Tính toán thiết kế máy nghiền búa cho lúa năng suất 1075 kg trên giờ (Nguyễn Hồng Phúc) Full
Ở nước ta, máy nghiền chủ yếu được nhập từ Liên Xô và Trung Quốc trang bị cho các nông trường quốc doanh dùng để nghiền nông sản chế biến thức ăn chăn nuôi. Trên cơ sở những mẫu máy này chúng ta đã cải tiến, cải tạo lại phù hợp với điều kiện sản xuất đồng thời mở rộng phạm vi ứng dụng trong các ngành khác.
Hiện nay, máy nghiền nước ta được nhập về từ nhiều hãng nhiều nước khác nhau, chúng khá đa dạng về chủng loại và mẫu mã nhưng giá rất cao. Cũng có máy nghiền do chúng ta tự chế tạo nhìn chung làm việc chưa ổn định, tiếng ồn lớn, bụi nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động, chi phí năng lượng riêng cao hơn so với máy nhập ngoại. Năm 1976, Uỷ ban Nông nghiệp Trung ương đã tổ chức khảo nghiệm bình chọn các mẫu máy nghiền tốt để giới thiệu, phổ biến áp dụng vào trong sản xuất và qua đó tập trung chế tạo hàng loạt, đó là:
- Máy nghiền búa NB-60 (Nhà máy cơ khí 15 Ninh Bình): Năng suất nghiền 500 -600 kg/h, công suất động cơ 14 kW.
- Máy nghiền đá ND-500 (nhà máy cơ khí 29 Thái Bình): Năng suất nghiền 400 - 500 kg/h.
- Máy nghiền NG-72 hay ND-Q02 (Tổng cục hậu cần, sau khi bình tuyển giao cho Cơ khí Hà Tây chế tạo): Năng suất nghiền 200 - 300 kg/h, công suất động cơ 7,5 kW.
Từ đó cho đến nay các mẫu máy liên tục được nghiên cứu, cải tiến, chế tạo nhằm nâng cao hiệu quả làm việc của máy nghiền, giảm chi phí năng lượng riêng, đó là:
- Viện Thiết kế máy Nông nghiệp (Bộ Cơ khí và Luyện kim): đã nghiên cứu cải tiến máy nghiền ND-500A và ND-500B đưa năng suất lên cao để lắp đặt vào dây chuyền chế biến thực phẩm 0,5 - 1 tấn/h.
- Viện Cơ điện nông nghiệp: Thiết kế cải tạo máy nghiền NB-60 đi với cyclon lắng bột ứng dụng vào dây chuyền chế biến thực phẩm 1 tấn/h. Thiết kế chế tạo máy nghiền NT - 02 với tấm đập đứng để hạn chế hiện tượng lưu chuyển và phân ly của nguyên liệu trong buồng nghiền giảm chi phí năng lượng riêng; năng suất 250 – 300 kg/h; công suất động cơ 7 kW.
Các mẫu máy nghiền từ đó được phổ biến, tham gia vào mạng lưới chế biến thực phẩm, đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Vì được nghiên cứu kỹ về lý thuyết kết hợp với thực tế ứng dụng trong sản xuất ở Việt Nam được tham khảo các mẫu máy nhập ngoại đang sử dụng trong nước nghiên cứu mẫu máy mới có khả năng làm việc rộng hơn, các thông số thiết kế được lựa chọn phù hợp hạn chế một phần nào nhược điểm của máy nghiền cũ, giảm được 5 - 10% chi phí năng lượng riêng.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng máy nghiền trên thế giới
Trên thế giới, máy nghiền đã được nghiên cứu chế tạo từ rất sớm. Đầu tiên nó được dùng trong ngành địa chất để nghiền quặng, sau đó là chế biến nông sản và ứng dụng trong các ngành khác. Năm 1830 lần đầu tiên trên thế giới, Schitkojozef giáo sư viện hàng lâm địa chất Budapest đã đề xuất lý thuyết nghiền phương pháp kiểm tra, công làm vỡ hạt và chi phí năng lượng riêng.
Trên thế giới máy nghiền được sử dụng rộng rãi trong chế biến nông sản và chế biến thực phẩm tiêu dùng. Ở các nước phát triển, với trình độ khoa họa kỹ thuật cao, để đáp ứng nhu cầu chế biến thực phẩm phục vụ cho xã hội, máy nghiền được nghiên cứu kỹ cả phần lý thuyết và các mẫu đem ứng dụng vào trong sản xuất, được cơ khí hóa tự động hóa để nâng cao hiệu quả công việc và hiệu quả cho người sử dụng. Ví dụ như:
- Máy nghiền bột 9FH-1000 wood crusher, năng suất 2000 - 4000 kg/h, công suất 45 kW, xuất xứ Trung Quốc.
- Máy nghiền búa Hammer Crusher M-4, năng suất 9 tấn/h, công suất 15 kW, xuất xứ Nga
1.3. Cách giải quyết vấn đề đặt ra
Từ những công dụng của việc nghiền nhỏ thức ăn để phục vụ chăn nuôi đã trình bài ở trên, thì ở nước ta cũng có một số trường Đại học kỹ thuật và các công ty trong nước cũng như ngoài nước đã nghiên cứu và chế tạo ra nhiều loại máy nghiền khác nhau cũng đã đáp ứng được một phần của nhu cầu này. Nói chung máy nghiền ở nước ta và các máy nghiền được nhập ở nhiều nước có rất nhiều chủng loại và mẩu mã khác nhau, nhưng nhìn chung làm việc chưa ổn định, tiếng ồn lớn, bụi nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, chi phí năng lượng cao so với các máy nhập ngoại. Ngoài ra vấn đề giá cả, khả năng bảo dưỡng, bảo trì, chế độ làm việc, quy trình công nghệ khép kín là vấn đề rất quan trọng khi ta quyết định sử dụng và lắp đặt mấy nghiền.
Từ những vấn đề trên chúng ta cần hướng đến tính toán thiết kế một sản phẩm máy nghiền ưu Việt hơn để cung cấp thức ăn cho ngành chăn nuôi và cụ thể là tính toán thiết kế máy nghiền búa cho lúa năng suất 1075 kg/h.
LINK 3 - TÌM KIẾM SÁCH/TÀI LIỆU ONLINE (GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT)
LINK 4 - TÌM KIẾM SÁCH/TÀI LIỆU ONLINE (GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT)
Ở nước ta, máy nghiền chủ yếu được nhập từ Liên Xô và Trung Quốc trang bị cho các nông trường quốc doanh dùng để nghiền nông sản chế biến thức ăn chăn nuôi. Trên cơ sở những mẫu máy này chúng ta đã cải tiến, cải tạo lại phù hợp với điều kiện sản xuất đồng thời mở rộng phạm vi ứng dụng trong các ngành khác.
Hiện nay, máy nghiền nước ta được nhập về từ nhiều hãng nhiều nước khác nhau, chúng khá đa dạng về chủng loại và mẫu mã nhưng giá rất cao. Cũng có máy nghiền do chúng ta tự chế tạo nhìn chung làm việc chưa ổn định, tiếng ồn lớn, bụi nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động, chi phí năng lượng riêng cao hơn so với máy nhập ngoại. Năm 1976, Uỷ ban Nông nghiệp Trung ương đã tổ chức khảo nghiệm bình chọn các mẫu máy nghiền tốt để giới thiệu, phổ biến áp dụng vào trong sản xuất và qua đó tập trung chế tạo hàng loạt, đó là:
- Máy nghiền búa NB-60 (Nhà máy cơ khí 15 Ninh Bình): Năng suất nghiền 500 -600 kg/h, công suất động cơ 14 kW.
- Máy nghiền đá ND-500 (nhà máy cơ khí 29 Thái Bình): Năng suất nghiền 400 - 500 kg/h.
- Máy nghiền NG-72 hay ND-Q02 (Tổng cục hậu cần, sau khi bình tuyển giao cho Cơ khí Hà Tây chế tạo): Năng suất nghiền 200 - 300 kg/h, công suất động cơ 7,5 kW.
Từ đó cho đến nay các mẫu máy liên tục được nghiên cứu, cải tiến, chế tạo nhằm nâng cao hiệu quả làm việc của máy nghiền, giảm chi phí năng lượng riêng, đó là:
- Viện Thiết kế máy Nông nghiệp (Bộ Cơ khí và Luyện kim): đã nghiên cứu cải tiến máy nghiền ND-500A và ND-500B đưa năng suất lên cao để lắp đặt vào dây chuyền chế biến thực phẩm 0,5 - 1 tấn/h.
- Viện Cơ điện nông nghiệp: Thiết kế cải tạo máy nghiền NB-60 đi với cyclon lắng bột ứng dụng vào dây chuyền chế biến thực phẩm 1 tấn/h. Thiết kế chế tạo máy nghiền NT - 02 với tấm đập đứng để hạn chế hiện tượng lưu chuyển và phân ly của nguyên liệu trong buồng nghiền giảm chi phí năng lượng riêng; năng suất 250 – 300 kg/h; công suất động cơ 7 kW.
Các mẫu máy nghiền từ đó được phổ biến, tham gia vào mạng lưới chế biến thực phẩm, đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Vì được nghiên cứu kỹ về lý thuyết kết hợp với thực tế ứng dụng trong sản xuất ở Việt Nam được tham khảo các mẫu máy nhập ngoại đang sử dụng trong nước nghiên cứu mẫu máy mới có khả năng làm việc rộng hơn, các thông số thiết kế được lựa chọn phù hợp hạn chế một phần nào nhược điểm của máy nghiền cũ, giảm được 5 - 10% chi phí năng lượng riêng.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng máy nghiền trên thế giới
Trên thế giới, máy nghiền đã được nghiên cứu chế tạo từ rất sớm. Đầu tiên nó được dùng trong ngành địa chất để nghiền quặng, sau đó là chế biến nông sản và ứng dụng trong các ngành khác. Năm 1830 lần đầu tiên trên thế giới, Schitkojozef giáo sư viện hàng lâm địa chất Budapest đã đề xuất lý thuyết nghiền phương pháp kiểm tra, công làm vỡ hạt và chi phí năng lượng riêng.
Trên thế giới máy nghiền được sử dụng rộng rãi trong chế biến nông sản và chế biến thực phẩm tiêu dùng. Ở các nước phát triển, với trình độ khoa họa kỹ thuật cao, để đáp ứng nhu cầu chế biến thực phẩm phục vụ cho xã hội, máy nghiền được nghiên cứu kỹ cả phần lý thuyết và các mẫu đem ứng dụng vào trong sản xuất, được cơ khí hóa tự động hóa để nâng cao hiệu quả công việc và hiệu quả cho người sử dụng. Ví dụ như:
- Máy nghiền bột 9FH-1000 wood crusher, năng suất 2000 - 4000 kg/h, công suất 45 kW, xuất xứ Trung Quốc.
- Máy nghiền búa Hammer Crusher M-4, năng suất 9 tấn/h, công suất 15 kW, xuất xứ Nga
1.3. Cách giải quyết vấn đề đặt ra
Từ những công dụng của việc nghiền nhỏ thức ăn để phục vụ chăn nuôi đã trình bài ở trên, thì ở nước ta cũng có một số trường Đại học kỹ thuật và các công ty trong nước cũng như ngoài nước đã nghiên cứu và chế tạo ra nhiều loại máy nghiền khác nhau cũng đã đáp ứng được một phần của nhu cầu này. Nói chung máy nghiền ở nước ta và các máy nghiền được nhập ở nhiều nước có rất nhiều chủng loại và mẩu mã khác nhau, nhưng nhìn chung làm việc chưa ổn định, tiếng ồn lớn, bụi nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, chi phí năng lượng cao so với các máy nhập ngoại. Ngoài ra vấn đề giá cả, khả năng bảo dưỡng, bảo trì, chế độ làm việc, quy trình công nghệ khép kín là vấn đề rất quan trọng khi ta quyết định sử dụng và lắp đặt mấy nghiền.
Từ những vấn đề trên chúng ta cần hướng đến tính toán thiết kế một sản phẩm máy nghiền ưu Việt hơn để cung cấp thức ăn cho ngành chăn nuôi và cụ thể là tính toán thiết kế máy nghiền búa cho lúa năng suất 1075 kg/h.
LINK 3 - TÌM KIẾM SÁCH/TÀI LIỆU ONLINE (GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT)
LINK 4 - TÌM KIẾM SÁCH/TÀI LIỆU ONLINE (GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT)
Không có nhận xét nào: