GÓC KỸ THUẬT - Các bước thiết kế hệ thống VRV cho người mới bắt đầu


Bước 1: Nghiên cứu phương án thiết kế hệ thống VRV cho công trình.

Thường các công trình sử dụng VRV không phải các công trình quá lớn. Số tầng cao thường nhỏ hơn 30 tầng và thường là các tòa văn phòng, trung tâm thương mại, khách sạn.. Đối với các tòa nhà cao hơn mà chúng ta vẫn phải thiết kế hệ thống vrv cho nó, thì các bạn phải có giải pháp riêng. Vì hệ thống vrv hiện tại đang bị giới hạn chiều cao giữa dàn nóng và dàn lạnh. Do vậy, với tòa nhà quá cao, chúng ta bắt buộc phải thêm 1 tầng kỹ thuật ở tầng trung.



"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"

Giới hạn chiều cao khi thiết kế hệ thống vrv


Đó chỉ là 1 trong các phương án gặp phải khi chúng ta thiết kế hệ thống VRV thôi. Tùy công trình, công năng và đặc điểm kiến trúc, ta lại phải có những phương án riêng hài hòa giữa các yếu tố kỹ thuật, kinh tế, thẩm mỹ..

Bước 2: Tính toán tải lạnh cho từng phòng trong công trình.

Đây là bước bắt buộc phải thực hiện khi chúng ta thiết kế hệ thống VRV. Mục đích của việc tính tải lạnh để xác định định lượng nhiệt thừa trong phòng, từ đó ta xác định được công suất của máy điều hòa phù hợp để triệt tiêu lượng nhiệt thừa đó.


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"

Nguồn nhiệt trong phòng


Có rất nhiều cách tính tải lạnh khác nhau như tính theo kinh nghiệm, tính tải lạnh bằng tay hay tính bằng phần mềm. Mỗi cách sẽ có ưu nhược điểm riêng vì vậy khi thiết kế hệ thống vrv thực tế, chúng ta cần áp dụng linh hoạt các cách này với nhau để có được kết quả chính xác nhất.

Bước 3: Chọn dàn lạnh và dàn nóng cho công trình.

Sau khi đã có được tải lạnh của từng phòng, ta sẽ chọn được dàn lạnh có công suất phù hợp nhất với tải lạnh tính được ở bước 2.

Sau khi đã có công suất của tất cả dàn lạnh bên trong công trình, ta sẽ đi tính công suất dàn nóng đáp ứng cho các dàn lạnh đó. Việc tính công suất dàn nóng có thể tính bằng tay hoặc bằng phần mềm Xpress của Daikin.


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"

Chọn dàn nóng bằng phần mềm Xpress Daikin


Bước 4: Vẽ hệ thống ống gas, ống nước ngưng, cấp nguồn cho dàn lạnh.

Sau khi đã có công suất dàn nóng, dàn lạnh và bố trí chúng được trên mặt bằng. Ta bắt đầu đi vẽ hệ thống ống gas, ống nước ngưng, và dây cấp nguồn cho các dàn lạnh.

- Hệ thống ống gas: Gas trong hệ thống VRV thường là Gas R410a . Gas này sẽ đi theo chu trình tuần hoàn từ dàn nóng tới dàn lạnh rồi quay trở lại. Kích thước đường ống gas sẽ phụ thuộc vào công suất của dàn nóng và dàn lạnh, có thể được tính bằng các phần mềm chuyên dụng của từng hãng.


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"

Mặt bằng ống gas điều hòa VRV


Hệ thống ống nước ngưng : kích thước ống nước ngưng sẽ phụ thuộc vào công suất của dàn lạnh. Tùy vào công suất mà dàn lạnh sẽ ngưng tụ được bao nhiêu lít nước trên giờ. Từ số lít nước ngưng tụ đó mà ta tính được đường kính ống nước ngưng.

Hệ thống cấp nguồn dàn lạnh, dây tín hiệu cho remote : Dây cấp nguồn dàn lạnh và dây remote thường sẽ có kích thước cố định tùy vào từng hãng nên phần này chúng ta không cần tính toán nhiều. Chỉ cần thể hiện chúng trên mặt bằng là được rồi.

Bước 5: Trình bày bản vẽ, in ấn.

Thật ra đây là bước mà khi thiết kế hệ thống nào chúng ta cũng phải làm, không riêng gì thiết kế vrv. Nói tóm lại bước này chúng ta cần trình bày bản vẽ sao cho đẹp, khoa học, chỉnh các nét in, layout trong autocad , giúp người khác đọc hiểu bản vẽ của bạn dễ dàng hơn.


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"

Trình bày in ấn bản vẽ HVAC trong layout


NGUỒN: (https://duyhvac.com/huong-dan-thiet-ke-he-thong-vrv/)

LINK 1 - TÌM KIẾM SÁCH/TÀI LIỆU ONLINE (GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT)

LINK 2 - TÌM KIẾM SÁCH/TÀI LIỆU ONLINE (GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT)

LINK 3 - TÌM KIẾM SÁCH/TÀI LIỆU ONLINE (GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT)

LINK 4 - TÌM KIẾM SÁCH/TÀI LIỆU ONLINE (GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT)

VIDEO THAM KHẢO:



Chúc các bạn thành công!


Bước 1: Nghiên cứu phương án thiết kế hệ thống VRV cho công trình.

Thường các công trình sử dụng VRV không phải các công trình quá lớn. Số tầng cao thường nhỏ hơn 30 tầng và thường là các tòa văn phòng, trung tâm thương mại, khách sạn.. Đối với các tòa nhà cao hơn mà chúng ta vẫn phải thiết kế hệ thống vrv cho nó, thì các bạn phải có giải pháp riêng. Vì hệ thống vrv hiện tại đang bị giới hạn chiều cao giữa dàn nóng và dàn lạnh. Do vậy, với tòa nhà quá cao, chúng ta bắt buộc phải thêm 1 tầng kỹ thuật ở tầng trung.



"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"

Giới hạn chiều cao khi thiết kế hệ thống vrv


Đó chỉ là 1 trong các phương án gặp phải khi chúng ta thiết kế hệ thống VRV thôi. Tùy công trình, công năng và đặc điểm kiến trúc, ta lại phải có những phương án riêng hài hòa giữa các yếu tố kỹ thuật, kinh tế, thẩm mỹ..

Bước 2: Tính toán tải lạnh cho từng phòng trong công trình.

Đây là bước bắt buộc phải thực hiện khi chúng ta thiết kế hệ thống VRV. Mục đích của việc tính tải lạnh để xác định định lượng nhiệt thừa trong phòng, từ đó ta xác định được công suất của máy điều hòa phù hợp để triệt tiêu lượng nhiệt thừa đó.


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"

Nguồn nhiệt trong phòng


Có rất nhiều cách tính tải lạnh khác nhau như tính theo kinh nghiệm, tính tải lạnh bằng tay hay tính bằng phần mềm. Mỗi cách sẽ có ưu nhược điểm riêng vì vậy khi thiết kế hệ thống vrv thực tế, chúng ta cần áp dụng linh hoạt các cách này với nhau để có được kết quả chính xác nhất.

Bước 3: Chọn dàn lạnh và dàn nóng cho công trình.

Sau khi đã có được tải lạnh của từng phòng, ta sẽ chọn được dàn lạnh có công suất phù hợp nhất với tải lạnh tính được ở bước 2.

Sau khi đã có công suất của tất cả dàn lạnh bên trong công trình, ta sẽ đi tính công suất dàn nóng đáp ứng cho các dàn lạnh đó. Việc tính công suất dàn nóng có thể tính bằng tay hoặc bằng phần mềm Xpress của Daikin.


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"

Chọn dàn nóng bằng phần mềm Xpress Daikin


Bước 4: Vẽ hệ thống ống gas, ống nước ngưng, cấp nguồn cho dàn lạnh.

Sau khi đã có công suất dàn nóng, dàn lạnh và bố trí chúng được trên mặt bằng. Ta bắt đầu đi vẽ hệ thống ống gas, ống nước ngưng, và dây cấp nguồn cho các dàn lạnh.

- Hệ thống ống gas: Gas trong hệ thống VRV thường là Gas R410a . Gas này sẽ đi theo chu trình tuần hoàn từ dàn nóng tới dàn lạnh rồi quay trở lại. Kích thước đường ống gas sẽ phụ thuộc vào công suất của dàn nóng và dàn lạnh, có thể được tính bằng các phần mềm chuyên dụng của từng hãng.


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"

Mặt bằng ống gas điều hòa VRV


Hệ thống ống nước ngưng : kích thước ống nước ngưng sẽ phụ thuộc vào công suất của dàn lạnh. Tùy vào công suất mà dàn lạnh sẽ ngưng tụ được bao nhiêu lít nước trên giờ. Từ số lít nước ngưng tụ đó mà ta tính được đường kính ống nước ngưng.

Hệ thống cấp nguồn dàn lạnh, dây tín hiệu cho remote : Dây cấp nguồn dàn lạnh và dây remote thường sẽ có kích thước cố định tùy vào từng hãng nên phần này chúng ta không cần tính toán nhiều. Chỉ cần thể hiện chúng trên mặt bằng là được rồi.

Bước 5: Trình bày bản vẽ, in ấn.

Thật ra đây là bước mà khi thiết kế hệ thống nào chúng ta cũng phải làm, không riêng gì thiết kế vrv. Nói tóm lại bước này chúng ta cần trình bày bản vẽ sao cho đẹp, khoa học, chỉnh các nét in, layout trong autocad , giúp người khác đọc hiểu bản vẽ của bạn dễ dàng hơn.


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"

Trình bày in ấn bản vẽ HVAC trong layout


NGUỒN: (https://duyhvac.com/huong-dan-thiet-ke-he-thong-vrv/)

LINK 1 - TÌM KIẾM SÁCH/TÀI LIỆU ONLINE (GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT)

LINK 2 - TÌM KIẾM SÁCH/TÀI LIỆU ONLINE (GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT)

LINK 3 - TÌM KIẾM SÁCH/TÀI LIỆU ONLINE (GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT)

LINK 4 - TÌM KIẾM SÁCH/TÀI LIỆU ONLINE (GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT)

VIDEO THAM KHẢO:



Chúc các bạn thành công!

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: