BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN KHU XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT THEO CÔNG NGHỆ Ủ VI SINH KẾT HỢP CHÔN LẤP
Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là một công cụ mang tính khoa học và kỹ thuật được sử dụng để dự báo các tác động môi trường có khả năng xảy ra bởi dự án đầu tư. Trên cơ sở đó, đề ra các giải pháp và biện pháp nhằm tăng cường các tác động tích cự, giảm thiểu các tác động tiêu cực, góp phần làm cho dự án đầu tư được bền vững trong thực tế triển khai. Mức độ chính xác của việc dự báo tác động sẽ xảy ra phụ thuộc vào 2 nhóm các yếu tố cơ bản, đó là thông tin đầu vào cho dự báo và phương pháp dự báo.
Về thông tin đầu vào, điều cốt yếu là phải có các thông tin về 2 đối tượng chính: một là, những nội dung của dự án có khả năng gây ra tác động môi trường – nguồn gây ra tác động; và hai là, những thành phần môi trường xung quanh, bao gồm cả một số yếu tố về kinh tế và xã hội liên quan, có khả năng bị tác động bởi dự án – đối tượng bị tác động. Mức độ đòi hỏi và mức độ sẵn có của các thông tin đầu vào này là rất khác nhau tùy thuộc vào loại hình dự án, địa điểm thực hiện dự án và phương pháp dự báo áp dụng. Về phương pháp dự báo cũng có sự phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mức độ thông tin sẵn có của các thông tin đầu vào, loại hình dự án, địa điểm thực hiện dự án…
Mẫu đề cương chi tiết báo cáo ĐTM được lập trên nguyên tắc: cấu trúc báo cáo ĐTM theo đúng hướng dẫn tại Phụ lục 2.5, Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường; đồng thời tập trung vào những hướng dẫn mang tính kỹ thuật chung cho việc lập báo cáo ĐTM áp dụng đối với loại hình dự án đầu tư khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã, thị trấn theo công nghệ ủ vi sinh kết hợp chôn lấp trên địa bàn tỉnh Thái Bình để làm nguồn tài liệu tham khảo cho các xã, thị trấn đầu tư xây dựng khu xử lý rác thải sinh hoạt.
a. Nước rỉ rác:
* Nước rỉ rác phát sinh từ quá trình tập kết, phân loại rác:
Rác thải sau khi thu gom từ các hộ gia đình được đưa về khu tập kết, phân loại rác. Nước rỉ rác phát sinh từ quá trình thu gom và phân loại không nhiều và rất khó định lượng; tham khảo các nhà máy xử lý rác và một số Khu xử lý rác thải đã vận hành trên địa bàn tỉnh, ước tính lượng nước rỉ rác phát sinh trong quá trình này khoảng 0,1 m3/tấn rác.
Căn cứ khối lượng rác thu gom về khu xử lý để tính toán cụ thể lưu lượng nước rỉ rác từ khu tập kết, phân loại:
QPL (m3/ngày) = Khối lượng rác tập kết (tấn/ngày) x 0,1 (m3/tấn).
Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là một công cụ mang tính khoa học và kỹ thuật được sử dụng để dự báo các tác động môi trường có khả năng xảy ra bởi dự án đầu tư. Trên cơ sở đó, đề ra các giải pháp và biện pháp nhằm tăng cường các tác động tích cự, giảm thiểu các tác động tiêu cực, góp phần làm cho dự án đầu tư được bền vững trong thực tế triển khai. Mức độ chính xác của việc dự báo tác động sẽ xảy ra phụ thuộc vào 2 nhóm các yếu tố cơ bản, đó là thông tin đầu vào cho dự báo và phương pháp dự báo.
Về thông tin đầu vào, điều cốt yếu là phải có các thông tin về 2 đối tượng chính: một là, những nội dung của dự án có khả năng gây ra tác động môi trường – nguồn gây ra tác động; và hai là, những thành phần môi trường xung quanh, bao gồm cả một số yếu tố về kinh tế và xã hội liên quan, có khả năng bị tác động bởi dự án – đối tượng bị tác động. Mức độ đòi hỏi và mức độ sẵn có của các thông tin đầu vào này là rất khác nhau tùy thuộc vào loại hình dự án, địa điểm thực hiện dự án và phương pháp dự báo áp dụng. Về phương pháp dự báo cũng có sự phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mức độ thông tin sẵn có của các thông tin đầu vào, loại hình dự án, địa điểm thực hiện dự án…
Mẫu đề cương chi tiết báo cáo ĐTM được lập trên nguyên tắc: cấu trúc báo cáo ĐTM theo đúng hướng dẫn tại Phụ lục 2.5, Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường; đồng thời tập trung vào những hướng dẫn mang tính kỹ thuật chung cho việc lập báo cáo ĐTM áp dụng đối với loại hình dự án đầu tư khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã, thị trấn theo công nghệ ủ vi sinh kết hợp chôn lấp trên địa bàn tỉnh Thái Bình để làm nguồn tài liệu tham khảo cho các xã, thị trấn đầu tư xây dựng khu xử lý rác thải sinh hoạt.
a. Nước rỉ rác:
* Nước rỉ rác phát sinh từ quá trình tập kết, phân loại rác:
Rác thải sau khi thu gom từ các hộ gia đình được đưa về khu tập kết, phân loại rác. Nước rỉ rác phát sinh từ quá trình thu gom và phân loại không nhiều và rất khó định lượng; tham khảo các nhà máy xử lý rác và một số Khu xử lý rác thải đã vận hành trên địa bàn tỉnh, ước tính lượng nước rỉ rác phát sinh trong quá trình này khoảng 0,1 m3/tấn rác.
Căn cứ khối lượng rác thu gom về khu xử lý để tính toán cụ thể lưu lượng nước rỉ rác từ khu tập kết, phân loại:
QPL (m3/ngày) = Khối lượng rác tập kết (tấn/ngày) x 0,1 (m3/tấn).

%20(1).png)

.png)
Không có nhận xét nào: