Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) cho ngành may trường hợp công ty cổ phần may trường giang quảng nam

 


Trong điều kiện kinh doanh ngày nay  buộc các doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để tăng sức cạnh tranh, mở rộng và phát triển thị trường. Thông tin kế toán quản trị đầy đủ và linh hoạt gắn với nhu cầu quản lý của doanh nghiệp được coi là không thể thiếu, nhất là trong điều kiện kinh tế hiện nay ở nước ta đã gia nhập AFTA hầu như toàn phần và  đang trong quá trình gia nhập WTO.

 Để thành công trong môi trường mới này, các doanh nghiệp phải thích ứng nhanh và sản xuất ra những sản phẩm với chi phí thấp, đồng thời phải bảo đảm chất lượng. Để ra được những quyết định đúng đắn cho các yêu cầu trên, nhà quản lý phải có những thông tin về chi phí đầy đủ, chính xác và được cập nhật.

Cách tính giá thành truyền thống dựa vào việc phân bổ theo chi phí trực tiếp không bảo đảm sự chính xác khi mà chi phí trực tiếp không còn chiếm một tỉ lệ đáng kể như trước nữa. Điều này dẫn đến những quyết định chiến lược không phù hợp (Johnon va Kaplan, 1987; Johnson 1987, 1991). 

Để khắc phục các nhược điểm của hệ thống tính giá truyền thống, một phương pháp tính giá mới ra đời đó là hệ thống tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC – Activities Based Costing). Robin Cooper, Robert Kaplan, và H.Thomas Johnson là những người đầu tiên đưa ra phương pháp ABC. Đây là một phương pháp tính giá được sử dụng để tính thẳng chi phí sản xuất chung vào các đối tượng chi phí (Cooper, 1988a; 1988b; 1990; Cooper và Kaplan, 1988; Johnson, 1990). Những đối tượng này có thể là các sản phẩm, dịch vụ, quá trình, hoặc khách hàng….ABC cũng tạo cơ sở giúp cho nhà quản lý ra được quyết định đúng tương ứng với cơ cấu sản phẩm và chiến lược cạnh trạnh của doanh nghiệp. Theo Turney, ABC có thể thay đổi toàn diện cách thức những nhà quản lý ra quyết định về cơ cấu sản phẩm, giá cả sản phẩm, và đánh giá công nghệ mới (Turney, 1989). 

Sự kiện gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO năm 2007 của Việt Nam đã tạo cho các doanh nghiệp trong nước nhiều cơ hội để phát triển. Song nó cũng tạo ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải luôn thay đổi cho phù hợp với tình hình mới để có thể tồn tại, người tiêu dùng theo đó cũng có nhiều lựa chọn hơn cho nhu cầu của mình. Xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế làm cho các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài về thị trường, giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ…Vì thế, việc nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh trở thành yếu tố sống còn đối với doanh nghiệp Việt Nam. Để thực hiện được các yêu cầu đó, các doanh nghiệp cần có thông tin chính xác về giá thành sản phẩm. Các thông tin này còn đòi hỏi phải kịp thời để phục vụ cho việc ra quyết định như định giá bán sản phẩm, chấp nhận hay từ chối một đơn đặt hàng hay xây dựng chiến lược về sản phẩm, dịch vụ. Thông tin về giá thành không chính xác sẽ gây ra cho doanh nghiệp những tổn thất to lớn. Đây chính là vấn đề mà phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp phải. Do đó, việc xây dựng và tổ chức công tác kế toán sao cho việc xác định giá thành sản phẩm ngày càng chính xác hơn là vấn đề cần được quan tâm và nghiên cứu.

Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đều tính giá theo phương pháp truyền thống. Theo phương pháp tính giá truyền thống, chi phí gián tiếp được phân bổ dựa trên một tiêu thức thường là chi phí nhân công trực tiếp. Phương pháp này được xây dựng phù hợp cho các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, khi các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng nguồn lực tương tự nhau và thông tin chủ yếu dùng phục vụ cho việc báo cáo cấp trên, chưa tính được giá thành một cách chính xác cũng như chưa chỉ rõ được trách nhiệm của từng bộ phận trong doanh nghiệp. Ngược lại, trong nền sản xuất cạnh tranh hiện đại, doanh nghiệp có thể tiến hành cung cấp nhiều loại sản phẩm và dịch vụ, sử dụng nhiều nguồn lực khác nhau và nhiều máy móc thiết bị hiện đại được sử dụng hơn làm cho chi phí sản xuất chung ngày càng chiếm tỷ trọng lớn, trong khi chi phí nhân công chiếm tỷ trọng ngày càng nhỏ. Chính vì vây, sử dụng chi phí nhân công làm tiêu thức phân bổ sẽ làm sai lệch đáng kể giá thành sản phẩm, dịch vụ.

Chính vì điều đó, việc áp dụng một phương pháp tính giá đảm bảo cung cấp thông tin nhanh chóng, chính xác, phục vụ cho yêu cầu quản lý là vấn đề cấp thiết cho các doanh nghiệp. Theo nhiều học giả kế toán trên thế giới như Kaplan và Cooper (1988), Turney (1994), phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC – Activity Based Costing) được xem như một lựa chọn thích hợp bởi lẽ phương pháp này tập hợp chi phí dựa trên hoạt động và nguồn lực sử dụng được phân bổ cho các đối tượng dựa trên các tiêu thức thích hợp, phản ảnh mối quan hệ nhân quả giữa chi phí với các đối tượng chiụ chi phí. Hơn nữa, phương pháp ABC còn có thể giúp cho các doanh nghiệp quản trị dựa trên hoạt động, đây là cơ sở để xác định hoạt động nào tạo ra giá trị hay không tạo ra giá trị, từ đó cải tiến nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Với mong muốn góp phần hoàn thiện hơn công tác tính giá thành ở các công ty may. Tôi hy vọng rằng đề tài: “Vận dụng phương pháp tính giá ABC cho ngành may - Trường hợp tại công ty Cổ phần may Trường Giang  Quảng Nam” có ý nghĩa thiết thực cho ngành may nói chung và công ty may Trường Giang nói riêng.


LINK DOWNLOAD

 


Trong điều kiện kinh doanh ngày nay  buộc các doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để tăng sức cạnh tranh, mở rộng và phát triển thị trường. Thông tin kế toán quản trị đầy đủ và linh hoạt gắn với nhu cầu quản lý của doanh nghiệp được coi là không thể thiếu, nhất là trong điều kiện kinh tế hiện nay ở nước ta đã gia nhập AFTA hầu như toàn phần và  đang trong quá trình gia nhập WTO.

 Để thành công trong môi trường mới này, các doanh nghiệp phải thích ứng nhanh và sản xuất ra những sản phẩm với chi phí thấp, đồng thời phải bảo đảm chất lượng. Để ra được những quyết định đúng đắn cho các yêu cầu trên, nhà quản lý phải có những thông tin về chi phí đầy đủ, chính xác và được cập nhật.

Cách tính giá thành truyền thống dựa vào việc phân bổ theo chi phí trực tiếp không bảo đảm sự chính xác khi mà chi phí trực tiếp không còn chiếm một tỉ lệ đáng kể như trước nữa. Điều này dẫn đến những quyết định chiến lược không phù hợp (Johnon va Kaplan, 1987; Johnson 1987, 1991). 

Để khắc phục các nhược điểm của hệ thống tính giá truyền thống, một phương pháp tính giá mới ra đời đó là hệ thống tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC – Activities Based Costing). Robin Cooper, Robert Kaplan, và H.Thomas Johnson là những người đầu tiên đưa ra phương pháp ABC. Đây là một phương pháp tính giá được sử dụng để tính thẳng chi phí sản xuất chung vào các đối tượng chi phí (Cooper, 1988a; 1988b; 1990; Cooper và Kaplan, 1988; Johnson, 1990). Những đối tượng này có thể là các sản phẩm, dịch vụ, quá trình, hoặc khách hàng….ABC cũng tạo cơ sở giúp cho nhà quản lý ra được quyết định đúng tương ứng với cơ cấu sản phẩm và chiến lược cạnh trạnh của doanh nghiệp. Theo Turney, ABC có thể thay đổi toàn diện cách thức những nhà quản lý ra quyết định về cơ cấu sản phẩm, giá cả sản phẩm, và đánh giá công nghệ mới (Turney, 1989). 

Sự kiện gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO năm 2007 của Việt Nam đã tạo cho các doanh nghiệp trong nước nhiều cơ hội để phát triển. Song nó cũng tạo ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải luôn thay đổi cho phù hợp với tình hình mới để có thể tồn tại, người tiêu dùng theo đó cũng có nhiều lựa chọn hơn cho nhu cầu của mình. Xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế làm cho các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài về thị trường, giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ…Vì thế, việc nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh trở thành yếu tố sống còn đối với doanh nghiệp Việt Nam. Để thực hiện được các yêu cầu đó, các doanh nghiệp cần có thông tin chính xác về giá thành sản phẩm. Các thông tin này còn đòi hỏi phải kịp thời để phục vụ cho việc ra quyết định như định giá bán sản phẩm, chấp nhận hay từ chối một đơn đặt hàng hay xây dựng chiến lược về sản phẩm, dịch vụ. Thông tin về giá thành không chính xác sẽ gây ra cho doanh nghiệp những tổn thất to lớn. Đây chính là vấn đề mà phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp phải. Do đó, việc xây dựng và tổ chức công tác kế toán sao cho việc xác định giá thành sản phẩm ngày càng chính xác hơn là vấn đề cần được quan tâm và nghiên cứu.

Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đều tính giá theo phương pháp truyền thống. Theo phương pháp tính giá truyền thống, chi phí gián tiếp được phân bổ dựa trên một tiêu thức thường là chi phí nhân công trực tiếp. Phương pháp này được xây dựng phù hợp cho các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, khi các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng nguồn lực tương tự nhau và thông tin chủ yếu dùng phục vụ cho việc báo cáo cấp trên, chưa tính được giá thành một cách chính xác cũng như chưa chỉ rõ được trách nhiệm của từng bộ phận trong doanh nghiệp. Ngược lại, trong nền sản xuất cạnh tranh hiện đại, doanh nghiệp có thể tiến hành cung cấp nhiều loại sản phẩm và dịch vụ, sử dụng nhiều nguồn lực khác nhau và nhiều máy móc thiết bị hiện đại được sử dụng hơn làm cho chi phí sản xuất chung ngày càng chiếm tỷ trọng lớn, trong khi chi phí nhân công chiếm tỷ trọng ngày càng nhỏ. Chính vì vây, sử dụng chi phí nhân công làm tiêu thức phân bổ sẽ làm sai lệch đáng kể giá thành sản phẩm, dịch vụ.

Chính vì điều đó, việc áp dụng một phương pháp tính giá đảm bảo cung cấp thông tin nhanh chóng, chính xác, phục vụ cho yêu cầu quản lý là vấn đề cấp thiết cho các doanh nghiệp. Theo nhiều học giả kế toán trên thế giới như Kaplan và Cooper (1988), Turney (1994), phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC – Activity Based Costing) được xem như một lựa chọn thích hợp bởi lẽ phương pháp này tập hợp chi phí dựa trên hoạt động và nguồn lực sử dụng được phân bổ cho các đối tượng dựa trên các tiêu thức thích hợp, phản ảnh mối quan hệ nhân quả giữa chi phí với các đối tượng chiụ chi phí. Hơn nữa, phương pháp ABC còn có thể giúp cho các doanh nghiệp quản trị dựa trên hoạt động, đây là cơ sở để xác định hoạt động nào tạo ra giá trị hay không tạo ra giá trị, từ đó cải tiến nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Với mong muốn góp phần hoàn thiện hơn công tác tính giá thành ở các công ty may. Tôi hy vọng rằng đề tài: “Vận dụng phương pháp tính giá ABC cho ngành may - Trường hợp tại công ty Cổ phần may Trường Giang  Quảng Nam” có ý nghĩa thiết thực cho ngành may nói chung và công ty may Trường Giang nói riêng.


LINK DOWNLOAD

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: