục đạo đức học sinh.
- Giáo dục đạo đức học sinh chưa được tiến hành thường xuyên, chưa được thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc; vẫn còn thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình, các cấp uỷ Đảng chính quyền, các ngành hữu quan, các tổ chức chính trị xã hội và quần chúng nhân dân.
- Vẫn tồn tại một bộ phận học sinh thường xuyên có biểu hiện vi phạm nội quy, có lối sống hưởng thụ, thực dụng, ích kỷ, xúc phạm tới danh dự, tự trọng của nhà giáo.
Để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh của trường lên một bước mới, góp phần tạo bước đột phá trong chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2010 - 2020, đáp ứng việc nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh, việc nghiên cứu các biện pháp quản lí giáo dục đạo đức cho học sinh THCS là hết sức cần thiết. 
Xuất phát từ những lí do nói trên, tác giả chọn đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS Phúc Xá - quận Ba Đình- TP Hà Nội” để nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp.

NỘI DUNG:

MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 4
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4
5. Giả thuyết khoa học 5
6. Phương pháp nghiên cứu 5
7. Phạm vi nghiên cứu 5
8. Những đóng góp của đề tài 6
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG THCS 7
1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề 7
1.2. Một số khái niệm cơ bản 10
1.2.1. Đạo đức và giáo dục đạo đức 10
1.2.2. Khái niệm quản lý và quản lý hoạt động giáo dục đạo đức 15
1.3. Giáo dục đạo đức cho HS THCS 18
1.3.1. Vị trí vai trò của giáo dục đạo đức cho HS THCS 18
1.3.2. Mục tiêu, nhiệm vụ và các con đường GDĐĐ cho học sinh THCS 19
1.3.3 Nội dung, phương pháp, hình thức GDĐĐ cho học sinh THCS 23
1.3.4. Đặc điểm học sinh THCS 26
1.4. Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS 28
1.4.1. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho HS THCS 28
1.4.2. Các phương pháp quản lý GDĐĐ trong nhà trường 32
1.4.3. Chủ thể quản lý các hoạt động giáo dục đạo đức cho HS THCS 34
1.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho HS THCS 35
1.5. Cơ sở pháp lý của quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS 39
Tiểu kết chương 1 43
Chương 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG THCS PHÚC XÁ - QUẬN BA ĐÌNH - TP HÀ NỘI 44
2.1. Khái quát về trường THCS Phúc Xá, quận Ba Đình -TP Hà Nội 44
2.1.1. Khái quát về trường THCS Phúc Xá 44
2.1.2 Khái quát về địa bàn dân cư quận Ba Đình 47
2.2. Thực trạng đạo đức và giáo dục đạo đức cho học sinh THCS Phúc Xá - quận Ba Đình- Hà Nội 50
2.2.1 Thực trạng đạo đức của học sinh trường THCS Phúc Xá 50
2.2.2. Thực trạng công tác GDĐĐ cho học sinh trường THCS Phúc Xá 60
2.3. Thực trạng quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS THCS Phúc Xá 66
2.3.1 Thực trạng kế hoạch hóa công tác GDĐĐ 66
2.3.2 Thực trạng về công tác tổ chức GDĐĐ 67
2.3.3 Thực trạng về chỉ đạo kiểm tra, đánh giá công tác GDĐĐ 67
2.3.4. Thực trạng đa dạng các hình thức phối kết hợp giữa nhà trường gia đình xã hội 69
2.3.5. Thực trạng về việc quản lý các hoạt động tự quản của các tập thể HS 70
2.3.6. Những nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh trường THCS Phúc Xá 71
2.3.7. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS Phúc Xá 73
Tiểu kết chương 2 76
Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC  CHO HỌC SINH  Ở TRƯỜNG THCS PHÚC XÁ, BA ĐÌNH,  HÀ NỘI 77
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp 77
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 77
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ 77
3.1.3. Nguyên tắc bảo đảm tính hiệu quả 77
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh trường THCS Phúc Xá - quận Ba Đình - Thành phố Hà Nội 78
3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của các thành viên, tổ chức trong nhà trường trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh 78
3.2.2. Biện pháp 2: Kế hoạch hóa công tác GDĐĐ HS 82
3.2.3. Biện pháp 3: Tổ chức lựa chọn và bồi dưỡng năng lực thực hiện đổi mới phương pháp GDĐĐ cho đội ngũ GVCN 85
3.2.4. Biện pháp 4: Xây dựng một môi trường học tập thân thiện để GD ĐĐ cho HS 88
3.2.5. Biện pháp 5: Quản lý hoạt động GDĐĐ HS thông qua tổ chức hoạt động GDNGLL và các tình huống trong cuộc sống 91
3.2.6. Biện pháp 6: Phát huy vai trò tự quản của tập thể và tự rèn luyện của học sinh 99
3.2.7. Biện pháp 7: Tổ chức tốt việc phối kết hợp giữa nhà trường, và các lực lượng xã hội trong công tác giáo dục đạo đức học sinh 101
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp 105
3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý được đề xuất 106
Tiểu kết chương 3 110
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 111
1. Kết luận 111
2. Kiến nghị 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO 114

Tài liệu này do thành viên có TK Facebook (Dieuu Bui) sưu tầm và đóng góp cho thư viện. Thay mặt BQT EBOOKBKMT mình xin chân thành cảm ơn bạn rất nhiều :)

Mọi đóng góp cho thư viện, các bạn hoàn toàn có thể gửi trực tiếp về email của Admin nguyenphihung1009@gmail.com hoặc inbox qua Facebook https://www.facebook.com/Congdongkythuatcodienvietnam.VMTC/.

Thân!

LINK DOWNLOAD


Lịch sử phát triển của loài người đã chứng minh và khẳng định vai trò to lớn của giáo dục đối với sự phát triển của cá nhân và xã hội. Giáo dục chính là công cụ, là phương tiện góp phần tạo nên sự tiến bộ xã hội. Khi xã hội phát triển, giáo dục vừa được coi là động lực vừa là mục tiêu của sự phát triển đó.

Đạo đức là phẩm chất quan trọng nhất của nhân cách, là nền tảng để xây dựng thế giới tâm hồn con người, vì vậy ở bất cứ quốc gia nào, thời đại nào việc giáo dục đạo đức cho thế hệ đang lớn lên cũng là trung tâm chú ý của các nhà lãnh đạo, quản lí xã hội và hệ thống giáo dục. Giáo dục đạo đức nhằm cung cấp cho học sinh những tri thức cơ bản về những phẩm chất đạo đức, những chuẩn mực đạo đức, từ đó tự hoàn thiện nhân cách của mình. Đức và tài là những yếu tố cơ bản hợp thành trong một cá nhân. Nhiều quan điểm cho rằng đạo đức là gốc của nhân cách. Giáo dục đạo đức là một phần quan trọng không thể thiếu trong hoạt động giáo dục. Bác Hồ đã từng khẳng định “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Nhiều nhà hiền triết cũng đã nhấn mạnh “con người muốn trở thành con người thì cần phải được giáo dục”. Vì vậy, việc quan tâm tới công tác quản lý giáo dục đạo đức trong nhà trường là một việc làm hết sức quan trọng.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ Hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã khẳng định: “Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những thế hệ con người thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc; công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức kỷ luật...”.
Hiện nay nhiều học sinh, sinh viên có ý chí vươn lên trong học tập, có hoài bão khát vọng lớn. Tuy nhiên, dưới tác động của mặt trái trong nền kinh tế thị trường  và nhiều nguyên nhân khác, những hành vi lệch chuẩn mực của thanh thiếu niên có xu hướng ngày càng  gia tăng. Một số hành vi vi phạm pháp luật của học sinh khiến gia đình và xã hội lo lắng như: vi phạm luật lệ giao thông, đua xe trái phép, bạo lực học đường, quay cóp bài, mua điểm, cờ bạc, trong gia đình trẻ em thiếu lễ phép khi nói năng….Một số hành vi lệch chuẩn khác về mặt đạo đức như: lối sống hưởng thụ, thực dụng, xa hoa, lãng phí, lười lao động, thiếu ý thức rèn luyện, không dám đấu tranh với cái sai, thờ ơ vô cảm, ích kỷ …cũng ngày càng nhiều hơn ở đối tượng còn ngồi trên ghế nhà trường.
Đặc biệt Nghị quyết 29 Hội nghị trung ương lần thứ 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo tiếp tục khẳng định coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Đổi mới phải kế thừa những thành tựu đã có, có tính dài hạn phù hợp. Đổi mới nhằm nâng cao dân trí bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài; chuyển từ trang bị kiến thức sang năng lực thực hiện. Phát triển giáo dục đào tạo gắn với phát triển kinh tế và bảo vệ Tổ quốc. Đổi mới giáo theo hướng mở linh hoạt, chuẩn hóa hiện đại. Chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, dân chủ hóa, xã hội hóa giáo dục. Chủ động hội nhập quốc tế.
Trước tình hình và thực trạng này trong những năm qua các cấp, các ngành, đặc biệt là ngành giáo dục đã quan tâm đầu tư chú trọng công tác giáo dục toàn diện cho các thế hệ học sinh. Vấn đề giáo dục đạo đức được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong các nhà trường. Nhưng thực tế việc giáo dục đạo đức trong nhà trường thường mới chú trọng tới nền nếp kỷ cương với nội quy, những bài học giáo huấn, chưa chú ý đến hành vi ứng xử thực tế. Bên cạnh đó biện pháp phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh chưa chặt chẽ, đồng bộ, thường xuyên. Giáo dục là quá trình mang tính xã hội sâu sắc, thể hiện nhiều góc độ khía cạnh, có sự tham gia của nhiều lực lượng xã hội. Việc giáo dục đạo đức học sinh nếu chỉ diễn ra trong khuôn viên nhà trường tất yếu không phát huy được sức mạnh chung, không toàn diện và đầy đủ nên hiệu quả của công tác này trong các nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo con người mới phù hợp với sự phát triển của xã hội trong giai đoạn hiện nay.
Trường THCS Phúc Xá Quận Ba Đình trong những năm qua cũng đã có nhiều chuyển biến trong các mặt giáo dục như các chỉ tiêu về  hạnh kiểm, học sinh tốt nghiệp, chỉ tiêu học sinh giỏi, học sinh tiên tiến ngày càng tăng, nhưng bên cạnh đó hiệu quả công tác giáo dục đạo đức học sinh cũng còn có những  hạn chế:
- Giáo viên lên lớp còn nặng dạy chữ, chưa chú trọng đến vấn đề dạy người, môn giáo dục công dân nhiều giáo viên và học sinh xem là “ môn phụ”, nặng lí luận chưa có sự đầu tư nâng cao chất lượng giảng dạy.
- Có một số cán bộ giáo viên còn né tránh, thậm chí còn làm ngơ trước những hành vi vi phạm đạo đức của học sinh. Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp còn một bộ phận chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa thực sự tâm huyết với nghề, chưa có sự quan tâm đúng mức đến công tác giáo dục đạo đức học sinh.
- Giáo dục đạo đức học sinh chưa được tiến hành thường xuyên, chưa được thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc; vẫn còn thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình, các cấp uỷ Đảng chính quyền, các ngành hữu quan, các tổ chức chính trị xã hội và quần chúng nhân dân.
- Vẫn tồn tại một bộ phận học sinh thường xuyên có biểu hiện vi phạm nội quy, có lối sống hưởng thụ, thực dụng, ích kỷ, xúc phạm tới danh dự, tự trọng của nhà giáo.
Để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh của trường lên một bước mới, góp phần tạo bước đột phá trong chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2010 - 2020, đáp ứng việc nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh, việc nghiên cứu các biện pháp quản lí giáo dục đạo đức cho học sinh THCS là hết sức cần thiết. 
Xuất phát từ những lí do nói trên, tác giả chọn đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS Phúc Xá - quận Ba Đình- TP Hà Nội” để nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp.

NỘI DUNG:

MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 4
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4
5. Giả thuyết khoa học 5
6. Phương pháp nghiên cứu 5
7. Phạm vi nghiên cứu 5
8. Những đóng góp của đề tài 6
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG THCS 7
1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề 7
1.2. Một số khái niệm cơ bản 10
1.2.1. Đạo đức và giáo dục đạo đức 10
1.2.2. Khái niệm quản lý và quản lý hoạt động giáo dục đạo đức 15
1.3. Giáo dục đạo đức cho HS THCS 18
1.3.1. Vị trí vai trò của giáo dục đạo đức cho HS THCS 18
1.3.2. Mục tiêu, nhiệm vụ và các con đường GDĐĐ cho học sinh THCS 19
1.3.3 Nội dung, phương pháp, hình thức GDĐĐ cho học sinh THCS 23
1.3.4. Đặc điểm học sinh THCS 26
1.4. Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS 28
1.4.1. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho HS THCS 28
1.4.2. Các phương pháp quản lý GDĐĐ trong nhà trường 32
1.4.3. Chủ thể quản lý các hoạt động giáo dục đạo đức cho HS THCS 34
1.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho HS THCS 35
1.5. Cơ sở pháp lý của quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS 39
Tiểu kết chương 1 43
Chương 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG THCS PHÚC XÁ - QUẬN BA ĐÌNH - TP HÀ NỘI 44
2.1. Khái quát về trường THCS Phúc Xá, quận Ba Đình -TP Hà Nội 44
2.1.1. Khái quát về trường THCS Phúc Xá 44
2.1.2 Khái quát về địa bàn dân cư quận Ba Đình 47
2.2. Thực trạng đạo đức và giáo dục đạo đức cho học sinh THCS Phúc Xá - quận Ba Đình- Hà Nội 50
2.2.1 Thực trạng đạo đức của học sinh trường THCS Phúc Xá 50
2.2.2. Thực trạng công tác GDĐĐ cho học sinh trường THCS Phúc Xá 60
2.3. Thực trạng quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS THCS Phúc Xá 66
2.3.1 Thực trạng kế hoạch hóa công tác GDĐĐ 66
2.3.2 Thực trạng về công tác tổ chức GDĐĐ 67
2.3.3 Thực trạng về chỉ đạo kiểm tra, đánh giá công tác GDĐĐ 67
2.3.4. Thực trạng đa dạng các hình thức phối kết hợp giữa nhà trường gia đình xã hội 69
2.3.5. Thực trạng về việc quản lý các hoạt động tự quản của các tập thể HS 70
2.3.6. Những nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh trường THCS Phúc Xá 71
2.3.7. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS Phúc Xá 73
Tiểu kết chương 2 76
Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC  CHO HỌC SINH  Ở TRƯỜNG THCS PHÚC XÁ, BA ĐÌNH,  HÀ NỘI 77
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp 77
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 77
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ 77
3.1.3. Nguyên tắc bảo đảm tính hiệu quả 77
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh trường THCS Phúc Xá - quận Ba Đình - Thành phố Hà Nội 78
3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của các thành viên, tổ chức trong nhà trường trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh 78
3.2.2. Biện pháp 2: Kế hoạch hóa công tác GDĐĐ HS 82
3.2.3. Biện pháp 3: Tổ chức lựa chọn và bồi dưỡng năng lực thực hiện đổi mới phương pháp GDĐĐ cho đội ngũ GVCN 85
3.2.4. Biện pháp 4: Xây dựng một môi trường học tập thân thiện để GD ĐĐ cho HS 88
3.2.5. Biện pháp 5: Quản lý hoạt động GDĐĐ HS thông qua tổ chức hoạt động GDNGLL và các tình huống trong cuộc sống 91
3.2.6. Biện pháp 6: Phát huy vai trò tự quản của tập thể và tự rèn luyện của học sinh 99
3.2.7. Biện pháp 7: Tổ chức tốt việc phối kết hợp giữa nhà trường, và các lực lượng xã hội trong công tác giáo dục đạo đức học sinh 101
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp 105
3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý được đề xuất 106
Tiểu kết chương 3 110
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 111
1. Kết luận 111
2. Kiến nghị 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO 114

Tài liệu này do thành viên có TK Facebook (Dieuu Bui) sưu tầm và đóng góp cho thư viện. Thay mặt BQT EBOOKBKMT mình xin chân thành cảm ơn bạn rất nhiều :)

Mọi đóng góp cho thư viện, các bạn hoàn toàn có thể gửi trực tiếp về email của Admin nguyenphihung1009@gmail.com hoặc inbox qua Facebook https://www.facebook.com/Congdongkythuatcodienvietnam.VMTC/.

Thân!

LINK DOWNLOAD

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: