Nghiên cứu chế tạo màng chitosan - gelatin ứng dụng làm bao bì thực phẩm



Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, ngành công nghệ chế biến thủy sản cũng phát triển vượt bậc và đóng góp một phần không nhỏ vào việc phát triển nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, công nghệ chế biến thủy sản phát triển bên cạnh những thuận lợi như chế biến ra các mặt hàng thủy sản có chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm phục vụ cho xuất khẩu và tiêu thụ trong nước còn có bất lợi là lượng phế liệu thủy sản thải ra rất nhiều làm ô nhiễm môi trường. Một trong những nguồn phế liệu thải ra là vỏ của các động vật giáp xác như tôm, cua, ghẹ... Nguồn phế liệu này hiện nay chủ yếu dùng làm thức ăn chăn nuôi hay làm phân bón nên hiệu quả kinh tế rất thấp. Mục tiêu đặt ra cho các nhà công nghệ là nghiên cứu để tận dụng tốì đa những thành phần có trong phế liệu thủy sản nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của chúng và tránh được ô nhiễm môi trường do chúng gây nên.

Trong các mặt hàng thủy sản có giá trị kinh tế thì các mặt hàng thủy sản đông lạnh từ giáp xác chiếm từ 70 - 80% công suất chế biến. Vì vậy, lượng phế liệu từ vỏ giáp xác do các nhà máy thủy sản thải ra khá lớn khoảng 70.000 tấn / năm. Nguồn phế liệu này chứa một lượng lớn chitin - là nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp sản xuất chitosan và các sản phẩm có giá trị khác.

Chitosan là một dẫn xuất của Chitin, nó là một polyme hữu cơ phổ biến trong tự nhiên và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khoa học công nghệ. Một trong những ứng dụng của chitosan là làm màng mỏng bao gói thực phẩm. Trong thực tế sản xuất hiện nay, vật liệu chính dùng bao gói thực phẩm là màng nhựa PE (polyethylen), p. (polyprothylen). Tuy nhiên dùng các vật liệu này bao gói thực phẩm thì có một sô" hạn chế là thời gian phân hủy chúng kéo dài, khó xử lý và gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, người ta nghiên cứu dùng màng chitosan để bao gói thực phẩm thay thế cho bao PE, p. nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường do rác thải là các polyme tổng hợp.

Màng Chitosan có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm, không sinh độc tô, giữ nước tốt cho thực phẩm trong quá trình bảo quản nhưng màng Chitosan khá đắt tiền nên dùng nó bao gói thực phẩm chưa đem lại hiệu quả kinh tế. Việc nghiên cứu phôi trộn Chitosan với các chất khác nhằm tạo ra màng Chitosan có độ bền cao, giá thành phù hợp dùng làm bao gói thực phẩm là vấn đề đang được quan tâm hiện nay.

Có nhiều nghiên cứu dùng Gelatin để chế tạo màng bao thực phẩm vì nguồn Gelatin dồi dào, giá thành thấp lại có khả năng tạo màng cao, khi sử dụng làm màng thực phẩm nó làm tăng giá trị cảm quan, hạn chế quá trình giảm trọng lượng do bốc hơi nước. Tuy nhiên, màng Gelatin yếu về mặt cơ học, không bền khi gặp môi trường nước, dễ bị vi khuẩn, nâm tấn công nên khả năng bảo quản đôi với thực phẩm thâp.

Việc nghiên cứu kết hợp giữa các polyme tự nhiên để sản xuất màng bảo quản thực phẩm đã được thực hiện nhiều như màng chitosan với xenlulose, chitosan với alginate, chitosan với tinh bột, vv... có thể tạo nên một sô tính chất mới của màng. Tuy nhiên các nghiên cứu này cũng cần mở rộng với các polyme khác và kỹ thuật tạo màng cho từng hỗn hợp polyme là rất khác nhau và phức tạp đòi hỏi sự đầu tư nghiên cứu nhiều trước khi tính đến khả năng thương mại hóa sản phẩm.

Màng chitosan khi phôi trộn với các gelatin tạo nên một sô" tính chất mới của màng nên có thể làm thay đổi một sô tính năng của màng chitosan như tính kháng khuẩn, kháng nấm... nên trong luận văn này nghiên cứu bổ sung thêm Natri benzoat nhằm tăng cường khả năng kháng khuẩn của màng chitosan phôi trộn gelatin.

Chính vì vậy, việc thực hiện đề tài “ Nghiên cứu chế tạo màng Chitosan - Gelatin ứng dụng làm bao bì thực phẩm” nhằm tạo ra màng bao thực phẩm vừa có tính kháng nấm, kháng khuẩn, khả năng giữ nước cho thực phẩm vừa có giá thành hợp lý ở Việt Nam hiện nay là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn rất lớn.


LINK DOWNLOAD



Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, ngành công nghệ chế biến thủy sản cũng phát triển vượt bậc và đóng góp một phần không nhỏ vào việc phát triển nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, công nghệ chế biến thủy sản phát triển bên cạnh những thuận lợi như chế biến ra các mặt hàng thủy sản có chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm phục vụ cho xuất khẩu và tiêu thụ trong nước còn có bất lợi là lượng phế liệu thủy sản thải ra rất nhiều làm ô nhiễm môi trường. Một trong những nguồn phế liệu thải ra là vỏ của các động vật giáp xác như tôm, cua, ghẹ... Nguồn phế liệu này hiện nay chủ yếu dùng làm thức ăn chăn nuôi hay làm phân bón nên hiệu quả kinh tế rất thấp. Mục tiêu đặt ra cho các nhà công nghệ là nghiên cứu để tận dụng tốì đa những thành phần có trong phế liệu thủy sản nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của chúng và tránh được ô nhiễm môi trường do chúng gây nên.

Trong các mặt hàng thủy sản có giá trị kinh tế thì các mặt hàng thủy sản đông lạnh từ giáp xác chiếm từ 70 - 80% công suất chế biến. Vì vậy, lượng phế liệu từ vỏ giáp xác do các nhà máy thủy sản thải ra khá lớn khoảng 70.000 tấn / năm. Nguồn phế liệu này chứa một lượng lớn chitin - là nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp sản xuất chitosan và các sản phẩm có giá trị khác.

Chitosan là một dẫn xuất của Chitin, nó là một polyme hữu cơ phổ biến trong tự nhiên và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khoa học công nghệ. Một trong những ứng dụng của chitosan là làm màng mỏng bao gói thực phẩm. Trong thực tế sản xuất hiện nay, vật liệu chính dùng bao gói thực phẩm là màng nhựa PE (polyethylen), p. (polyprothylen). Tuy nhiên dùng các vật liệu này bao gói thực phẩm thì có một sô" hạn chế là thời gian phân hủy chúng kéo dài, khó xử lý và gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, người ta nghiên cứu dùng màng chitosan để bao gói thực phẩm thay thế cho bao PE, p. nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường do rác thải là các polyme tổng hợp.

Màng Chitosan có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm, không sinh độc tô, giữ nước tốt cho thực phẩm trong quá trình bảo quản nhưng màng Chitosan khá đắt tiền nên dùng nó bao gói thực phẩm chưa đem lại hiệu quả kinh tế. Việc nghiên cứu phôi trộn Chitosan với các chất khác nhằm tạo ra màng Chitosan có độ bền cao, giá thành phù hợp dùng làm bao gói thực phẩm là vấn đề đang được quan tâm hiện nay.

Có nhiều nghiên cứu dùng Gelatin để chế tạo màng bao thực phẩm vì nguồn Gelatin dồi dào, giá thành thấp lại có khả năng tạo màng cao, khi sử dụng làm màng thực phẩm nó làm tăng giá trị cảm quan, hạn chế quá trình giảm trọng lượng do bốc hơi nước. Tuy nhiên, màng Gelatin yếu về mặt cơ học, không bền khi gặp môi trường nước, dễ bị vi khuẩn, nâm tấn công nên khả năng bảo quản đôi với thực phẩm thâp.

Việc nghiên cứu kết hợp giữa các polyme tự nhiên để sản xuất màng bảo quản thực phẩm đã được thực hiện nhiều như màng chitosan với xenlulose, chitosan với alginate, chitosan với tinh bột, vv... có thể tạo nên một sô tính chất mới của màng. Tuy nhiên các nghiên cứu này cũng cần mở rộng với các polyme khác và kỹ thuật tạo màng cho từng hỗn hợp polyme là rất khác nhau và phức tạp đòi hỏi sự đầu tư nghiên cứu nhiều trước khi tính đến khả năng thương mại hóa sản phẩm.

Màng chitosan khi phôi trộn với các gelatin tạo nên một sô" tính chất mới của màng nên có thể làm thay đổi một sô tính năng của màng chitosan như tính kháng khuẩn, kháng nấm... nên trong luận văn này nghiên cứu bổ sung thêm Natri benzoat nhằm tăng cường khả năng kháng khuẩn của màng chitosan phôi trộn gelatin.

Chính vì vậy, việc thực hiện đề tài “ Nghiên cứu chế tạo màng Chitosan - Gelatin ứng dụng làm bao bì thực phẩm” nhằm tạo ra màng bao thực phẩm vừa có tính kháng nấm, kháng khuẩn, khả năng giữ nước cho thực phẩm vừa có giá thành hợp lý ở Việt Nam hiện nay là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn rất lớn.


LINK DOWNLOAD

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: