Nghiên cứu yếu tố nguy cơ loãng xương và dự báo xác suất gãy xương theo mô hình garvan và frax ở nam giới từ 60 tuổi trở lên


Loãng xương - một bệnh lý toàn thể của khung xương đặc trưng bởi sự giảm khối lượng xương, tổn thương vi cấu trúc xương và tăng nguy cơ gãy xương [1], [2]. Với tuổi thọ ngày càng cao, tỷ lệ mắc loãng xương cũng gia tăng ở mức báo động. Hiện nay loãng xương ước tính ảnh hưởng đến 200 triệu người trên toàn thế giới, hơn 75 triệu người ở Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản [3], [4]. Hàng năm chi phí cho cho dự phòng, điều trị loãng xương và các biến chứng của loãng xương là rất lớn ở Châu Âu 30,7 tỷ EUD [4], ở Mỹ là 13,7 đến 20,3 tỷ USD [5], ở Anh 1,8 tỷ Pounds [6].

Từ lâu loãng xương đã được coi là bệnh của phụ nữ sau mãn kinh, song các nghiên cứu gần đây đã cho thấy có tới 20% số nam giới toàn cầu có nguy cơ mắc bệnh loãng xương [7]. Tỉ lệ tử vong và giảm chất lượng cuộc sống sau gãy xương ở nam giới nặng nề hơn so với nữ giới [8]. Trong số các gãy xương hông do loãng xương nam giới chiếm 20 - 25% và tỉ lệ tử vong trong 12 tháng đầu sau gãy xương hông ở nam cao hơn so với nữ [9], [10]. Do vậy loãng xương ở nam ngày càng được quan tâm nhiều hơn.
Ở nam giới có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng gây loãng xương và gãy xương do loãng xương như: Tuổi, chiều cao, cân nặng, hormon, chế độ sinh hoạt, luyện tập, thói quen sử dụng rượu, hút thuốc lá, tiền sử gia đình, tiền sử té ngã…[7], [11], [12], [13]. Hiện nay vấn đề nhận định các yếu tố nguy cơ của loãng xương và tiên lượng nguy cơ gãy xương đóng vai trò quan trọng, là một tiêu chí trong quyết định dự phòng và điều trị loãng xương. Trên thế giới có nhiều mô hình đánh giá nguy cơ gãy xương dựa vào các yếu tố nguy cơ lâm sàng và mật độ xương như: FRISK Score, QFractureScores, FRAX, Garvan…Tuy nhiên với nhiều ưu điểm dự báo chính xác, đơn giản và sử dụng ít tham số, nên mô hình tiên lượng gãy xương Garvan và FRAX hiện đang được áp dụng trong những nghiên cứu lớn trên thế giới, góp phần quan trọng trong chiến lược dự phòng và điều trị loãng xương và biến chứng gãy xương.
Ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về loãng xương ở nữ, song các nghiên cứu về loãng xương ở nam giới chỉ mới bắt đầu. Chưa có nhiều nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ của loãng xương và gãy xương ở nam giới từ 60 tuổi trở lên và chưa có nghiên cứu nào áp dụng mô hình tiên lượng gãy xương Garvan và FRAX ở đối tượng này. Do vậy chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu yếu tố nguy cơ loãng xương và dự báo xác suất gãy xương theo mô hình Garvan và FRAX ở nam giới từ 60 tuổi trở lên” nhằm hai mục tiêu sau:
1. Mô tả một số yếu tố nguy cơ loãng xương ở nam giới từ 60 tuổi trở lên đến khám tại các cơ sở y tế trên địa bàn Hà Nội năm 2012 và 2013.
2. So sánh hai mô hình Garvan và FRAX trong dự báo nguy cơ gãy xương ở các đối tượng trên.

Tài liệu này do một thành viên (xin được giấu tên) sưu tầm và đóng góp cho thư viện. Thay mặt BQT EBOOKBKMT mình xin chân thành cảm ơn bạn rất nhiều :)

Mọi đóng góp cho thư viện, các bạn hoàn toàn có thể gửi trực tiếp về email của Admin nguyenphihung1009@gmail.com hoặc inbox qua Facebook https://www.facebook.com/Congdongkythuatcodienvietnam.VMTC/.

Thân!

LINK DOWNLOAD


Loãng xương - một bệnh lý toàn thể của khung xương đặc trưng bởi sự giảm khối lượng xương, tổn thương vi cấu trúc xương và tăng nguy cơ gãy xương [1], [2]. Với tuổi thọ ngày càng cao, tỷ lệ mắc loãng xương cũng gia tăng ở mức báo động. Hiện nay loãng xương ước tính ảnh hưởng đến 200 triệu người trên toàn thế giới, hơn 75 triệu người ở Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản [3], [4]. Hàng năm chi phí cho cho dự phòng, điều trị loãng xương và các biến chứng của loãng xương là rất lớn ở Châu Âu 30,7 tỷ EUD [4], ở Mỹ là 13,7 đến 20,3 tỷ USD [5], ở Anh 1,8 tỷ Pounds [6].

Từ lâu loãng xương đã được coi là bệnh của phụ nữ sau mãn kinh, song các nghiên cứu gần đây đã cho thấy có tới 20% số nam giới toàn cầu có nguy cơ mắc bệnh loãng xương [7]. Tỉ lệ tử vong và giảm chất lượng cuộc sống sau gãy xương ở nam giới nặng nề hơn so với nữ giới [8]. Trong số các gãy xương hông do loãng xương nam giới chiếm 20 - 25% và tỉ lệ tử vong trong 12 tháng đầu sau gãy xương hông ở nam cao hơn so với nữ [9], [10]. Do vậy loãng xương ở nam ngày càng được quan tâm nhiều hơn.
Ở nam giới có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng gây loãng xương và gãy xương do loãng xương như: Tuổi, chiều cao, cân nặng, hormon, chế độ sinh hoạt, luyện tập, thói quen sử dụng rượu, hút thuốc lá, tiền sử gia đình, tiền sử té ngã…[7], [11], [12], [13]. Hiện nay vấn đề nhận định các yếu tố nguy cơ của loãng xương và tiên lượng nguy cơ gãy xương đóng vai trò quan trọng, là một tiêu chí trong quyết định dự phòng và điều trị loãng xương. Trên thế giới có nhiều mô hình đánh giá nguy cơ gãy xương dựa vào các yếu tố nguy cơ lâm sàng và mật độ xương như: FRISK Score, QFractureScores, FRAX, Garvan…Tuy nhiên với nhiều ưu điểm dự báo chính xác, đơn giản và sử dụng ít tham số, nên mô hình tiên lượng gãy xương Garvan và FRAX hiện đang được áp dụng trong những nghiên cứu lớn trên thế giới, góp phần quan trọng trong chiến lược dự phòng và điều trị loãng xương và biến chứng gãy xương.
Ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về loãng xương ở nữ, song các nghiên cứu về loãng xương ở nam giới chỉ mới bắt đầu. Chưa có nhiều nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ của loãng xương và gãy xương ở nam giới từ 60 tuổi trở lên và chưa có nghiên cứu nào áp dụng mô hình tiên lượng gãy xương Garvan và FRAX ở đối tượng này. Do vậy chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu yếu tố nguy cơ loãng xương và dự báo xác suất gãy xương theo mô hình Garvan và FRAX ở nam giới từ 60 tuổi trở lên” nhằm hai mục tiêu sau:
1. Mô tả một số yếu tố nguy cơ loãng xương ở nam giới từ 60 tuổi trở lên đến khám tại các cơ sở y tế trên địa bàn Hà Nội năm 2012 và 2013.
2. So sánh hai mô hình Garvan và FRAX trong dự báo nguy cơ gãy xương ở các đối tượng trên.

Tài liệu này do một thành viên (xin được giấu tên) sưu tầm và đóng góp cho thư viện. Thay mặt BQT EBOOKBKMT mình xin chân thành cảm ơn bạn rất nhiều :)

Mọi đóng góp cho thư viện, các bạn hoàn toàn có thể gửi trực tiếp về email của Admin nguyenphihung1009@gmail.com hoặc inbox qua Facebook https://www.facebook.com/Congdongkythuatcodienvietnam.VMTC/.

Thân!

LINK DOWNLOAD

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: