Nghiên cứu khả năng xử lý phân dê của trùn quế (perionyx excavatus)

 


Ở Việt Nam, hiện nay phân dê thường được ủ tự nhiên rồi làm phân bón một cách đơn thuần hoặc thải ngay tại khu vực chăn nuôi mà không được thu gom xử lý, gây ô nhiễm môi trường, là nguồn phát sinh dịch bệnh và mất cảnh quan môi trường. Đề tài “Nghiên cứu khả năng xử lý phân dê của trùn quế (Perionyx excavatus)” được thực hiện nhằm xác định tỉ lệ trùn giống so với khối lượng phân xử lý và tỉ lệ chất độn (bã mía) phù hợp để trùn quế phát triển mạnh nhất và cho hiệu quả xử lý phân dê tốt nhất.

Đầu tiên, bốn mức mật số trùn quế (2%, 3%, 4% và 5%) được thử nghiêm và cho thấy 5% là mật số cho kết quả xử lý phân dê nhanh nhất là 19,67 ngày, khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5% so với các NT còn lại (tương ứng 26 ngày ở NT3 với 4% mật số; NT2 với 2% mật số là 30,33 ngày và NT1 với 1% mật số là 50,33 ngày), và phân hủy nhanh hơn gần 6 lần so với nghiệm thức ĐC để phân hủy tự nhiên, không có trùn (114 ngày). Tất cả các nghiệm thức có sử dụng trùn quế đều hoàn toàn không có mùi hôi so với ĐC. NT 5% có thời gian mùn hóa nhanh nhất là 19,67 ngày nhưng sinh khối trùn lại bị giảm đi trong khi NT3% có tốc độ tăng sinh khối lớn nhất 0,949(g/ngày) do đó tỉ lệ 3% được chọn cho thí nghiệm 2. Tỉ lệ trùn giống này được áp dụng cho thí nghiệm xác định ảnh hưởng của tỉ lệ chất độn đến sự phát triển của trùn quế gồm 4 NT với các tỉ lệ chất độn là 0%, 30%, 50% và 70% bã mía. Kết quả cho thấy NT1 với 30% bã mía cho kết quả tốt nhất về thịt trùn và phân trùn trong các nghiệm thức có chất độn. Hàm lượng đạm tổng số đạt 77,68(%), %N trong cơ chất sau xử lý 3,02(%), IAA đạt 1,78(ppm) có cùng mức tăng với ĐC là 48%. Hàm lượng lân dễ tan ở NT 0% bã mía đạt cao nhất 1,1% .

Đề tài cho thấy trùn quế có thể xử lý phân dê hiệu quả, tỉ lệ chất độn có ảnh hưởng đến sự phát triển của trùn quế nhưng với tỉ lệ phù hợp (30%) vẫn cho kết quả tốt so với việc dùng 100% phân dê.


LINK DOWNLOAD

 


Ở Việt Nam, hiện nay phân dê thường được ủ tự nhiên rồi làm phân bón một cách đơn thuần hoặc thải ngay tại khu vực chăn nuôi mà không được thu gom xử lý, gây ô nhiễm môi trường, là nguồn phát sinh dịch bệnh và mất cảnh quan môi trường. Đề tài “Nghiên cứu khả năng xử lý phân dê của trùn quế (Perionyx excavatus)” được thực hiện nhằm xác định tỉ lệ trùn giống so với khối lượng phân xử lý và tỉ lệ chất độn (bã mía) phù hợp để trùn quế phát triển mạnh nhất và cho hiệu quả xử lý phân dê tốt nhất.

Đầu tiên, bốn mức mật số trùn quế (2%, 3%, 4% và 5%) được thử nghiêm và cho thấy 5% là mật số cho kết quả xử lý phân dê nhanh nhất là 19,67 ngày, khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5% so với các NT còn lại (tương ứng 26 ngày ở NT3 với 4% mật số; NT2 với 2% mật số là 30,33 ngày và NT1 với 1% mật số là 50,33 ngày), và phân hủy nhanh hơn gần 6 lần so với nghiệm thức ĐC để phân hủy tự nhiên, không có trùn (114 ngày). Tất cả các nghiệm thức có sử dụng trùn quế đều hoàn toàn không có mùi hôi so với ĐC. NT 5% có thời gian mùn hóa nhanh nhất là 19,67 ngày nhưng sinh khối trùn lại bị giảm đi trong khi NT3% có tốc độ tăng sinh khối lớn nhất 0,949(g/ngày) do đó tỉ lệ 3% được chọn cho thí nghiệm 2. Tỉ lệ trùn giống này được áp dụng cho thí nghiệm xác định ảnh hưởng của tỉ lệ chất độn đến sự phát triển của trùn quế gồm 4 NT với các tỉ lệ chất độn là 0%, 30%, 50% và 70% bã mía. Kết quả cho thấy NT1 với 30% bã mía cho kết quả tốt nhất về thịt trùn và phân trùn trong các nghiệm thức có chất độn. Hàm lượng đạm tổng số đạt 77,68(%), %N trong cơ chất sau xử lý 3,02(%), IAA đạt 1,78(ppm) có cùng mức tăng với ĐC là 48%. Hàm lượng lân dễ tan ở NT 0% bã mía đạt cao nhất 1,1% .

Đề tài cho thấy trùn quế có thể xử lý phân dê hiệu quả, tỉ lệ chất độn có ảnh hưởng đến sự phát triển của trùn quế nhưng với tỉ lệ phù hợp (30%) vẫn cho kết quả tốt so với việc dùng 100% phân dê.


LINK DOWNLOAD

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: