Triết học phương tây trước mác sự phát triển của phép biện chứng trong triết học tây âu trước mác


Phép biện chứng là một khoa học triết học, xét trên nhiều phương diện, nó là hiện tượng có ý nghĩa thế giới quan rộng lớn như bản thân triết học. Như vậy, lịch sử phép biện chứng hình thành, phát triển từ khi triết học ra đời, mà đỉnh cao của nó là phép biện chứng mácxít.
Ngay từ rất sớm trong triết học đã xuất hiện hai phương pháp đối lập nhau trong việc xem xét thế giới: Phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình.

Phương pháp siêu hình là phương pháp xem xét sự vật, hiện tượng trong trạng thái tĩnh tại, không trong mối liên hệ phổ biến, không trong quá trình vận động và phát triển. Dựa vào phương pháp siêu hình con người chỉ có thể nhìn thấy sự tồn tại của những sự vật mà không nhìn thấy sự phát sinh và tiêu vong của những sinh vật ấy, chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh của những sinh vật ấy mà quên mất sự vận động của những sinh vật ấy, “chỉ nhìn thấy cây mà không thấy rừng”. Siêu hình nhận thức đối tượng ở trạng thái không biến đổi trong không gian, thời gian xác định nên nó chỉ có tác dụng trong một phạm vi nhất định bởi hiện thực không rời rạc và ngưng đọng như phương pháp này quan niệm.
Trái ngược với phương pháp siêu hình, phương pháp biện chứng nhận thức đối tượng ở trong các mối quan hệ với nhau, ảnh hưởng nhau, ràng buộc nhau. Nhận thức đối tượng ở trạng thái vận động biến đổi, nằm trong khuynh hướng chung là phát triển. Đây là quá trình thay đổi về chất của các sự vật, hiện tượng mà nguồn gốc của sự thay đổi ấy là đấu tranh của các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn nội tại của chúng. Phương pháp biện chứng thể hiện tư duy mềm dẻo linh hoạt. Nó phản ánh hiện thực đúng như nó tồn tại.
Phương pháp tư duy biện chứng dần trở thành công cụ hữu hiệu giúp con người nhận thức và cải tạo thế giới. Mọi sự vật, hiện tượng đều có quá trình hình thành và phát triển và phép biện chứng cũng không nằm ngoài qui luật đó cũng có quá trình phát triển riêng tương ứng với sự phát triển của tư duy con người thể hiện trong lịch sử triết học. Vậy tìm hiểu quá trình phát triển của phép biện chứng cũng là tìm hiểu về sự phát triển của tư duy loài người chúng ta. Trên cơ sở đó mà học viên đã lựa chọn đề tài Sự phát triển của phép biện chứng trong triết học Tây Âu trước Mác để làm tiểu luận môn.
Mục đích và nhiệm vụ của đề tài giúp làm rõ thêm quá trình hình thành và phát triển của phép biện chứng trong lịch sử, từ đó cho ta thấy được bức tranh toàn cảnh, hiểu được nguồn gốc ra đời, sự hình thành phát triển của phép biện chứng duy vật qua quá trình đấu tranh gay gắt với những tư tưởng của phép siêu hình cũng như phép biện chứng duy tâm để khẳng định vị trí to lớn của nó trong nhận thức và cải tạo thế giới của con người.
Kết cấu đề tài gồm 3 phần : Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Trong phần nội dung gồm có 3 mục, mỗi mục nêu lên một giai đoạn ra đời và phát triển của phép biện chứng qua từng thời kỳ trong lịch sử.
Do bước đầu nghiên cứu, nên phạm vi đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu sự hình thành và phát triển của phép biện chứng từ triết học Hy Lạp cổ đại đến triết học cổ điển Đức. Trong đề tài khó tránh khỏi những hạn chế thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn.

Tài liệu này do một thành viên (xin được giấu tên) sưu tầm và đóng góp cho thư viện. Thay mặt BQT EBOOKBKMT mình xin chân thành cảm ơn bạn rất nhiều :)

Mọi đóng góp cho thư viện, các bạn hoàn toàn có thể gửi trực tiếp về mail của Admin nguyenphihung1009@gmail.com hoặc inbox qua Facebook.

Thân!

LINK DOWNLOAD


Phép biện chứng là một khoa học triết học, xét trên nhiều phương diện, nó là hiện tượng có ý nghĩa thế giới quan rộng lớn như bản thân triết học. Như vậy, lịch sử phép biện chứng hình thành, phát triển từ khi triết học ra đời, mà đỉnh cao của nó là phép biện chứng mácxít.
Ngay từ rất sớm trong triết học đã xuất hiện hai phương pháp đối lập nhau trong việc xem xét thế giới: Phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình.

Phương pháp siêu hình là phương pháp xem xét sự vật, hiện tượng trong trạng thái tĩnh tại, không trong mối liên hệ phổ biến, không trong quá trình vận động và phát triển. Dựa vào phương pháp siêu hình con người chỉ có thể nhìn thấy sự tồn tại của những sự vật mà không nhìn thấy sự phát sinh và tiêu vong của những sinh vật ấy, chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh của những sinh vật ấy mà quên mất sự vận động của những sinh vật ấy, “chỉ nhìn thấy cây mà không thấy rừng”. Siêu hình nhận thức đối tượng ở trạng thái không biến đổi trong không gian, thời gian xác định nên nó chỉ có tác dụng trong một phạm vi nhất định bởi hiện thực không rời rạc và ngưng đọng như phương pháp này quan niệm.
Trái ngược với phương pháp siêu hình, phương pháp biện chứng nhận thức đối tượng ở trong các mối quan hệ với nhau, ảnh hưởng nhau, ràng buộc nhau. Nhận thức đối tượng ở trạng thái vận động biến đổi, nằm trong khuynh hướng chung là phát triển. Đây là quá trình thay đổi về chất của các sự vật, hiện tượng mà nguồn gốc của sự thay đổi ấy là đấu tranh của các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn nội tại của chúng. Phương pháp biện chứng thể hiện tư duy mềm dẻo linh hoạt. Nó phản ánh hiện thực đúng như nó tồn tại.
Phương pháp tư duy biện chứng dần trở thành công cụ hữu hiệu giúp con người nhận thức và cải tạo thế giới. Mọi sự vật, hiện tượng đều có quá trình hình thành và phát triển và phép biện chứng cũng không nằm ngoài qui luật đó cũng có quá trình phát triển riêng tương ứng với sự phát triển của tư duy con người thể hiện trong lịch sử triết học. Vậy tìm hiểu quá trình phát triển của phép biện chứng cũng là tìm hiểu về sự phát triển của tư duy loài người chúng ta. Trên cơ sở đó mà học viên đã lựa chọn đề tài Sự phát triển của phép biện chứng trong triết học Tây Âu trước Mác để làm tiểu luận môn.
Mục đích và nhiệm vụ của đề tài giúp làm rõ thêm quá trình hình thành và phát triển của phép biện chứng trong lịch sử, từ đó cho ta thấy được bức tranh toàn cảnh, hiểu được nguồn gốc ra đời, sự hình thành phát triển của phép biện chứng duy vật qua quá trình đấu tranh gay gắt với những tư tưởng của phép siêu hình cũng như phép biện chứng duy tâm để khẳng định vị trí to lớn của nó trong nhận thức và cải tạo thế giới của con người.
Kết cấu đề tài gồm 3 phần : Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Trong phần nội dung gồm có 3 mục, mỗi mục nêu lên một giai đoạn ra đời và phát triển của phép biện chứng qua từng thời kỳ trong lịch sử.
Do bước đầu nghiên cứu, nên phạm vi đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu sự hình thành và phát triển của phép biện chứng từ triết học Hy Lạp cổ đại đến triết học cổ điển Đức. Trong đề tài khó tránh khỏi những hạn chế thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn.

Tài liệu này do một thành viên (xin được giấu tên) sưu tầm và đóng góp cho thư viện. Thay mặt BQT EBOOKBKMT mình xin chân thành cảm ơn bạn rất nhiều :)

Mọi đóng góp cho thư viện, các bạn hoàn toàn có thể gửi trực tiếp về mail của Admin nguyenphihung1009@gmail.com hoặc inbox qua Facebook.

Thân!

LINK DOWNLOAD

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: