GÓC KỸ THUẬT - Một số lưu ý khi xây dựng bể phốt trong nhà dân dụng


Bạn đã quá mệt mỏi khi bị tắc nhà vệ sinh, những mùi khó chịu làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày? Đó là những vấn đề sảy từ khâu xây bể phốt của gia đình bạn, vậy để tránh gặp phải những trường hợp đó lưu ý khi xây bể phốt cần những đảm bảo những yếu tố nào? hãy cùng chúng tôi giải quyết vấn đề nan giải này nhé.


Liên quan đến vấn đề nhà cửa ngoài các khâu quan trọng như bố trí mặt bằng công năng, không gian phòng ốc, dầm, tường nhà, kết cấu móng, sao cho hợp lý thì một trong những yếu tố không thể không lưu tâm đó là những lưu ý khi xây bể phốt.

Bể phốt (bể tự hoại) là hệ thống xử lý nước thải qui mô nhỏ, là phương pháp xử lý nước thải tại chỗ của các hộ gia đình có thể kiểm soát được nước thải và giảm sự ô nhiễm, mất vệ sinh ra môi trường.

Vậy khi xây dựng và thiết kế nhà cần lưu ý khi xây bể phốt phải thiết kế bể phốt đúng tiêu chuẩn và phù hợp với số lượng thành viên sinh sống trong ngôi nhà đó.  để có thể tính toán và tránh được tình trạng tắc bể phốt không có bất cứ rủi ro tạo sự an tâm cho người sử dụng. Lưu ý khi xây bể phốt thường được nhiều người sử dụng đó là bể tự hoại (bể phốt) 3 ngăn.

Ưu điểm của bể phốt 3 ngăn.

Bể tự hoại được sử dụng phổ biến ở nhiều nơi bởi có nhiều ưu điểm như hiệu suất sử lý ổn định, kế cả nước thải đầu vào dao động lớn, chiếm ít diện tích, giá thành rẻ. có thể tránh được ruồi muỗi.

TÌM HIỂU BẢN VẼ SƠ ĐỒ CẤU TẠO CỦA BỂ TỰ HOẠI (BỂ PHỐT) 3 NGĂN


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"

Lưu ý khi xây bể phốt- bản vẽ mặt bằng bể phốt 3 ngăn 


Lưu ý cấu tạo của bể phốt 3 ngăn:

Bể phốt 3 ngăn rất tối ưu được rất nhiều gia đình áp dụng rất phổ biến, về mặt cơ bản nó không khác gì so với bể phốt 2 ngăn nhưng nó tiết kiệm được diện tích và được áp dụng ở các thành phố lớn nó thường đặt ngay ở dưới nền móng nhà.

Bể phốt 3 ngăn có nhiệm vụ:

Gồm 1 ngăn chứa - 1 ngăn lắng - 1 ngăn lọc: đây là cấu tạo thông dụng nhất


Lưu ý khi xây bể phốt – cấu tạo bể phốt 3 ngăn 

Ngăn chứa bể phốt: Ngăn này có diện tích lớn nhất bằng diện tích của 2 ngăn cộng lại, vì nó chứa các chất thải chưa bị phân hủy Sau khi được xả trực tiếp xuống. Trong quá trình xử dụng chất thải- rác thải sẽ được trôi xuống và được chứa ở ngăn này sau đó bị phân hủy, quá trình phân hủy tất cả sẽ thành đất bùn chỉ có loai rác thải khó phân hủy sẽ còn đọng lại.

Ngăn lọc bể phốt: chất thải được xử lý ở ngăn chứa sẽ được chuyển sang ngăn lọc và như tên gọi của nó có chức năng lọc các chất thải lơ lửng và nó cũng chiếm 1 phần diện tích bể.

Ngăn lắng: Những chất thải rắn như kim loại, chắt rắn, và các vật nặng sẽ được lắng lại tại ngăn này và nó cũng chiếm 1 phần diện tích của bể 3 ngăn.

Trong quá trình hoạt động của bể phốt 3 ngăn rõ ràng phân biệt cụ thể được chia ra từng nhiệm vụ giúp cho các gia đình có thể nắm được nguyên lý và quá trình hoạt động để dự đoán được thời gian bể phốt đầy có thể tiến hành thông hút kịp thời.


Nguyên lý hoạt động của bể phốt 3 ngăn

Lưu ý trong qua trình xây bể phốt.

Bể phốt phải được xây bằng gạch đặc, chọn loại gạch nung già , gạch sành càng tốt

Vữa xi măng mác 50.

Sau khi xây xong bể, phải dùng đất lấp theo từng lớp mỏng. Tránh đầm nến quá chặt gây phát sinh ứng lực quá mức trong bể, có thể làm nứt vỡ bể. Nên theo cách lấp đất và tưới nước ẩm vào từng lớp rồi mới lấp lớp đất tiếp theo. Trong lúc đó, bể phốt được đổ đầy nước để tránh áp lực từ đất làm phá vỡ bể .

Trước khi đậy nắp bể phốt cần chú ý dọn vệ sinh sạch sẽ, không để tồn đọng rác rưởi, nhất là gạch vụn, vữa chạc, cát trong năng chứa .

Ngăn lọc có thể dùng các lớp lọc đơn giản như cát, than xỉ để làm trong nước thải trước khi ra cống ngầm, sẽ hạn chế được cặn tắc làm nghẽn ống.

Lưu ý khi xây bể phốt cần đánh dấu vị trí nắp bể tại năng lọc để khi cần thiết, có thể cậy lên sửa chữa. Tuy nhiên nếu bể xây đúng quy cách kỹ thuật, việc sửa chữa này hãn hữu mới xảy ra.

Vẫn có thể lát gạch đậy lên mà không nên làm nắp cống để tránh mùi hôi. Cẩn thận hơn, có thể làm lỗ thăm ở ngăn giữa vào một vị trí khuất sát tường, đề phòng trường hợp bể đã quá đầy chất thải rắn không phân hủy được phải dùng dịch vụ hút bể phốt.

Đối với bể tự hoại xây bằng gạch: Phải xây tường đôi (220 mm) hoặc dày hơn, xếp gạch một hàng dọc lại một hàng ngang, xây bằng gạch đặc M75 (cấp độ bền B5) và vữa xi măng cát vàng M75, mạch vữa phải no, dày đều, miết kỹ.

Các bể kích thước lớn phải có biện pháp gia cố đảm bảo kết cấu. Cả mặt trong và mặt ngoài bể được trát 2 lớp vữa xi măng cát vàng M75, miết kỹ, ngoài cùng đánh màu xi măng nguyên chất chống thấm (toàn bộ chiều cao bể và mặt trong đáy bể).

Tại các góc bể phải trát nguýt góc. Đặt các tấm lưới Inox hay thép chống nứt, thấm vào trong lớp vữa trong khi trát mặt trong tường bể, một phần lưới nằm trên đáy bể ít nhất là 20cm. Nếu mực nước ngầm cao, phải chèn thêm một lớp đất sét dày ít nhất 10cm xung quanh bể.

Đáy bể phải được làm bằng BTCT, đổ liền khối với dầm bao quanh chu vi bể ở chân tường, chiều cao tối thiểu 10cm để chống thấm. Chi tiết ống qua tường phải được hàn sẵn tấm chắn nước và chèn kỹ bằng bê tông sỏi nhỏ M200 (cấp độ bền B15), hoặc bằng gioăng cao su chịu nước. Các phần kim loại (nếu có) phải được sơn chống gỉ 2 lớp sau khi lắp đặt.

Sau khi hoàn tất việc thi công, phải kiểm tra bể rò rỉ. Cho nước vào đầy bể để tránh hiện tượng đẩy nổi do nước ngầm làm di chuyển, nứt, vỡ bể.

Thời gian khởi động và tạo lớp bùn trong bể tự hoại cải tiến để đạt hiệu suất xử lý ổn định thường không dưới 3 tháng. Có thể rút ngắn thời gian khởi động bằng cách đưa vào bể một lượng bùn bể phốt từ các bể tự hoại hay bể tự hoại cải tiến đang hoạt động.

Không được xả vào bể tự hoại các loại chất thải như: nước mưa, nước chảy tràn bề mặt, nước xả rửa bể bơi, nước làm mềm, nước xả từ phòng tắm có lưu lượng >25% dung tích bể tự hoại, các loại vải, nhựa, cao su, chất thải dịch vụ, dầu mỡ, các chất dễ cháy, nổ (kể cả ở dạng rắn, lỏng hay khí), chất khử trùng, khử mùi… trừ khi chất đó được nêu rõ là có thể xả vào bể tự hoại, hay bất kỳ chất nào khác có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của bể tự hoại.

Các loại bể tự hoại đều phải thực hiện việc hút bùn. Thời gian hút bùn phụ thuộc vào số người sử dụng bể, thành phần tính chất nước thải, nhiệt độ môi trường. Từ kinh nghiệm thực tế, có thể lấy giá trị thích hợp của chu kỳ hút bùn cặn khi thiết kế và quản lý vận hành các bể tự hoại hộ gia đình là 3 năm/lần.

Ngoài ra cần lưu ý khi xây bể phốt những vấn đề sau:

LƯU Ý KHI XÂY BỂ PHỐT ĐẶT ỐNG HÚT BỂ PHỐT ĐÚNG CÁCH


Cách đặt ống xả thải cao trên miệng bể


Việc đặt ống xả chất thải của bể phốt càng cao càng tốt. Tức là việc ống xả này đặt càng gần ở phía tấm đan để che nắp bể phốt là càng tốt. Hệ thống bể phốt thường dùng gồm 4 bể: gồm Chứa-lắng-lọc-rút. Bể phốt hoạt động tốt hay không phụ thuộc hoàn toàn vào anh chàng vi sinh vật kỵ khí. Nguyên lý cơ bản như sau:

Chất thải xuống hầm chứa (nơi đây làm việc nổi trên mặt và phân hủy thành bùn ở đáy) các cặn lơ lửng ở giữa sẽ qua bể lắng và bể lọc (bằng lỗ thông nước) sẽ tiếp tục chu trình như trên, cuối cùng qua bể rút và ra môi trường (nước đã được xử lý).

Những lưu ý trong quá trình lắp đặt:

Ống chứa chất thải xuống bể chứa luôn thấp hơn mực nước trong bể

Mục đích: không làm phá vỡ lớp vi sinh vật kỵ khí đang hoạt động ở lớp mặt trong bể; đó cũng là nguyên nhân chính làm cho bể phốt nhanh đầy).

Tất yếu khi xây bể phốt phải lắp đặt ống thông hơi (để giảm áp suất trong bể; phòng tránh nứt bể và tạo mùi..)
Lưu ý khi xây bể phốt khoảng cách từ vệ sinh tầng 1 đến bể chứa (nếu khoảng cách xa có thể bị dội nước trở lại khi sử dụng vì chênh lệch áp suất).

Tuyệt đối không cho nước sinh hoạt vào hầm chứa (vì nước sinh hoạt sẽ giết chết vi sinh vật kỵ khí... đặc biệt là nước có chứa xà phòng)..

Phải kiểm tra và bơm đầy nước các bể trước khi sử dụng.

Nếu thi công đúng kỹ thuật thì chắc rằng bể phốt sẽ rất lâu đầy, ngược lại thì cứ hút hầm liên tục …

Bể phốt chỉ là chi tiết nhỏ của công trình, nhưng nếu không có những lưu ý khi xây bể phốt sẽ làm cho việc thi công chủ quan sẽ trực tiếp làm giảm công năng của công trình, tạo cảm giác khó chịu cho người sử dụng….nhưng rất khó khăn để khắc phục và sửa chữa (vì đây là phần ngầm và môi trường bên trong ô nhiễm).

Vì sẽ lưu trữ chất thải sẽ nhiều nhất và cần chú ý nên để ống xả chất thải có độ dốc. Và các khớp nối ít gấp khúc hoặc để góc gấp với góc độ càng lớn càng tốt. Sẽ cho chất thải xuống nhanh, không bị tắc tại các điểm nút gấp sau này.

LƯU Ý KHI XÂY BỂ PHỐT CẦN ĐẶT ỐNG THÔNG BỂ PHỐT GIỮA CÁC NGĂN VỚI NHAU.


Cách bố trí các lỗ giữa các ngăn của bể phốt 3 ngăn


Bạn có thể xây dựng để có 1 lỗ vuông 200×200mm, hoặc 1 ống nhựa có đường kính 110mm. Vị trí đặt của nó thì tùy theo kích thước của bể có chiều cao như thế nào.

Đối với 1 bể phốt có chiều cao đáy lòng là 1,3 mét thì. Chiều cao của 0,55m đối với ngăn chứa và ngăn lọc, và 0,35m đối với ngăn lọc và ngăn lắng của bể 3 ngăn.

Các ống thông bể phốt giữa các ngăn này sẽ được đặt cách đều nhau và so le nhau

LƯU Ý KHI XÂY BỂ PHỐT NÊN ĐẶT ỐNG THOÁT NƯỚC SAU KHI LỌC VÀ THOÁT KHÍ.


Lỗ thông hơi cũng như ống thoát nước được bố trí rất hợp lý


Để tối ưu nhất thì bạn nên để có ống thông khí giữa các ngăn trong bể. Và ống thoát khí chung của bể này sẽ được thông với không khí trời. Qua 1 đường ống nhựa có đường kính khoảng ống nhựa 27.

Còn ống thoát nước thải đã được lắng lọc thì nên đặt các nắp đậy bể khoảng 200mm để tối ưu chất thải nhất. Đường kính lỗ thoát tối ưu nhất là ống nhựa có đường kính 110mm.

Hiện nay trong lĩnh vực hút bể phốt, làm sạch hệ thống tự hoại thì. Các công ty hút bể phốt đang sử dụng các ống hút bể có đường kính là 65 và 90. Những lưu ý khi xây bể phốt khuyên bạn nên để 1 lỗ hút cho thuận việc làm sạch bể phốt định kỳ thì nên để 1 lỗ có đường kính ống là 110.

Từ ngăn chứa sang ngăn lắng để lỗ rộng (150 x150mm) ở gần sát mặt bể

Từ ngăn lắng sang ngăn lọc không để lỗ chảy trực tiếp mà dẫn nước qua một cút sành. Chú ý chiều của ống cút sành thoát nước có miệng phía năng lọc, mục đích là để chất thải lơ lửng tiếp tục lắng xuống phía dưới đáy bể . Cần tuân thủ nguyên tắc đáy ống đường vào bê phải cao hơn đường ra ít nhất 10cm, để ngăn không cho nước trong bể thâm nhập trở lại đường ống lên thiết bị vệ sinh và ngăn ngừa sự hình thành chất rắn trong ống cống .

Lỗ thông hơi của bể phốt rất quan trọng, để lượng khí hình thành trong quá trình lên men không bị tích tụ. Đã có trường hợp nhà vệ sinh bị nổ tung sau vài năm sử dụng vì bể phốt quá kín, không có ống thông hơi. Ống thông hơi phải đi lên mái, vượi qua mái khoảng cách ít nhất là 30cm và có ống quay ngang để tránh mưa các vật rơi vào làm tắc ống .

Qua bài viết những lưu ý khi xây bể phốt chắc hẳn đã giải đáp cho các bạn các thắc mắc và lý do làm sao bể phốt nhà mình thường sảy ra các tình trạng bể phốt bị hôi hám, mất vệ sinh ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của gia đình. Hy vọng các gia đình sẽ và đang xây nhà sẽ lựa chọn được cho mình cách xây bể phốt đạt chuẩn. Và không bao giờ phải mất tiền vì giá hút bể phốt (vì chi phí thông tắc bể phốt vô cùng đắt đỏ).





VIDEO THAM KHẢO:




Kỹ thuật lắp đặt bể phốt đúng cách





Chúc các bạn thành công!

NGUỒN: Internet


Bạn đã quá mệt mỏi khi bị tắc nhà vệ sinh, những mùi khó chịu làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày? Đó là những vấn đề sảy từ khâu xây bể phốt của gia đình bạn, vậy để tránh gặp phải những trường hợp đó lưu ý khi xây bể phốt cần những đảm bảo những yếu tố nào? hãy cùng chúng tôi giải quyết vấn đề nan giải này nhé.


Liên quan đến vấn đề nhà cửa ngoài các khâu quan trọng như bố trí mặt bằng công năng, không gian phòng ốc, dầm, tường nhà, kết cấu móng, sao cho hợp lý thì một trong những yếu tố không thể không lưu tâm đó là những lưu ý khi xây bể phốt.

Bể phốt (bể tự hoại) là hệ thống xử lý nước thải qui mô nhỏ, là phương pháp xử lý nước thải tại chỗ của các hộ gia đình có thể kiểm soát được nước thải và giảm sự ô nhiễm, mất vệ sinh ra môi trường.

Vậy khi xây dựng và thiết kế nhà cần lưu ý khi xây bể phốt phải thiết kế bể phốt đúng tiêu chuẩn và phù hợp với số lượng thành viên sinh sống trong ngôi nhà đó.  để có thể tính toán và tránh được tình trạng tắc bể phốt không có bất cứ rủi ro tạo sự an tâm cho người sử dụng. Lưu ý khi xây bể phốt thường được nhiều người sử dụng đó là bể tự hoại (bể phốt) 3 ngăn.

Ưu điểm của bể phốt 3 ngăn.

Bể tự hoại được sử dụng phổ biến ở nhiều nơi bởi có nhiều ưu điểm như hiệu suất sử lý ổn định, kế cả nước thải đầu vào dao động lớn, chiếm ít diện tích, giá thành rẻ. có thể tránh được ruồi muỗi.

TÌM HIỂU BẢN VẼ SƠ ĐỒ CẤU TẠO CỦA BỂ TỰ HOẠI (BỂ PHỐT) 3 NGĂN


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"

Lưu ý khi xây bể phốt- bản vẽ mặt bằng bể phốt 3 ngăn 


Lưu ý cấu tạo của bể phốt 3 ngăn:

Bể phốt 3 ngăn rất tối ưu được rất nhiều gia đình áp dụng rất phổ biến, về mặt cơ bản nó không khác gì so với bể phốt 2 ngăn nhưng nó tiết kiệm được diện tích và được áp dụng ở các thành phố lớn nó thường đặt ngay ở dưới nền móng nhà.

Bể phốt 3 ngăn có nhiệm vụ:

Gồm 1 ngăn chứa - 1 ngăn lắng - 1 ngăn lọc: đây là cấu tạo thông dụng nhất


Lưu ý khi xây bể phốt – cấu tạo bể phốt 3 ngăn 

Ngăn chứa bể phốt: Ngăn này có diện tích lớn nhất bằng diện tích của 2 ngăn cộng lại, vì nó chứa các chất thải chưa bị phân hủy Sau khi được xả trực tiếp xuống. Trong quá trình xử dụng chất thải- rác thải sẽ được trôi xuống và được chứa ở ngăn này sau đó bị phân hủy, quá trình phân hủy tất cả sẽ thành đất bùn chỉ có loai rác thải khó phân hủy sẽ còn đọng lại.

Ngăn lọc bể phốt: chất thải được xử lý ở ngăn chứa sẽ được chuyển sang ngăn lọc và như tên gọi của nó có chức năng lọc các chất thải lơ lửng và nó cũng chiếm 1 phần diện tích bể.

Ngăn lắng: Những chất thải rắn như kim loại, chắt rắn, và các vật nặng sẽ được lắng lại tại ngăn này và nó cũng chiếm 1 phần diện tích của bể 3 ngăn.

Trong quá trình hoạt động của bể phốt 3 ngăn rõ ràng phân biệt cụ thể được chia ra từng nhiệm vụ giúp cho các gia đình có thể nắm được nguyên lý và quá trình hoạt động để dự đoán được thời gian bể phốt đầy có thể tiến hành thông hút kịp thời.


Nguyên lý hoạt động của bể phốt 3 ngăn

Lưu ý trong qua trình xây bể phốt.

Bể phốt phải được xây bằng gạch đặc, chọn loại gạch nung già , gạch sành càng tốt

Vữa xi măng mác 50.

Sau khi xây xong bể, phải dùng đất lấp theo từng lớp mỏng. Tránh đầm nến quá chặt gây phát sinh ứng lực quá mức trong bể, có thể làm nứt vỡ bể. Nên theo cách lấp đất và tưới nước ẩm vào từng lớp rồi mới lấp lớp đất tiếp theo. Trong lúc đó, bể phốt được đổ đầy nước để tránh áp lực từ đất làm phá vỡ bể .

Trước khi đậy nắp bể phốt cần chú ý dọn vệ sinh sạch sẽ, không để tồn đọng rác rưởi, nhất là gạch vụn, vữa chạc, cát trong năng chứa .

Ngăn lọc có thể dùng các lớp lọc đơn giản như cát, than xỉ để làm trong nước thải trước khi ra cống ngầm, sẽ hạn chế được cặn tắc làm nghẽn ống.

Lưu ý khi xây bể phốt cần đánh dấu vị trí nắp bể tại năng lọc để khi cần thiết, có thể cậy lên sửa chữa. Tuy nhiên nếu bể xây đúng quy cách kỹ thuật, việc sửa chữa này hãn hữu mới xảy ra.

Vẫn có thể lát gạch đậy lên mà không nên làm nắp cống để tránh mùi hôi. Cẩn thận hơn, có thể làm lỗ thăm ở ngăn giữa vào một vị trí khuất sát tường, đề phòng trường hợp bể đã quá đầy chất thải rắn không phân hủy được phải dùng dịch vụ hút bể phốt.

Đối với bể tự hoại xây bằng gạch: Phải xây tường đôi (220 mm) hoặc dày hơn, xếp gạch một hàng dọc lại một hàng ngang, xây bằng gạch đặc M75 (cấp độ bền B5) và vữa xi măng cát vàng M75, mạch vữa phải no, dày đều, miết kỹ.

Các bể kích thước lớn phải có biện pháp gia cố đảm bảo kết cấu. Cả mặt trong và mặt ngoài bể được trát 2 lớp vữa xi măng cát vàng M75, miết kỹ, ngoài cùng đánh màu xi măng nguyên chất chống thấm (toàn bộ chiều cao bể và mặt trong đáy bể).

Tại các góc bể phải trát nguýt góc. Đặt các tấm lưới Inox hay thép chống nứt, thấm vào trong lớp vữa trong khi trát mặt trong tường bể, một phần lưới nằm trên đáy bể ít nhất là 20cm. Nếu mực nước ngầm cao, phải chèn thêm một lớp đất sét dày ít nhất 10cm xung quanh bể.

Đáy bể phải được làm bằng BTCT, đổ liền khối với dầm bao quanh chu vi bể ở chân tường, chiều cao tối thiểu 10cm để chống thấm. Chi tiết ống qua tường phải được hàn sẵn tấm chắn nước và chèn kỹ bằng bê tông sỏi nhỏ M200 (cấp độ bền B15), hoặc bằng gioăng cao su chịu nước. Các phần kim loại (nếu có) phải được sơn chống gỉ 2 lớp sau khi lắp đặt.

Sau khi hoàn tất việc thi công, phải kiểm tra bể rò rỉ. Cho nước vào đầy bể để tránh hiện tượng đẩy nổi do nước ngầm làm di chuyển, nứt, vỡ bể.

Thời gian khởi động và tạo lớp bùn trong bể tự hoại cải tiến để đạt hiệu suất xử lý ổn định thường không dưới 3 tháng. Có thể rút ngắn thời gian khởi động bằng cách đưa vào bể một lượng bùn bể phốt từ các bể tự hoại hay bể tự hoại cải tiến đang hoạt động.

Không được xả vào bể tự hoại các loại chất thải như: nước mưa, nước chảy tràn bề mặt, nước xả rửa bể bơi, nước làm mềm, nước xả từ phòng tắm có lưu lượng >25% dung tích bể tự hoại, các loại vải, nhựa, cao su, chất thải dịch vụ, dầu mỡ, các chất dễ cháy, nổ (kể cả ở dạng rắn, lỏng hay khí), chất khử trùng, khử mùi… trừ khi chất đó được nêu rõ là có thể xả vào bể tự hoại, hay bất kỳ chất nào khác có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của bể tự hoại.

Các loại bể tự hoại đều phải thực hiện việc hút bùn. Thời gian hút bùn phụ thuộc vào số người sử dụng bể, thành phần tính chất nước thải, nhiệt độ môi trường. Từ kinh nghiệm thực tế, có thể lấy giá trị thích hợp của chu kỳ hút bùn cặn khi thiết kế và quản lý vận hành các bể tự hoại hộ gia đình là 3 năm/lần.

Ngoài ra cần lưu ý khi xây bể phốt những vấn đề sau:

LƯU Ý KHI XÂY BỂ PHỐT ĐẶT ỐNG HÚT BỂ PHỐT ĐÚNG CÁCH


Cách đặt ống xả thải cao trên miệng bể


Việc đặt ống xả chất thải của bể phốt càng cao càng tốt. Tức là việc ống xả này đặt càng gần ở phía tấm đan để che nắp bể phốt là càng tốt. Hệ thống bể phốt thường dùng gồm 4 bể: gồm Chứa-lắng-lọc-rút. Bể phốt hoạt động tốt hay không phụ thuộc hoàn toàn vào anh chàng vi sinh vật kỵ khí. Nguyên lý cơ bản như sau:

Chất thải xuống hầm chứa (nơi đây làm việc nổi trên mặt và phân hủy thành bùn ở đáy) các cặn lơ lửng ở giữa sẽ qua bể lắng và bể lọc (bằng lỗ thông nước) sẽ tiếp tục chu trình như trên, cuối cùng qua bể rút và ra môi trường (nước đã được xử lý).

Những lưu ý trong quá trình lắp đặt:

Ống chứa chất thải xuống bể chứa luôn thấp hơn mực nước trong bể

Mục đích: không làm phá vỡ lớp vi sinh vật kỵ khí đang hoạt động ở lớp mặt trong bể; đó cũng là nguyên nhân chính làm cho bể phốt nhanh đầy).

Tất yếu khi xây bể phốt phải lắp đặt ống thông hơi (để giảm áp suất trong bể; phòng tránh nứt bể và tạo mùi..)
Lưu ý khi xây bể phốt khoảng cách từ vệ sinh tầng 1 đến bể chứa (nếu khoảng cách xa có thể bị dội nước trở lại khi sử dụng vì chênh lệch áp suất).

Tuyệt đối không cho nước sinh hoạt vào hầm chứa (vì nước sinh hoạt sẽ giết chết vi sinh vật kỵ khí... đặc biệt là nước có chứa xà phòng)..

Phải kiểm tra và bơm đầy nước các bể trước khi sử dụng.

Nếu thi công đúng kỹ thuật thì chắc rằng bể phốt sẽ rất lâu đầy, ngược lại thì cứ hút hầm liên tục …

Bể phốt chỉ là chi tiết nhỏ của công trình, nhưng nếu không có những lưu ý khi xây bể phốt sẽ làm cho việc thi công chủ quan sẽ trực tiếp làm giảm công năng của công trình, tạo cảm giác khó chịu cho người sử dụng….nhưng rất khó khăn để khắc phục và sửa chữa (vì đây là phần ngầm và môi trường bên trong ô nhiễm).

Vì sẽ lưu trữ chất thải sẽ nhiều nhất và cần chú ý nên để ống xả chất thải có độ dốc. Và các khớp nối ít gấp khúc hoặc để góc gấp với góc độ càng lớn càng tốt. Sẽ cho chất thải xuống nhanh, không bị tắc tại các điểm nút gấp sau này.

LƯU Ý KHI XÂY BỂ PHỐT CẦN ĐẶT ỐNG THÔNG BỂ PHỐT GIỮA CÁC NGĂN VỚI NHAU.


Cách bố trí các lỗ giữa các ngăn của bể phốt 3 ngăn


Bạn có thể xây dựng để có 1 lỗ vuông 200×200mm, hoặc 1 ống nhựa có đường kính 110mm. Vị trí đặt của nó thì tùy theo kích thước của bể có chiều cao như thế nào.

Đối với 1 bể phốt có chiều cao đáy lòng là 1,3 mét thì. Chiều cao của 0,55m đối với ngăn chứa và ngăn lọc, và 0,35m đối với ngăn lọc và ngăn lắng của bể 3 ngăn.

Các ống thông bể phốt giữa các ngăn này sẽ được đặt cách đều nhau và so le nhau

LƯU Ý KHI XÂY BỂ PHỐT NÊN ĐẶT ỐNG THOÁT NƯỚC SAU KHI LỌC VÀ THOÁT KHÍ.


Lỗ thông hơi cũng như ống thoát nước được bố trí rất hợp lý


Để tối ưu nhất thì bạn nên để có ống thông khí giữa các ngăn trong bể. Và ống thoát khí chung của bể này sẽ được thông với không khí trời. Qua 1 đường ống nhựa có đường kính khoảng ống nhựa 27.

Còn ống thoát nước thải đã được lắng lọc thì nên đặt các nắp đậy bể khoảng 200mm để tối ưu chất thải nhất. Đường kính lỗ thoát tối ưu nhất là ống nhựa có đường kính 110mm.

Hiện nay trong lĩnh vực hút bể phốt, làm sạch hệ thống tự hoại thì. Các công ty hút bể phốt đang sử dụng các ống hút bể có đường kính là 65 và 90. Những lưu ý khi xây bể phốt khuyên bạn nên để 1 lỗ hút cho thuận việc làm sạch bể phốt định kỳ thì nên để 1 lỗ có đường kính ống là 110.

Từ ngăn chứa sang ngăn lắng để lỗ rộng (150 x150mm) ở gần sát mặt bể

Từ ngăn lắng sang ngăn lọc không để lỗ chảy trực tiếp mà dẫn nước qua một cút sành. Chú ý chiều của ống cút sành thoát nước có miệng phía năng lọc, mục đích là để chất thải lơ lửng tiếp tục lắng xuống phía dưới đáy bể . Cần tuân thủ nguyên tắc đáy ống đường vào bê phải cao hơn đường ra ít nhất 10cm, để ngăn không cho nước trong bể thâm nhập trở lại đường ống lên thiết bị vệ sinh và ngăn ngừa sự hình thành chất rắn trong ống cống .

Lỗ thông hơi của bể phốt rất quan trọng, để lượng khí hình thành trong quá trình lên men không bị tích tụ. Đã có trường hợp nhà vệ sinh bị nổ tung sau vài năm sử dụng vì bể phốt quá kín, không có ống thông hơi. Ống thông hơi phải đi lên mái, vượi qua mái khoảng cách ít nhất là 30cm và có ống quay ngang để tránh mưa các vật rơi vào làm tắc ống .

Qua bài viết những lưu ý khi xây bể phốt chắc hẳn đã giải đáp cho các bạn các thắc mắc và lý do làm sao bể phốt nhà mình thường sảy ra các tình trạng bể phốt bị hôi hám, mất vệ sinh ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của gia đình. Hy vọng các gia đình sẽ và đang xây nhà sẽ lựa chọn được cho mình cách xây bể phốt đạt chuẩn. Và không bao giờ phải mất tiền vì giá hút bể phốt (vì chi phí thông tắc bể phốt vô cùng đắt đỏ).





VIDEO THAM KHẢO:




Kỹ thuật lắp đặt bể phốt đúng cách





Chúc các bạn thành công!

NGUỒN: Internet

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: