Bình luận về vấn đề bảo lưu và thực tiễn bảo lưu điều ước quốc tế tại Việt Nam
A. MỞ ĐẦU
Nhà nước ra đời là một quá trình lịch sử mang tính tất yếu khách quan, cùng với đó pháp luật được hình thành và được xem như một công cụ đắc lực để nhà nước thực hiện chức năng của mình - quản lí xã hội. Tuy nhiên, không đơn thuần trong phạm vi lãnh thổ mà về lí luận cũng như thực tiễn đã chứng minh, nhà nước muốn tồn tại và phát triển cần phải thiết lập, mở rộng quan hệ với các nhà nước khác. Chính nhu cầu đó làm hình thành các nguyên tắc, quy phạm điều chỉnh các quan hệ này đó chính là Luật quốc tế. Khi tham gia các quan hệ quốc tế, các quốc gia phải tuân theo các quy định của pháp luật quốc tế, về quyền lợi và trách nhiệm pháp lí quốc tế phải gánh vác. Một trong những nội dung của quan hệ pháp luật quốc tế mà các quốc gia được điều chỉnh đó là vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế. Để tìm hiểu về chế định này cũng như các khái cạnh liên quan, bài tập nhóm lần này, chúng em xin phân tích, bình luận một số mặt của chế định bảo lưu điều ước quốc tế. Qua đó, liên hệ thực tiễn bảo lưu điều ước quốc tế ở Việt Nam.
B. NỘI DUNG
I. Một số vấn đề lý luận về bảo lưu điều ước quốc tế
1. Cơ sở quy định bảo lưu diều ước quốc tế
1.1. Cơ sở lý luận
Hiện nay, vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế được ghi nhận ở Công ước viên 1969 về luật điều ước quốc tế và Công ước viên 1986 về luật điều ước quốc tế giữa các quốc gia và các tổ chức quốc tế hoặc giữa các tổ chức quốc tế.
Công ước viên 1969 về luật điều ước quốc tế được ký kết giữa các quốc gia, có hiệu lực ngày 27 tháng 1 năm 1980. Công ước viên 1969 quy định việc ký kết, gia nhập, thực hiện điều ước và làm rõ vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế. Đây là văn bản pháp lý quan trọng nhất trong hệ thống các văn bản pháp lý quốc tế quy định về chế định bảo lưu điều ước quốc tế.
Công ước Viên năm 1986 về luật điều ước quốc tế được ký kết giữa quốc gia với tổ chức quốc tế và giữa tổ chức quốc tế với nhau. Tuy hiện nay, Công ước Viên 1986 chưa có hiệu lực nhưng trong tương lai, công ước sẽ là khung pháp lý quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho các quốc gia cũng như các tổ chức quốc tế tham gia vào việc ký kết và thực hiện điều ước quốc tế nói chung và bảo lưu điều ước quốc tế nói riêng.
Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật của các quốc gia cũng có các quy định làm cơ sở pháp lý cho việc bảo lưu điều ước quốc tế tại quốc gia mình. Quy định bảo lưu điều ước quốc tế được xây dựng khác nhau tùy thuộc vào điều kiện, đường lối, chủ trương của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, bảo lưu điều ước quốc tế được quy định trong Luật điều ước quốc tế 2016.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Các quốc gia khác nhau khi tham gia vào một quan hệ điều ước cụ thể luôn có sự khác biệt về chế độ kinh tế, chính trị. Việc một quy phạm điều ước phù hợp với lợi ích của nhóm quốc gia này nhưng lại không phù hợp với lợi ích của một hoặc một số nhóm quốc gia khác là điều không thể tránh khỏi. Để dung hòa được lợi ích, ý chí của các bên khi tham gia các điều ước quốc tế đa phương không hề đơn giản. Vì vậy, luật pháp quốc tế và luật pháp quốc gia các nước đều ghi nhận chế định bảo lưu nhằm làm hài hòa lợi ích của các quốc gia khi tham gia điều ước, đồng thời, tạo điều kiện để các quốc gia tham gia vào các quan hệ điều ước đó.
A. MỞ ĐẦU
Nhà nước ra đời là một quá trình lịch sử mang tính tất yếu khách quan, cùng với đó pháp luật được hình thành và được xem như một công cụ đắc lực để nhà nước thực hiện chức năng của mình - quản lí xã hội. Tuy nhiên, không đơn thuần trong phạm vi lãnh thổ mà về lí luận cũng như thực tiễn đã chứng minh, nhà nước muốn tồn tại và phát triển cần phải thiết lập, mở rộng quan hệ với các nhà nước khác. Chính nhu cầu đó làm hình thành các nguyên tắc, quy phạm điều chỉnh các quan hệ này đó chính là Luật quốc tế. Khi tham gia các quan hệ quốc tế, các quốc gia phải tuân theo các quy định của pháp luật quốc tế, về quyền lợi và trách nhiệm pháp lí quốc tế phải gánh vác. Một trong những nội dung của quan hệ pháp luật quốc tế mà các quốc gia được điều chỉnh đó là vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế. Để tìm hiểu về chế định này cũng như các khái cạnh liên quan, bài tập nhóm lần này, chúng em xin phân tích, bình luận một số mặt của chế định bảo lưu điều ước quốc tế. Qua đó, liên hệ thực tiễn bảo lưu điều ước quốc tế ở Việt Nam.
B. NỘI DUNG
I. Một số vấn đề lý luận về bảo lưu điều ước quốc tế
1. Cơ sở quy định bảo lưu diều ước quốc tế
1.1. Cơ sở lý luận
Hiện nay, vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế được ghi nhận ở Công ước viên 1969 về luật điều ước quốc tế và Công ước viên 1986 về luật điều ước quốc tế giữa các quốc gia và các tổ chức quốc tế hoặc giữa các tổ chức quốc tế.
Công ước viên 1969 về luật điều ước quốc tế được ký kết giữa các quốc gia, có hiệu lực ngày 27 tháng 1 năm 1980. Công ước viên 1969 quy định việc ký kết, gia nhập, thực hiện điều ước và làm rõ vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế. Đây là văn bản pháp lý quan trọng nhất trong hệ thống các văn bản pháp lý quốc tế quy định về chế định bảo lưu điều ước quốc tế.
Công ước Viên năm 1986 về luật điều ước quốc tế được ký kết giữa quốc gia với tổ chức quốc tế và giữa tổ chức quốc tế với nhau. Tuy hiện nay, Công ước Viên 1986 chưa có hiệu lực nhưng trong tương lai, công ước sẽ là khung pháp lý quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho các quốc gia cũng như các tổ chức quốc tế tham gia vào việc ký kết và thực hiện điều ước quốc tế nói chung và bảo lưu điều ước quốc tế nói riêng.
Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật của các quốc gia cũng có các quy định làm cơ sở pháp lý cho việc bảo lưu điều ước quốc tế tại quốc gia mình. Quy định bảo lưu điều ước quốc tế được xây dựng khác nhau tùy thuộc vào điều kiện, đường lối, chủ trương của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, bảo lưu điều ước quốc tế được quy định trong Luật điều ước quốc tế 2016.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Các quốc gia khác nhau khi tham gia vào một quan hệ điều ước cụ thể luôn có sự khác biệt về chế độ kinh tế, chính trị. Việc một quy phạm điều ước phù hợp với lợi ích của nhóm quốc gia này nhưng lại không phù hợp với lợi ích của một hoặc một số nhóm quốc gia khác là điều không thể tránh khỏi. Để dung hòa được lợi ích, ý chí của các bên khi tham gia các điều ước quốc tế đa phương không hề đơn giản. Vì vậy, luật pháp quốc tế và luật pháp quốc gia các nước đều ghi nhận chế định bảo lưu nhằm làm hài hòa lợi ích của các quốc gia khi tham gia điều ước, đồng thời, tạo điều kiện để các quốc gia tham gia vào các quan hệ điều ước đó.

%20(1).png)

.png)
Không có nhận xét nào: