Thực trạng quản lý và sử dụng hóa đơn

 


Sự xuất hiện của Nhà nước đòi hỏi cơ sở vật chất để đảm bảo điều kiện cho nó tồn  tại  và  thực  hiện  các  chức năng của  mình.  Nhà  nước  dùng  quyền  lực  chính  trị  để ban hành những quy định pháp luật cần thiết làm công cụ phân phối một phần của cải xã hội và hình thành quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước. Sự xuất hiện sản phẩm thặng dư trong xã  hội là cơ sở  chủ  yếu  tạo  khả  năng và nguồn thu để  thuế  khóa  tồn  tại  và phát triển. Như vậy, thuế là phạm trù có tính lịch sử và là một tất yếu khách quan xuất phát từ nhu  cầu đáp ứng  việc  thực hiện  chức năng và nhiệm  vụ  của Nhà nước. 

Thuế được Nhà nước  sử  dụng như một  công  cụ  kinh  tế  quan  trọng  nhằm huy động  nguồn thu cho ngân sách Nhà nước,  góp  phần điều  chỉnh  nền  kinh  tế  và điều  tiết  thu  nhập trong  xã  hội.  Mặc  dù,  hệ  thống  pháp  luật  thuế  đã  được Nhà nước  quan  tâm  sửa đổi thường xuyên cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội trong từng thời kỳ, nhưng hàng năm tình trạng thất thu thuế vẫn xảy ra và trở thành mối quan tâm không chỉ của Nhà nước mà còn đối với các doanh nghiệp và dân cư. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất thu thuế là người dân chưa được tuyên truyền một cách đầy đủ, có hệ  thống  về  vai  trò  của  thuế  cũng như những quy định  của  pháp  luật  thuế nên  sự  tự giác  trong  việc  thực  hiện  nghĩa vụ  nộp  thuế  cho Nhà nước  còn  thấp,  tình  trạng  trốn thuế xảy ra thường xuyên, thậm chí có nhiều người còn quan niệm trốn thuế là đương nhiên. Tình trạng trên đây xảy ra một phần cũng do những quy định của pháp luật về quản  lý  thuế ở  Việt Nam chưa hoàn thiện, các quy định  còn  nhiều bất  cập,  tính hiệu quả chưa cao. Thậm chí pháp luật thuế còn chưa quan tâm đúng mức đến tính thực thi cũng như chưa đưa vào các văn bản  pháp  luật  thuế  những quy định  về  quản  lý  thuế mang tính hiệu quả, vì vậy, chưa đảm bảo sự công bằng trong nghĩa vụ đóng góp của người dân. Một trong những hình thức thất thu thuế của nhà nước phổ biến nhất hiện nay tại các doanh nghiệp cũng như các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ đó là tình trạng thất thu khâu bán hàng không xuất hóa đơn, hoặc tình trạng làm giả hóa đơn, hiện tượng gian lận hóa đơn, thất thoát hóa đơn, sử dụng hóa đơn để trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế, lừa đảo, chiếm đoạt tiền hoàn thuế của Nhà nước đang diễn ra phổ biến trong phạm vi cả nước  …  Để  thuế  thực  sự  là  nguồn  thu  chủ  yếu  của ngân sách Nhà nước,  là  công  cụ kích thích nền  kinh  tế phát  triển, đảm bảo  công bằng  xã hội, bài  luận này xin đề  cập đến tầm quan trọng của thuế giá trị gia tăng, loại thuế chủ  yếu chiếm 80% nguồn thu từ thuế của nhà nước và những suy ngẫm về thực trạng quản lý hóa đơn giá trị gia tăng ở nước ta hiện nay. 

2. Mục tiêu nghiên cứu. 

Bài luận được hoàn thiện với mục tiêu chính như sau: 

Thứ nhất, lý luận chung về thuế giá trị gia tăng và hóa đơn chứng từ. 

Thứ hai, thực trạng và giải pháp công tác quản lý hóa đơn giá trị gia tăng hiện nay. 

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 

Đối tượng  nghiên  cứu  là  luật  thuế  và  công  tác  quản  lý  thuế  giá  trị  gia tăng ở nước ta. 

Phạm vi nghiên cứu là việc quản lý hóa đơn chứng từ của nhà nước.


LINK DOWNLOAD

 


Sự xuất hiện của Nhà nước đòi hỏi cơ sở vật chất để đảm bảo điều kiện cho nó tồn  tại  và  thực  hiện  các  chức năng của  mình.  Nhà  nước  dùng  quyền  lực  chính  trị  để ban hành những quy định pháp luật cần thiết làm công cụ phân phối một phần của cải xã hội và hình thành quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước. Sự xuất hiện sản phẩm thặng dư trong xã  hội là cơ sở  chủ  yếu  tạo  khả  năng và nguồn thu để  thuế  khóa  tồn  tại  và phát triển. Như vậy, thuế là phạm trù có tính lịch sử và là một tất yếu khách quan xuất phát từ nhu  cầu đáp ứng  việc  thực hiện  chức năng và nhiệm  vụ  của Nhà nước. 

Thuế được Nhà nước  sử  dụng như một  công  cụ  kinh  tế  quan  trọng  nhằm huy động  nguồn thu cho ngân sách Nhà nước,  góp  phần điều  chỉnh  nền  kinh  tế  và điều  tiết  thu  nhập trong  xã  hội.  Mặc  dù,  hệ  thống  pháp  luật  thuế  đã  được Nhà nước  quan  tâm  sửa đổi thường xuyên cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội trong từng thời kỳ, nhưng hàng năm tình trạng thất thu thuế vẫn xảy ra và trở thành mối quan tâm không chỉ của Nhà nước mà còn đối với các doanh nghiệp và dân cư. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất thu thuế là người dân chưa được tuyên truyền một cách đầy đủ, có hệ  thống  về  vai  trò  của  thuế  cũng như những quy định  của  pháp  luật  thuế nên  sự  tự giác  trong  việc  thực  hiện  nghĩa vụ  nộp  thuế  cho Nhà nước  còn  thấp,  tình  trạng  trốn thuế xảy ra thường xuyên, thậm chí có nhiều người còn quan niệm trốn thuế là đương nhiên. Tình trạng trên đây xảy ra một phần cũng do những quy định của pháp luật về quản  lý  thuế ở  Việt Nam chưa hoàn thiện, các quy định  còn  nhiều bất  cập,  tính hiệu quả chưa cao. Thậm chí pháp luật thuế còn chưa quan tâm đúng mức đến tính thực thi cũng như chưa đưa vào các văn bản  pháp  luật  thuế  những quy định  về  quản  lý  thuế mang tính hiệu quả, vì vậy, chưa đảm bảo sự công bằng trong nghĩa vụ đóng góp của người dân. Một trong những hình thức thất thu thuế của nhà nước phổ biến nhất hiện nay tại các doanh nghiệp cũng như các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ đó là tình trạng thất thu khâu bán hàng không xuất hóa đơn, hoặc tình trạng làm giả hóa đơn, hiện tượng gian lận hóa đơn, thất thoát hóa đơn, sử dụng hóa đơn để trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế, lừa đảo, chiếm đoạt tiền hoàn thuế của Nhà nước đang diễn ra phổ biến trong phạm vi cả nước  …  Để  thuế  thực  sự  là  nguồn  thu  chủ  yếu  của ngân sách Nhà nước,  là  công  cụ kích thích nền  kinh  tế phát  triển, đảm bảo  công bằng  xã hội, bài  luận này xin đề  cập đến tầm quan trọng của thuế giá trị gia tăng, loại thuế chủ  yếu chiếm 80% nguồn thu từ thuế của nhà nước và những suy ngẫm về thực trạng quản lý hóa đơn giá trị gia tăng ở nước ta hiện nay. 

2. Mục tiêu nghiên cứu. 

Bài luận được hoàn thiện với mục tiêu chính như sau: 

Thứ nhất, lý luận chung về thuế giá trị gia tăng và hóa đơn chứng từ. 

Thứ hai, thực trạng và giải pháp công tác quản lý hóa đơn giá trị gia tăng hiện nay. 

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 

Đối tượng  nghiên  cứu  là  luật  thuế  và  công  tác  quản  lý  thuế  giá  trị  gia tăng ở nước ta. 

Phạm vi nghiên cứu là việc quản lý hóa đơn chứng từ của nhà nước.


LINK DOWNLOAD

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: