Mối quan hệ giữa dạy học và sự phát triển trí tuệ. Chứng minh dạy học phát triển trí thông minh (IQ) của học sinh qua môn Hóa học


Chúng ta đang sống ở thế kỉ XXI, thế kỷ của tri thức khoa học và công nghệ cao. Điều đó đòi hỏi nền giáo dục nước ta phải đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc và toàn diện. Nghị quyết BCH Trung Ương Đảng khoá VIII đã chỉ rõ: “Mục tiêu của giáo dục đào tạo là đào tạo ra những con người có đủ phẩm chất, năng lực để xây dựng và bảo vệ tổ quốc, làm chủ tri thức khoa học công nghệ hiện đại, có năng lực phát huy giá trị văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa của nhân loại, có tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành giỏi”.

Phát triển năng lực nhận thức, tư duy độc lập, sáng tạo và rèn trí thông minh cho học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trong của nhà trường phổ thông. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nhiều lần nhấn mạnh: “Chương trình và sách giáo khoa phải đảm bảo dạy cho học sinh những nguyên lí cơ bản toàn diện về các mặt đức dục, trí dục, mĩ dục. Đồng thời tạo cho các em điều kiện phát triển trí thông minh, khả năng độc lập suy nghĩ và sáng tạo. Cái quan trọng của trí dục là rèn luyện trí thông minh và sức suy nghĩ …Phương pháp giảng dạy bao giờ cũng đi đôi với nội dung giảng dạy, anh dạy như thế nào giúp cho người học trò, người sinh viên óc khả năng độc lập suy nghĩ, giúp cho cái thông minh của họ làm việc, phát triển chứ không phải giúp cho họ có trí nhớ. Phải có trí nhớ nhưng chủ yếu là giúp cho họ phát triển trí thông minh sáng tạo”. Do đó nhà trường phổ thông phải đào tạo ra những con người có phẩm chất trí tuệ, chủ yếu là những phẩm chất của sức suy nghĩ, của tư duy: óc suy nghĩ độc lập sáng tạo, trí thông minh.
Thực tiễn dạy học cho thấy phương pháp dạy học hiện nay tuy đã nhiều đổi mới nhưng cũng chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra, ở trường phổ thông các thầy cô quan tâm đến nội dung và phương pháp học tập đáp ứng tốt cho các kì thi nhưng chưa chú trọng thích đáng vào rèn luyện phát triển trí tuệ, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thực vào thực tiễn, đặc biệt là phát triển tư duy Hóa học. Tư duy Hóa học là loại hình rất cần thiết trong dạy học và làm việc sau này của học sinh.
Trong dạy học hoá học, có thể nâng cao chất lượng dạy học và phát triển năng lượng nhận thức của học sinh bằng nhiều biện pháp và phương pháp khác nhau. Giải bài tập hoá học với tư cách là một phương pháp dạy học và có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục, rèn luyện và phát triển học sinh. Mặt khác, cũng là thước đo trình độ nắm vững kiến thức và kỹ năng hoá học của học sinh.
Như vậy người thầy không chỉ cung cấp kiến thức mà còn dạy cách học, phát huy khả năng tư duy, phân tích, tổng hợp, nhận xét, đánh giá, phát hiện vấn đề làm cho học sinh chủ động trong học tập, say mê nghiên cứu, gạt bỏ tư tưởng ngại và sợ Hóa học, làm cho Hóa học trở thành một môn học gần gũi và thiết thực đối với học sinh.
Vì vậy, cần phải nghiên cứu bài tập hóa học trên cơ sở hoạt động tư duy của học sinh, từ đó đề ra cách hướng dẫn học sinh tự lực giải bài tập, thông qua đó để tư duy của họ phát triển. Do đó, việc nghiên cứu chủ đề “ Mối quan hệ giữa dạy học và sự phát triển trí tuệ. Chứng minh dạy học phát triển trí thông minh (IQ) của học sinh qua môn Hóa học” là rất cần thiết.

Tài liệu này do một thành viên (xin được giấu tên) sưu tầm và đóng góp cho thư viện. Thay mặt BQT EBOOKBKMT mình xin chân thành cảm ơn bạn rất nhiều :)

Mọi đóng góp cho thư viện, các bạn hoàn toàn có thể gửi trực tiếp về mail của Admin nguyenphihung1009@gmail.com hoặc inbox qua Facebook.

Thân!

LINK DOWNLOAD


Chúng ta đang sống ở thế kỉ XXI, thế kỷ của tri thức khoa học và công nghệ cao. Điều đó đòi hỏi nền giáo dục nước ta phải đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc và toàn diện. Nghị quyết BCH Trung Ương Đảng khoá VIII đã chỉ rõ: “Mục tiêu của giáo dục đào tạo là đào tạo ra những con người có đủ phẩm chất, năng lực để xây dựng và bảo vệ tổ quốc, làm chủ tri thức khoa học công nghệ hiện đại, có năng lực phát huy giá trị văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa của nhân loại, có tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành giỏi”.

Phát triển năng lực nhận thức, tư duy độc lập, sáng tạo và rèn trí thông minh cho học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trong của nhà trường phổ thông. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nhiều lần nhấn mạnh: “Chương trình và sách giáo khoa phải đảm bảo dạy cho học sinh những nguyên lí cơ bản toàn diện về các mặt đức dục, trí dục, mĩ dục. Đồng thời tạo cho các em điều kiện phát triển trí thông minh, khả năng độc lập suy nghĩ và sáng tạo. Cái quan trọng của trí dục là rèn luyện trí thông minh và sức suy nghĩ …Phương pháp giảng dạy bao giờ cũng đi đôi với nội dung giảng dạy, anh dạy như thế nào giúp cho người học trò, người sinh viên óc khả năng độc lập suy nghĩ, giúp cho cái thông minh của họ làm việc, phát triển chứ không phải giúp cho họ có trí nhớ. Phải có trí nhớ nhưng chủ yếu là giúp cho họ phát triển trí thông minh sáng tạo”. Do đó nhà trường phổ thông phải đào tạo ra những con người có phẩm chất trí tuệ, chủ yếu là những phẩm chất của sức suy nghĩ, của tư duy: óc suy nghĩ độc lập sáng tạo, trí thông minh.
Thực tiễn dạy học cho thấy phương pháp dạy học hiện nay tuy đã nhiều đổi mới nhưng cũng chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra, ở trường phổ thông các thầy cô quan tâm đến nội dung và phương pháp học tập đáp ứng tốt cho các kì thi nhưng chưa chú trọng thích đáng vào rèn luyện phát triển trí tuệ, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thực vào thực tiễn, đặc biệt là phát triển tư duy Hóa học. Tư duy Hóa học là loại hình rất cần thiết trong dạy học và làm việc sau này của học sinh.
Trong dạy học hoá học, có thể nâng cao chất lượng dạy học và phát triển năng lượng nhận thức của học sinh bằng nhiều biện pháp và phương pháp khác nhau. Giải bài tập hoá học với tư cách là một phương pháp dạy học và có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục, rèn luyện và phát triển học sinh. Mặt khác, cũng là thước đo trình độ nắm vững kiến thức và kỹ năng hoá học của học sinh.
Như vậy người thầy không chỉ cung cấp kiến thức mà còn dạy cách học, phát huy khả năng tư duy, phân tích, tổng hợp, nhận xét, đánh giá, phát hiện vấn đề làm cho học sinh chủ động trong học tập, say mê nghiên cứu, gạt bỏ tư tưởng ngại và sợ Hóa học, làm cho Hóa học trở thành một môn học gần gũi và thiết thực đối với học sinh.
Vì vậy, cần phải nghiên cứu bài tập hóa học trên cơ sở hoạt động tư duy của học sinh, từ đó đề ra cách hướng dẫn học sinh tự lực giải bài tập, thông qua đó để tư duy của họ phát triển. Do đó, việc nghiên cứu chủ đề “ Mối quan hệ giữa dạy học và sự phát triển trí tuệ. Chứng minh dạy học phát triển trí thông minh (IQ) của học sinh qua môn Hóa học” là rất cần thiết.

Tài liệu này do một thành viên (xin được giấu tên) sưu tầm và đóng góp cho thư viện. Thay mặt BQT EBOOKBKMT mình xin chân thành cảm ơn bạn rất nhiều :)

Mọi đóng góp cho thư viện, các bạn hoàn toàn có thể gửi trực tiếp về mail của Admin nguyenphihung1009@gmail.com hoặc inbox qua Facebook.

Thân!

LINK DOWNLOAD

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: