ĐỀ CƯƠNG môn CÔNG PHÁP QUỐC tế
CHƯƠNG I:
Câu 1: Khái niệm Luật quốc tế hiện đại?
Trả lời:
Luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật do các chủ thể của luật quốc tế (bao gồm quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế) thỏa thuận xây dựng nên trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng nhằm điều chỉnh các quan hệ pháp sinh giữa các chủ thể luật quốc tế với nhau trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế và được đảm bảo thực hiện bởi chính các chủ thể đó.
Câu 2: Phân tích các đặc trưng của Luật quốc tế để so sánh với pháp luật quốc gia?
Trả lời:
Thứ nhất, về đối tượng điều chỉnh, nếu đối tượng điều chỉnh của luật quốc gia là quan hệ giữa các chủ thể của luật quốc gia thì đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế là quan hệ giữa các chủ thể của luật quốc tế. Luật quốc gia thường được hiểu là luật điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể: nhà nước, cá nhân, pháp nhân ở trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia. Trong khi đó, luật quốc tế chủ yếu điều chỉnh quan hệ quốc tế, giữa các quốc gia, các tổ chức quốc tế và các chủ thể khác của luật quốc tế. Ở đây cần phân biệt quan hệ này với các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được thiết lập giữa các cá nhân, pháp nhân có quốc tịch khác nhau được điều chỉnh bởi tư pháp quốc tế.
Khi đề cập đến sự khác biệt giữa hai hệ thống pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia thì tính chất “liên quốc gia” thường được nhắc đến như một tiêu chí cơ bản. Đặc trưng về đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế hàm chứa hai yếu tố chính. Một là, các quan hệ thuộc điều chỉnh của luật quốc tế là những quan hệ phát sinh trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội vượt khỏi phạm vi lãnh thổ của các quốc gia. Hai là, những quan hệ này là những quan hệ chỉ phát sinh giữa các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế mà thôi.
Thứ hai, về phương thức xây dựng pháp luật, nếu như luật quốc gia thường được xây dựng bởi một cơ quan làm luật là cơ quan quyền lực cao nhất của quốc gia, đại diện cho ý chí của nhân dân thì luật quốc tế được xây dựng thông qua sự thỏa thuận và thừa nhận của các chủ thể của luật quốc tế trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng. Điều này cũng có nghĩa là không tồn tài một cơ quan lập pháp quốc tế chung giống như cơ quan lập pháp quốc gia. Cơ sở của vấn đề này là quan hệ quốc tế trước tiên và cơ bản là quan hệ giữa các quốc gia, đây là những thực thể có chủ quyền và bình đẳng về phương diện pháp lý. Chính vi lẽ đó không thể có sự tồn tại của một cơ quan tập trung có chức năng lập pháp quốc tế để ban hành, ấn định các quy phạm pháp luật ràng buộc các chủ thể của luật quốc tế. Sự tồn tại của một cơ quan lập pháp quốc tế như vậy không phản ánh được bản chất của luật quốc tế là sự thỏa thuận, thống nhất về ý chỉ giữa các chủ thể của luật quốc tế.
Ngoài ra, việc không tồn tại một cơ quan lập pháp quốc tế chung có thể dẫn đến sự khác biệt về cấu trúc của hai hệ thống pháp luật. Trong luật quốc gia, các quy phạm pháp luật có thể được sắp xếp theo thứ bất tương đối rõ ràng. Ví dụ, hiến pháp có giá trị cao nhất trong hệ thống văn bản luật, kế đến là các luật và văn bản dưới luật. Hay trong các quốc gia theo hệ thống thông luật, các quy định xuất phát từ án lệ của tòa cấp càng cao sẽ có giá trị càng lớn. Trong khi đó, quy phạm trong luật quốc tế không được ban hành bởi một cơ quan lập pháp quốc tế, do đó hệ thống pháp luật quốc tế là một tổng thể các quy phạm mà trong đó không có sự sắp xếp một cách hệ thống, có thứ bậc, vị trí rõ ràng như trong hệ thống pháp luật quốc gia.
CHƯƠNG I:
Câu 1: Khái niệm Luật quốc tế hiện đại?
Trả lời:
Luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật do các chủ thể của luật quốc tế (bao gồm quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế) thỏa thuận xây dựng nên trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng nhằm điều chỉnh các quan hệ pháp sinh giữa các chủ thể luật quốc tế với nhau trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế và được đảm bảo thực hiện bởi chính các chủ thể đó.
Câu 2: Phân tích các đặc trưng của Luật quốc tế để so sánh với pháp luật quốc gia?
Trả lời:
Thứ nhất, về đối tượng điều chỉnh, nếu đối tượng điều chỉnh của luật quốc gia là quan hệ giữa các chủ thể của luật quốc gia thì đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế là quan hệ giữa các chủ thể của luật quốc tế. Luật quốc gia thường được hiểu là luật điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể: nhà nước, cá nhân, pháp nhân ở trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia. Trong khi đó, luật quốc tế chủ yếu điều chỉnh quan hệ quốc tế, giữa các quốc gia, các tổ chức quốc tế và các chủ thể khác của luật quốc tế. Ở đây cần phân biệt quan hệ này với các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được thiết lập giữa các cá nhân, pháp nhân có quốc tịch khác nhau được điều chỉnh bởi tư pháp quốc tế.
Khi đề cập đến sự khác biệt giữa hai hệ thống pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia thì tính chất “liên quốc gia” thường được nhắc đến như một tiêu chí cơ bản. Đặc trưng về đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế hàm chứa hai yếu tố chính. Một là, các quan hệ thuộc điều chỉnh của luật quốc tế là những quan hệ phát sinh trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội vượt khỏi phạm vi lãnh thổ của các quốc gia. Hai là, những quan hệ này là những quan hệ chỉ phát sinh giữa các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế mà thôi.
Thứ hai, về phương thức xây dựng pháp luật, nếu như luật quốc gia thường được xây dựng bởi một cơ quan làm luật là cơ quan quyền lực cao nhất của quốc gia, đại diện cho ý chí của nhân dân thì luật quốc tế được xây dựng thông qua sự thỏa thuận và thừa nhận của các chủ thể của luật quốc tế trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng. Điều này cũng có nghĩa là không tồn tài một cơ quan lập pháp quốc tế chung giống như cơ quan lập pháp quốc gia. Cơ sở của vấn đề này là quan hệ quốc tế trước tiên và cơ bản là quan hệ giữa các quốc gia, đây là những thực thể có chủ quyền và bình đẳng về phương diện pháp lý. Chính vi lẽ đó không thể có sự tồn tại của một cơ quan tập trung có chức năng lập pháp quốc tế để ban hành, ấn định các quy phạm pháp luật ràng buộc các chủ thể của luật quốc tế. Sự tồn tại của một cơ quan lập pháp quốc tế như vậy không phản ánh được bản chất của luật quốc tế là sự thỏa thuận, thống nhất về ý chỉ giữa các chủ thể của luật quốc tế.
Ngoài ra, việc không tồn tại một cơ quan lập pháp quốc tế chung có thể dẫn đến sự khác biệt về cấu trúc của hai hệ thống pháp luật. Trong luật quốc gia, các quy phạm pháp luật có thể được sắp xếp theo thứ bất tương đối rõ ràng. Ví dụ, hiến pháp có giá trị cao nhất trong hệ thống văn bản luật, kế đến là các luật và văn bản dưới luật. Hay trong các quốc gia theo hệ thống thông luật, các quy định xuất phát từ án lệ của tòa cấp càng cao sẽ có giá trị càng lớn. Trong khi đó, quy phạm trong luật quốc tế không được ban hành bởi một cơ quan lập pháp quốc tế, do đó hệ thống pháp luật quốc tế là một tổng thể các quy phạm mà trong đó không có sự sắp xếp một cách hệ thống, có thứ bậc, vị trí rõ ràng như trong hệ thống pháp luật quốc gia.

%20(1).png)

.png)
Không có nhận xét nào: