Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ và siêu âm của u máu gan


U máu gan là bệnh tăng sinh mạch máu lành tính hay gặp nhất của gan, chiếm khoảng 4-7% dân cư [3] hay từ 1-2% đến 20% [86]. Khoảng 10% các trường hợp có nhiều u và thường có đường kính dưới 3 cm, hay gặp ở gan phải đặc biệt là ở phân thùy sau [3], [86]. Chúng có nguồn gốc bẩm sinh và gặp ở tất cả các lứa tuổi [86]. Ở người trưởng thành, thường thấy u máu gan ở những bệnh nhân trong độ tuổi từ 30 đến 50, chiếm ưu thế ở nữ giới [3].

Hầu hết các u máu gan không có triệu chứng lâm sàng và được phát hiện tình cờ trên siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính. Nhưng những u máu lớn trên 4 cm có thể có một số biểu hiện lâm sàng như: đau hạ sườn phải, gan to, vàng da, tắc mật hay khối ổ bụng và có thể gây các biến chứng là chảy máu trong khối u hoặc khối u vỡ gây chảy máu trong ổ bụng. Triệu chứng chảy máu này thường gặp do chấn thương hoặc sau chọc sinh thiết gan [3].
Hiện nay, những tiến bộ về chẩn đoán hình ảnh đã cho phép cải thiện đáng kể việc phát hiện các bệnh lý gan mật, trong đó có tổn thương dạng u của gan. U máu gan thường tiến triển rất chậm, thậm chí hầu như không tiến triển. Do đó, việc chẩn đoán chính xác u máu gan là rất cần thiết với mục đích: phân biệt với các khối u ác tính của gan để tránh cho bệnh nhân phải mổ hay hóa trị liệu không cần thiết và đưa ra quyết định điều trị một cách thích hợp [1].
Trong những năm đầu tiên của thế kỷ XXI, cùng với sự phát triển của y học thế giới, y học Việt Nam có sự phát triển vượt bậc trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh từ thông dụng như siêu âm hai bình diện, siêu âm Doppler cho đến các phương pháp hiện đại hơn như chụp cắt lớp vi tính xoắn ốc, chụp cắt lớp vi tính đa dãy đầu dò, chụp cộng hưởng từ ngày càng được sử dụng phổ biến.
Siêu âm rất có giá trị trong việc sàng lọc, phát hiện và theo dõi tiến triển các khối u gan. Siêu âm chẩn đoán u máu gan cho độ nhạy từ 60% - 75% và độ đặc hiệu từ 60% đến 80% [18], [28], [29].
Cộng hưởng từ gan và đường mật ngày càng được sử dụng rộng rãi và chiếm vị trí quan trọng trong việc phát hiện, đánh giá đặc điểm tổn thương, phân bậc và theo dõi kết quả điều trị các khối u gan [5]. Trong chẩn đoán u máu gan, cộng hưởng từ có độ nhạy 98% và độ chính xác là 99% [86].
Các u máu gan nếu không có biến chứng thì không cần can thiệp điều trị, ngay cả với những u máu có kích thước lớn. Đối với những u máu gan có biến chứng thì điều trị phẫu thuật là hiệu quả nhất, xạ trị hay gây tắc động mạch đều ít hiệu quả [3].
Ở Việt Nam, nghiên cứu về hình ảnh cộng hưởng từ u máu gan chưa nhiều. Để góp phần làm sáng tỏ thêm về hình ảnh cộng hưởng từ u máu gan, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ và siêu âm của u máu gan”, nhằm hai mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm hình ảnh của u máu gan trên siêu âm và cộng hưởng từ.
2. So sánh kết quả chẩn đoán u máu gan của siêu âm với cộng hưởng từ.

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. SƠ LƯỢC GIẢI PHẪU 3
1.1.1. Hình thể ngoài của gan 3
1.1.2. Các mạch máu của gan 4
1.1.3. Giải phẫu đường mật 6
1.1.4. Sự phân chia của gan 7
1.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, MÔ BỆNH HỌC VÀ BIẾN CHỨNG
CỦA U MÁU GAN 9
1.2.1. U máu thể hang của gan 9
1.2.2. U máu mao mạch của gan 11
1.2.3. BIẾN CHỨNG U MÁU GAN 12
1.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN U MÁU GAN 13
1.3.1. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh u máu gan 13
1.3.2. Sinh thiết và chọc hút tế bào chẩn đoán u máu gan 24
1.4. Điều trị u máu gan 25
1.4.1. Chỉ định 25
1.4.2. Điều trị phẫu thuật 26
1.4.3. Các phương pháp điều trị không phẫu thuật 26
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....29
2.1. Đối tượng nghiên cứu 29
2.2 Thời gian nghiên cứu 30
2.3. Địa điểm nghiên cứu 30
2.4. Phương pháp nghiên cứu 30
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu 30
2.4.2. Phương tiện nghiên cứu 30
2.4.3. Các thông số nghiên cứu 30
2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu 34
2.6. Xử lý toán học 34
2.7. Đạo đức nghiên cứu 34
CHƯƠNG 3: KÉT QUẢ NGHIÊN CỨU 35
3.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân u máu gan 35
3.1.1. Tỷ lệ u máu gan theo giới 35
3.1.2. Tỷ lệ u máu gan theo nhóm tuổi 35
3.1.3. Đặc điểm lâm sàng của u máu gan 36
3.1.4. Đặc điểm xét nghiệm của u máu gan 37
3.1.5. Tỷ lệ bệnh nhân u máu gan mang HBsAg 38
3.2. Đặc điểm chung của khối u máu gan 38
3.2.1. Vị trí khối u máu gan 38
3.2.2. Kích thước khối u máu gan 39
3.2.3. Số lượng khối u máu gan phát hiện trên một BN 39
3.3. Đặc điểm của u máu gan trên siêu âm 40
3.3.1. Cấu trúc u máu gan trên siêu âm 40
3.3.2. Tính chất ranh giới khối u máu gan 40
3.3.3. Tính chất tăng âm phía sau của u máu gan 41
3.3.4. Mối liên quan giữa cấu trúc âm và kích thước của u máu gan trên
siêu âm 41
3.3.5. Chẩn đoán u máu gan bằng siêu âm 42
3.4. Đặc điểm u máu gan trên cộng hưởng từ 42
3.4.1. Đặc điểm về ranh giới của u máu gan trên cộng hưởng từ 42
3.4.2. Đặc điểm về tín hiệu của u máu gan 43
3.4.3. Mối liên quan giữa tín hiệu và kích thước của u 46
3.4.4. Chẩn đoán khối u máu gan bằng cộng hưởng từ 49
3.5. So sánh giữa siêu âm và cộng hưởng từ trong chẩn đoán u máu gan.... 50
3.5.1. So sánh giữa siêu âm và cộng hưởng từ trong xác định số lượng
khối u 50
3.5.2. So sánh giữa cấu trúc âm với sự ngấm thuốc trên cộng hưởng từ ...50
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 52
4.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân u máu gan 52
4.1.1. Tỷ lệ về tuổi 52
4.1.2. Về tỷ lệ giới 52
4.1.3. Về tình hình sử dụng thuốc tránh thai ở bệnh nhân nữ 53
4.1.4. Đặc điểm lâm sàng 53
4.1.5. Đặc điểm xét nghiệm 54
4.2. Đặc điểm chung của khối u máu gan 55
4.2.1. Về số lượng u máu trên 1 bệnh nhân 55
4.2.2. Về vị trí 55
4.2.3. Về kích thước 56
4.3. Đặc điểm u máu gan trên siêu âm 56
4.3.1. Cấu trúc âm của khối u máu gan 57
4.3.2. Tính chất ranh giới khối u máu gan 58
4.3.3. Tính chất tăng âm phía sau khối 58
4.4. Tín hiệu trên ảnh CHT 58
4.4.1. Tín hiệu trên ảnh T1 và T2 trước khi tiêm thuốc đối quang từ 59
4.4.2. Tín hiệu trên bản đồ ADC 61
4.4.3. Tín hiệu trên ảnh Diffusion 62
4.4.4. Tín hiệu sau tiêm thuốc đối quang từ 62
4.4.5. Liên quan giữa kích thước khối u với kiểu ngấm thuốc 65
4.5. So sánh giữa siêu âm và cộng hưởng từ trong chẩn đoán u máu gan.... 66
4.5.1. So sánh về khả năng phát hiện số lượng khối u 66
4.5.2. So sánh về chẩn đoán 66
4.5.3. Về liên quan giữa cấu trúc âm trên siêu âm với ngấm thuốc
trên CHT 67
KẾT LUẬN 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

Tài liệu này do một thành viên (xin được giấu tên) sưu tầm và đóng góp cho thư viện. Thay mặt BQT EBOOKBKMT mình xin chân thành cảm ơn bạn rất nhiều :)

Mọi đóng góp cho thư viện, các bạn hoàn toàn có thể gửi trực tiếp về mail của Admin nguyenphihung1009@gmail.com hoặc inbox qua Facebook.

Thân!

LINK DOWNLOAD


U máu gan là bệnh tăng sinh mạch máu lành tính hay gặp nhất của gan, chiếm khoảng 4-7% dân cư [3] hay từ 1-2% đến 20% [86]. Khoảng 10% các trường hợp có nhiều u và thường có đường kính dưới 3 cm, hay gặp ở gan phải đặc biệt là ở phân thùy sau [3], [86]. Chúng có nguồn gốc bẩm sinh và gặp ở tất cả các lứa tuổi [86]. Ở người trưởng thành, thường thấy u máu gan ở những bệnh nhân trong độ tuổi từ 30 đến 50, chiếm ưu thế ở nữ giới [3].

Hầu hết các u máu gan không có triệu chứng lâm sàng và được phát hiện tình cờ trên siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính. Nhưng những u máu lớn trên 4 cm có thể có một số biểu hiện lâm sàng như: đau hạ sườn phải, gan to, vàng da, tắc mật hay khối ổ bụng và có thể gây các biến chứng là chảy máu trong khối u hoặc khối u vỡ gây chảy máu trong ổ bụng. Triệu chứng chảy máu này thường gặp do chấn thương hoặc sau chọc sinh thiết gan [3].
Hiện nay, những tiến bộ về chẩn đoán hình ảnh đã cho phép cải thiện đáng kể việc phát hiện các bệnh lý gan mật, trong đó có tổn thương dạng u của gan. U máu gan thường tiến triển rất chậm, thậm chí hầu như không tiến triển. Do đó, việc chẩn đoán chính xác u máu gan là rất cần thiết với mục đích: phân biệt với các khối u ác tính của gan để tránh cho bệnh nhân phải mổ hay hóa trị liệu không cần thiết và đưa ra quyết định điều trị một cách thích hợp [1].
Trong những năm đầu tiên của thế kỷ XXI, cùng với sự phát triển của y học thế giới, y học Việt Nam có sự phát triển vượt bậc trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh từ thông dụng như siêu âm hai bình diện, siêu âm Doppler cho đến các phương pháp hiện đại hơn như chụp cắt lớp vi tính xoắn ốc, chụp cắt lớp vi tính đa dãy đầu dò, chụp cộng hưởng từ ngày càng được sử dụng phổ biến.
Siêu âm rất có giá trị trong việc sàng lọc, phát hiện và theo dõi tiến triển các khối u gan. Siêu âm chẩn đoán u máu gan cho độ nhạy từ 60% - 75% và độ đặc hiệu từ 60% đến 80% [18], [28], [29].
Cộng hưởng từ gan và đường mật ngày càng được sử dụng rộng rãi và chiếm vị trí quan trọng trong việc phát hiện, đánh giá đặc điểm tổn thương, phân bậc và theo dõi kết quả điều trị các khối u gan [5]. Trong chẩn đoán u máu gan, cộng hưởng từ có độ nhạy 98% và độ chính xác là 99% [86].
Các u máu gan nếu không có biến chứng thì không cần can thiệp điều trị, ngay cả với những u máu có kích thước lớn. Đối với những u máu gan có biến chứng thì điều trị phẫu thuật là hiệu quả nhất, xạ trị hay gây tắc động mạch đều ít hiệu quả [3].
Ở Việt Nam, nghiên cứu về hình ảnh cộng hưởng từ u máu gan chưa nhiều. Để góp phần làm sáng tỏ thêm về hình ảnh cộng hưởng từ u máu gan, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ và siêu âm của u máu gan”, nhằm hai mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm hình ảnh của u máu gan trên siêu âm và cộng hưởng từ.
2. So sánh kết quả chẩn đoán u máu gan của siêu âm với cộng hưởng từ.

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. SƠ LƯỢC GIẢI PHẪU 3
1.1.1. Hình thể ngoài của gan 3
1.1.2. Các mạch máu của gan 4
1.1.3. Giải phẫu đường mật 6
1.1.4. Sự phân chia của gan 7
1.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, MÔ BỆNH HỌC VÀ BIẾN CHỨNG
CỦA U MÁU GAN 9
1.2.1. U máu thể hang của gan 9
1.2.2. U máu mao mạch của gan 11
1.2.3. BIẾN CHỨNG U MÁU GAN 12
1.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN U MÁU GAN 13
1.3.1. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh u máu gan 13
1.3.2. Sinh thiết và chọc hút tế bào chẩn đoán u máu gan 24
1.4. Điều trị u máu gan 25
1.4.1. Chỉ định 25
1.4.2. Điều trị phẫu thuật 26
1.4.3. Các phương pháp điều trị không phẫu thuật 26
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....29
2.1. Đối tượng nghiên cứu 29
2.2 Thời gian nghiên cứu 30
2.3. Địa điểm nghiên cứu 30
2.4. Phương pháp nghiên cứu 30
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu 30
2.4.2. Phương tiện nghiên cứu 30
2.4.3. Các thông số nghiên cứu 30
2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu 34
2.6. Xử lý toán học 34
2.7. Đạo đức nghiên cứu 34
CHƯƠNG 3: KÉT QUẢ NGHIÊN CỨU 35
3.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân u máu gan 35
3.1.1. Tỷ lệ u máu gan theo giới 35
3.1.2. Tỷ lệ u máu gan theo nhóm tuổi 35
3.1.3. Đặc điểm lâm sàng của u máu gan 36
3.1.4. Đặc điểm xét nghiệm của u máu gan 37
3.1.5. Tỷ lệ bệnh nhân u máu gan mang HBsAg 38
3.2. Đặc điểm chung của khối u máu gan 38
3.2.1. Vị trí khối u máu gan 38
3.2.2. Kích thước khối u máu gan 39
3.2.3. Số lượng khối u máu gan phát hiện trên một BN 39
3.3. Đặc điểm của u máu gan trên siêu âm 40
3.3.1. Cấu trúc u máu gan trên siêu âm 40
3.3.2. Tính chất ranh giới khối u máu gan 40
3.3.3. Tính chất tăng âm phía sau của u máu gan 41
3.3.4. Mối liên quan giữa cấu trúc âm và kích thước của u máu gan trên
siêu âm 41
3.3.5. Chẩn đoán u máu gan bằng siêu âm 42
3.4. Đặc điểm u máu gan trên cộng hưởng từ 42
3.4.1. Đặc điểm về ranh giới của u máu gan trên cộng hưởng từ 42
3.4.2. Đặc điểm về tín hiệu của u máu gan 43
3.4.3. Mối liên quan giữa tín hiệu và kích thước của u 46
3.4.4. Chẩn đoán khối u máu gan bằng cộng hưởng từ 49
3.5. So sánh giữa siêu âm và cộng hưởng từ trong chẩn đoán u máu gan.... 50
3.5.1. So sánh giữa siêu âm và cộng hưởng từ trong xác định số lượng
khối u 50
3.5.2. So sánh giữa cấu trúc âm với sự ngấm thuốc trên cộng hưởng từ ...50
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 52
4.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân u máu gan 52
4.1.1. Tỷ lệ về tuổi 52
4.1.2. Về tỷ lệ giới 52
4.1.3. Về tình hình sử dụng thuốc tránh thai ở bệnh nhân nữ 53
4.1.4. Đặc điểm lâm sàng 53
4.1.5. Đặc điểm xét nghiệm 54
4.2. Đặc điểm chung của khối u máu gan 55
4.2.1. Về số lượng u máu trên 1 bệnh nhân 55
4.2.2. Về vị trí 55
4.2.3. Về kích thước 56
4.3. Đặc điểm u máu gan trên siêu âm 56
4.3.1. Cấu trúc âm của khối u máu gan 57
4.3.2. Tính chất ranh giới khối u máu gan 58
4.3.3. Tính chất tăng âm phía sau khối 58
4.4. Tín hiệu trên ảnh CHT 58
4.4.1. Tín hiệu trên ảnh T1 và T2 trước khi tiêm thuốc đối quang từ 59
4.4.2. Tín hiệu trên bản đồ ADC 61
4.4.3. Tín hiệu trên ảnh Diffusion 62
4.4.4. Tín hiệu sau tiêm thuốc đối quang từ 62
4.4.5. Liên quan giữa kích thước khối u với kiểu ngấm thuốc 65
4.5. So sánh giữa siêu âm và cộng hưởng từ trong chẩn đoán u máu gan.... 66
4.5.1. So sánh về khả năng phát hiện số lượng khối u 66
4.5.2. So sánh về chẩn đoán 66
4.5.3. Về liên quan giữa cấu trúc âm trên siêu âm với ngấm thuốc
trên CHT 67
KẾT LUẬN 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

Tài liệu này do một thành viên (xin được giấu tên) sưu tầm và đóng góp cho thư viện. Thay mặt BQT EBOOKBKMT mình xin chân thành cảm ơn bạn rất nhiều :)

Mọi đóng góp cho thư viện, các bạn hoàn toàn có thể gửi trực tiếp về mail của Admin nguyenphihung1009@gmail.com hoặc inbox qua Facebook.

Thân!

LINK DOWNLOAD

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: