Nghiên cứu, ứng dụng chế phẩm vi sinh Sagi Bio trong xử lý chất lót chuồng nuôi gà tại Vĩnh Phúc


Đi cùng sự phát triển đô thị, phát triển công nghiệp, dịch vụ đời sống xã hội ngày càng tăng thì nhu cầu lương thực, thực phẩm phục vụ phát triển con người ngày càng tăng, trong đó nhu cầu thịt trứng sữa tăng cao, tất yếu thúc đẩy chăn nuôi phát triển mạnh mẽ. Thống kê năm 2013 của Cục Chăn nuôi, tổng đàn gia cầm ở Việt Nam khoảng 314,8 triệu con gia cầm và lượng chất thải là 22,52 triệu tấn. Trong quy trình nuôi gia cầm (gà thịt, gà đẻ trứng, gia cầm, chim cút …) ở quy mô hộ gia đình và trang trại (từ vài trăm con đến hàng chục nghìn con), các chủ trang trại phải sử dụng vỏ trấu hoặc mùn cưa lót nền chuồng, để giữ cho nền chuồng được khô và hạn chế sự ô nhiễm môi trường, chất lót chuồng thường nhiều gấp 4 - 5 so với lượng phân thải ra.

Ở Việt Nam, các trang trại nuôi gia cầm thường nằm xen kẽ trong khu dân cư, nên chất thải chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường, tác động trực tiếp tới sức khỏe cộng đồng, làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, tăng tỷ lệ mắc bệnh, năng suất không cao, hiệu quả chăn nuôi thấp. Mức độ nhiễm khuẩn trong môi trường không khí tại các khu vực chăn nuôi vượt từ 20 - 25 lần so với tiêu chuẩn về môi trường (TCN 10) của Bộ NNPTNT [4]. Hiện nay, việc sử dụng chế phẩm vi sinh vật để xử lý chuồng trại chăn nuôi cũng đã được áp dụng ở Việt Nam. Ví dụ như sử dụng chế phẩm vi sinh vật EM phun cho các trang trại chăn nuôi, có tác dụng làm giảm mùi hôi, ngăn chặn ruồi và các côn trùng có hại, tăng chất lượng sản phẩm... Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đang nghiên cứu và triển khai thử nghiệm mô hình sử dụng chế phẩm vi sinh vật (Balasa) để bổ sung vào chất lót chuồng nuôi lợn, gà (mô hình chăn nuôi sinh thái) đã mang lại hiệu quả về kinh tế và môi trường như: giảm sự phát sinh mùi, chất thải rắn và nước thải trong quá trình chăn nuôi.

LINK DOWNLOAD


Đi cùng sự phát triển đô thị, phát triển công nghiệp, dịch vụ đời sống xã hội ngày càng tăng thì nhu cầu lương thực, thực phẩm phục vụ phát triển con người ngày càng tăng, trong đó nhu cầu thịt trứng sữa tăng cao, tất yếu thúc đẩy chăn nuôi phát triển mạnh mẽ. Thống kê năm 2013 của Cục Chăn nuôi, tổng đàn gia cầm ở Việt Nam khoảng 314,8 triệu con gia cầm và lượng chất thải là 22,52 triệu tấn. Trong quy trình nuôi gia cầm (gà thịt, gà đẻ trứng, gia cầm, chim cút …) ở quy mô hộ gia đình và trang trại (từ vài trăm con đến hàng chục nghìn con), các chủ trang trại phải sử dụng vỏ trấu hoặc mùn cưa lót nền chuồng, để giữ cho nền chuồng được khô và hạn chế sự ô nhiễm môi trường, chất lót chuồng thường nhiều gấp 4 - 5 so với lượng phân thải ra.

Ở Việt Nam, các trang trại nuôi gia cầm thường nằm xen kẽ trong khu dân cư, nên chất thải chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường, tác động trực tiếp tới sức khỏe cộng đồng, làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, tăng tỷ lệ mắc bệnh, năng suất không cao, hiệu quả chăn nuôi thấp. Mức độ nhiễm khuẩn trong môi trường không khí tại các khu vực chăn nuôi vượt từ 20 - 25 lần so với tiêu chuẩn về môi trường (TCN 10) của Bộ NNPTNT [4]. Hiện nay, việc sử dụng chế phẩm vi sinh vật để xử lý chuồng trại chăn nuôi cũng đã được áp dụng ở Việt Nam. Ví dụ như sử dụng chế phẩm vi sinh vật EM phun cho các trang trại chăn nuôi, có tác dụng làm giảm mùi hôi, ngăn chặn ruồi và các côn trùng có hại, tăng chất lượng sản phẩm... Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đang nghiên cứu và triển khai thử nghiệm mô hình sử dụng chế phẩm vi sinh vật (Balasa) để bổ sung vào chất lót chuồng nuôi lợn, gà (mô hình chăn nuôi sinh thái) đã mang lại hiệu quả về kinh tế và môi trường như: giảm sự phát sinh mùi, chất thải rắn và nước thải trong quá trình chăn nuôi.

LINK DOWNLOAD

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: