NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP VẬT LIỆU CELLULOSE BIẾN TÍNH TỪ BÃ MÍA VÀ KHẢO SÁT KHẢ NĂNG HẤP PHỤ ION KIM LOẠI CADMIUM VÀ KẼM CỦA VẬT LIỆU
Cellulose là một trong những polymer sinh học có tính chất vật lý – hóa học phù hợp cho các nghiên cứu về vật liệu có khả năng hấp phụ kim loại nặng trong môi trường nước. Vật liệu Cellulose được tổng hợp và xử lý bằng các phương pháp vật lý – hóa học để tăng cường các tính chất vật lý cũng như gia tăng hiệu quả hấp phụ kim loại nặng. Ba loại vật liệu được tổng hợp trong nghiên cứu gồm có vật liệu cellulose thô, cellulose-oxy-hóa và cellulose phủ chitosan (được kí hiệu lần lượt là CF, ODCF và CCCF).
Các tính chất vật lý và hóa học của vật liệu được khảo sát thông qua các thí nghiệm như phân tích cấu trúc bề mặt SEM (Scanning Electron Microscopy), phân tích thành phần nhóm chức bằng phổ FT-IR (Fourier Transform Infrared Spectroscopy) và khả năng hấp phụ ion kim loại nặng Cd (II) và Zn (II) được khảo sát qua các thí nghiệm mô hình động và mô hình tĩnh. Kết quả phân tích cho thấy hiệu suất hấp phụ ion kim loại Cd (II) và Zn (II) của vật liệu theo thứ tự CCCF > ODCF > CF với hiệu suất xử lý cao nhất của CCCF đối với Cd (II) và Zn (II) lần lượt là 93.71% và 93.04% tương ứng với dung lượng hấp phụ tối đa là 2.009 mgCd/gCCCFvà 2.006 mgZn/gCCCF. Kết quả tối ưu đạt được tại các điều kiện pH 6, nồng độ kim loại nặng đầu vào xấp xỉ 10 ppm, thời gian phản ứng 2 giờ và tốc độ lắc của dung dịch là 120 rpm.
Cellulose là một trong những polymer sinh học có tính chất vật lý – hóa học phù hợp cho các nghiên cứu về vật liệu có khả năng hấp phụ kim loại nặng trong môi trường nước. Vật liệu Cellulose được tổng hợp và xử lý bằng các phương pháp vật lý – hóa học để tăng cường các tính chất vật lý cũng như gia tăng hiệu quả hấp phụ kim loại nặng. Ba loại vật liệu được tổng hợp trong nghiên cứu gồm có vật liệu cellulose thô, cellulose-oxy-hóa và cellulose phủ chitosan (được kí hiệu lần lượt là CF, ODCF và CCCF).
Các tính chất vật lý và hóa học của vật liệu được khảo sát thông qua các thí nghiệm như phân tích cấu trúc bề mặt SEM (Scanning Electron Microscopy), phân tích thành phần nhóm chức bằng phổ FT-IR (Fourier Transform Infrared Spectroscopy) và khả năng hấp phụ ion kim loại nặng Cd (II) và Zn (II) được khảo sát qua các thí nghiệm mô hình động và mô hình tĩnh. Kết quả phân tích cho thấy hiệu suất hấp phụ ion kim loại Cd (II) và Zn (II) của vật liệu theo thứ tự CCCF > ODCF > CF với hiệu suất xử lý cao nhất của CCCF đối với Cd (II) và Zn (II) lần lượt là 93.71% và 93.04% tương ứng với dung lượng hấp phụ tối đa là 2.009 mgCd/gCCCFvà 2.006 mgZn/gCCCF. Kết quả tối ưu đạt được tại các điều kiện pH 6, nồng độ kim loại nặng đầu vào xấp xỉ 10 ppm, thời gian phản ứng 2 giờ và tốc độ lắc của dung dịch là 120 rpm.

%20(1).png)

.png)
Không có nhận xét nào: