THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY



Bất cứ một chương trình phát triển kinh tế xã hội nào của một đất nước cũng như của một địa phương, thành hay bại thường xuất phát từ một số yếu tố cơ bản như: tài nguyên thiên nhiên, vốn, công nghệ và lao động. Trong các yếu tố cơ bản quan trọng này thì việc quyết định sự phát triển kinh tế xã hội đó chính là nhân tố con người. Nếu trình độ nghề nghiệp của người lao động thấp thì tài nguyên, vốn và công nghệ cũng sẽ trở thành lãng phí và tất yếu dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp. 

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì đòi hỏi phải có đội ngũ lao động kỹ thuật với số lượng và chất lượng ngày càng cao. Ở nước ta lực lượng lao động khá dồi dào, có trình độ học vấn căn bản làm cơ sở cho việc đào tạo nghề nghiệp và nhanh chóng tiếp thu khoa học kỹ thuật mới, sẵn sàng để được tham gia vào các chương trình kinh tế xã hội của địa phương, kể cả tham gia xuất khẩu lao động và người lao động hầu hết họ đều cần cù, chịu khó làm việc, có ý thức học hỏi và chấp hành nội quy, chấp hành luật pháp khá nghiêm túc. Đây chính là nguồn lực ban đầu cần thiết cho những quyết định đầu tư trong nước cũng như kêu gọi hợp tác đầu tư của nước ngoài vào các dự án phát triển kinh tế. Nhưng để nguồn nhân lực đó trở thành nội lực thực sự mạnh cho việc gọi vốn, thu hút công nghệ, khai thác tiềm năng thiên nhiên thì phải đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp đào tạo nghề nghiệp cho người lao động. Vì hiện nay trình độ qua đào tạo lành nghề ở nước ta còn thấp như vậy thì khó có thể tạo ra hiệu quả trong việc sử dụng vốn, công nghệ và khai thác tiềm năng, càng khó khăn để cạnh tranh về chất lượng hàng hóa và càng khó cho việc giải quyết việc làm.

Mỗi năm nước ta khoảng có 1,2 triệu người đến tuổi lao động và được bổ sung vào lực lượng lao động của đất nước. Thế nhưng số lượng lao động thì được bổ sung mà chất lượng thì lại hạn chế. Phần lớn lao động xuất thân từ nông thôn, chưa qua học nghề bài bản, thiếu tác phong công nghiệp,…, nên nhiều doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng nhiều lao động lại không tuyển được hoặc tuyển dụng rồi mà chưa hài lòng về chất lượng. Mặc khác, hiện nay Việt Nam chính thức đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), và sẽ mở cửa thị trường rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Đối với lao động Việt Nam thì hiện nay mới chỉ có 25% trong số 42 triệu lao động qua đào tạo; khoảng 80% thanh niên (18 – 23 tuổi) bước vào thị trường lao động chưa qua đào tạo nghề; dư thừa lao động phổ thông, thiếu lao động kỹ thuật lành nghề, thiếu chuyên gia, doanh nhân, nhà quản lý, cán bộ hành chính, cán bộ quản lý chất lượng cao, cán bộ khoa học và công nghệ có trình độ cao. Chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam chỉ đạt 3,79/10 so với 5,78/10 của Trung Quốc và 4,04/10 của Thái Lan, đây là những thách thức đối với nguồn nhân lực Việt Nam. Bên cạnh đó gia nhập WTO đồng nghĩa việc Việt Nam gia nhập chuỗi phân công lao động toàn cầu. Do có nguồn nhân lực trẻ, dồi dào và giá nhân công rẻ, trong ngắn hạn, Việt Nam có lợi thế so sánh về việc làm ở các lĩnh vực sử dụng nhiều lao động. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng ở yếu tố lao động rẻ thì sẽ không thể biến thế mạnh đó thành cơ hội. Ngoài ra yếu tố lao động rẻ chỉ có lợi thế đối những ngành kinh tế sử dụng nhiều lao động, không là lợi thế đối với những ngành kinh tế sử dụng công nghệ cao hoặc ngành sử dụng nhiều vốn. 

Đối với doanh nghiệp, gia nhập WTO buộc các doanh nghiệp của Việt Nam phải không ngừng nâng cao tính cạnh tranh, cải tiến trang thiết bị, nâng cao năng suất, sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn lực, kể cả nguồn lực lao động. Sức ép sẽ ngày càng tăng, nhất là đối với khu vực kinh tế quốc doanh. Việc phát triển nguồn nhân lực là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu. Các chủ doanh nghiệp đều cảm nhận được rằng, nền kinh tế ngày càng phát triển quá trình hội nhập quốc tế ngày càng rộng mở thì việc thu hút nhân lực có trình độ càng cạnh tranh gay gắt nhất là trong tình hình hiện nay khi Việt Nam gia nhập WTO những tập đoàn quốc gia với lợi thế cạnh tranh về chính sách đãi ngộ, sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước vào chỗ khó khăn hơn, phải đương đầu với cuộc chiến giành giật nhân tài.

Trước những cơ hội và những khó khăn như hiện nay về nguồn nhân lực thì vấn đề đào tạo nghề và nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động là trách nhiệm không chỉ của Nhà nước, của xã hội mà còn là của chính bản thân người lao động. Chúng ta đang bước vào thế kỷ XXI, với dự báo là trình độ khoa học kỹ thuật thế giới sẽ phát triển như vũ bão và đất nước ta cũng trên đường tiến mạnh lên công nghiệp hóa hiện đại hóa. Để giành được mục tiêu đó, có lẽ một trong những việc phải được ưu tiên đầu tư đó là xây dựng nguồn nhân lực trong đó cần thiết phải trang bị và không ngừng nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động, xem đó là điểm tựa của hệ thống đòn bẩy để thực hiện các chương trình phát triển kinh tế xã hội. 


NỘI DUNG:


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LÝ THUYẾT SẢN XUẤT 3

1. Sản xuất là gì? 3

1.1 Yếu tố đầu vào (yếu tố sản xuất) và yếu tố đầu ra (sản phẩm) 3

1.2 Hàm sản xuất 3

2. Năng suất biên và năng suất trung bình 4

2.1 Năng suất biên (MP) 4

2.2 Quy luật năng suất biên giảm dần 4

2.3 Năng suất trung bình (AP) 5

2.4 Tác động của tiến bộ công nghệ đến sản lượng 5

3. Đường đẳng lượng 5

3.1 Đường đẳng lượng 5

3.2 Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên (MRTS) 6

3.3 Mối quan hệ giữa tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên (MRTS) và năng suất biên

(MP) 6

4. Một số hàm sản xuất thông dụng và đường đẳng lượng tương ứng 6

4.1 Hàm sản xuất tuyến tính 6

4.2 Hàm sản xuất với tỷ lệ kết hợp cố định 7

4.3 Hàm sản xuất COBB-DOUGLAS 7

5. Hiệu suất theo quy mô 7

6. Đường đẳng phí 9

7. Nguyên tắc tối đa hoá sản lượng hay tối thiểu hoá chi phí 9

7.1 Nguyên tắc tối đa hoá sản lượng 9

7.2 Nguyên tắc tối thiểu hoá chi phí sản xuất 9

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC Ở NƯỚC TA

HIỆN NAY 10

1. Tổng quan về lao động - việc làm 10

1.1. Về dân số và lao động 10

1.2. Về chất lượng lao động 10

1.3. Về tình trạng việc làm 11

1.4. Vấn đề thất nghiệp 13

1.5. Vấn đề di cư lao động 14

1.6. Về xuất khẩu lao động 14

2. Thực trạng lao động ở nước ta hiện nay 14

3. Những vấn đề đặt ra về lao động, việc làm và hướng giải quyết 17

4. Tác động của WTO đối với việc làm tại Việt Nam 19

5. Những khó khăn của doanh nghiệp về tuyển dụng lao động 20

KẾT LUẬN



LINK DOWNLOAD



Bất cứ một chương trình phát triển kinh tế xã hội nào của một đất nước cũng như của một địa phương, thành hay bại thường xuất phát từ một số yếu tố cơ bản như: tài nguyên thiên nhiên, vốn, công nghệ và lao động. Trong các yếu tố cơ bản quan trọng này thì việc quyết định sự phát triển kinh tế xã hội đó chính là nhân tố con người. Nếu trình độ nghề nghiệp của người lao động thấp thì tài nguyên, vốn và công nghệ cũng sẽ trở thành lãng phí và tất yếu dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp. 

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì đòi hỏi phải có đội ngũ lao động kỹ thuật với số lượng và chất lượng ngày càng cao. Ở nước ta lực lượng lao động khá dồi dào, có trình độ học vấn căn bản làm cơ sở cho việc đào tạo nghề nghiệp và nhanh chóng tiếp thu khoa học kỹ thuật mới, sẵn sàng để được tham gia vào các chương trình kinh tế xã hội của địa phương, kể cả tham gia xuất khẩu lao động và người lao động hầu hết họ đều cần cù, chịu khó làm việc, có ý thức học hỏi và chấp hành nội quy, chấp hành luật pháp khá nghiêm túc. Đây chính là nguồn lực ban đầu cần thiết cho những quyết định đầu tư trong nước cũng như kêu gọi hợp tác đầu tư của nước ngoài vào các dự án phát triển kinh tế. Nhưng để nguồn nhân lực đó trở thành nội lực thực sự mạnh cho việc gọi vốn, thu hút công nghệ, khai thác tiềm năng thiên nhiên thì phải đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp đào tạo nghề nghiệp cho người lao động. Vì hiện nay trình độ qua đào tạo lành nghề ở nước ta còn thấp như vậy thì khó có thể tạo ra hiệu quả trong việc sử dụng vốn, công nghệ và khai thác tiềm năng, càng khó khăn để cạnh tranh về chất lượng hàng hóa và càng khó cho việc giải quyết việc làm.

Mỗi năm nước ta khoảng có 1,2 triệu người đến tuổi lao động và được bổ sung vào lực lượng lao động của đất nước. Thế nhưng số lượng lao động thì được bổ sung mà chất lượng thì lại hạn chế. Phần lớn lao động xuất thân từ nông thôn, chưa qua học nghề bài bản, thiếu tác phong công nghiệp,…, nên nhiều doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng nhiều lao động lại không tuyển được hoặc tuyển dụng rồi mà chưa hài lòng về chất lượng. Mặc khác, hiện nay Việt Nam chính thức đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), và sẽ mở cửa thị trường rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Đối với lao động Việt Nam thì hiện nay mới chỉ có 25% trong số 42 triệu lao động qua đào tạo; khoảng 80% thanh niên (18 – 23 tuổi) bước vào thị trường lao động chưa qua đào tạo nghề; dư thừa lao động phổ thông, thiếu lao động kỹ thuật lành nghề, thiếu chuyên gia, doanh nhân, nhà quản lý, cán bộ hành chính, cán bộ quản lý chất lượng cao, cán bộ khoa học và công nghệ có trình độ cao. Chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam chỉ đạt 3,79/10 so với 5,78/10 của Trung Quốc và 4,04/10 của Thái Lan, đây là những thách thức đối với nguồn nhân lực Việt Nam. Bên cạnh đó gia nhập WTO đồng nghĩa việc Việt Nam gia nhập chuỗi phân công lao động toàn cầu. Do có nguồn nhân lực trẻ, dồi dào và giá nhân công rẻ, trong ngắn hạn, Việt Nam có lợi thế so sánh về việc làm ở các lĩnh vực sử dụng nhiều lao động. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng ở yếu tố lao động rẻ thì sẽ không thể biến thế mạnh đó thành cơ hội. Ngoài ra yếu tố lao động rẻ chỉ có lợi thế đối những ngành kinh tế sử dụng nhiều lao động, không là lợi thế đối với những ngành kinh tế sử dụng công nghệ cao hoặc ngành sử dụng nhiều vốn. 

Đối với doanh nghiệp, gia nhập WTO buộc các doanh nghiệp của Việt Nam phải không ngừng nâng cao tính cạnh tranh, cải tiến trang thiết bị, nâng cao năng suất, sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn lực, kể cả nguồn lực lao động. Sức ép sẽ ngày càng tăng, nhất là đối với khu vực kinh tế quốc doanh. Việc phát triển nguồn nhân lực là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu. Các chủ doanh nghiệp đều cảm nhận được rằng, nền kinh tế ngày càng phát triển quá trình hội nhập quốc tế ngày càng rộng mở thì việc thu hút nhân lực có trình độ càng cạnh tranh gay gắt nhất là trong tình hình hiện nay khi Việt Nam gia nhập WTO những tập đoàn quốc gia với lợi thế cạnh tranh về chính sách đãi ngộ, sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước vào chỗ khó khăn hơn, phải đương đầu với cuộc chiến giành giật nhân tài.

Trước những cơ hội và những khó khăn như hiện nay về nguồn nhân lực thì vấn đề đào tạo nghề và nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động là trách nhiệm không chỉ của Nhà nước, của xã hội mà còn là của chính bản thân người lao động. Chúng ta đang bước vào thế kỷ XXI, với dự báo là trình độ khoa học kỹ thuật thế giới sẽ phát triển như vũ bão và đất nước ta cũng trên đường tiến mạnh lên công nghiệp hóa hiện đại hóa. Để giành được mục tiêu đó, có lẽ một trong những việc phải được ưu tiên đầu tư đó là xây dựng nguồn nhân lực trong đó cần thiết phải trang bị và không ngừng nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động, xem đó là điểm tựa của hệ thống đòn bẩy để thực hiện các chương trình phát triển kinh tế xã hội. 


NỘI DUNG:


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LÝ THUYẾT SẢN XUẤT 3

1. Sản xuất là gì? 3

1.1 Yếu tố đầu vào (yếu tố sản xuất) và yếu tố đầu ra (sản phẩm) 3

1.2 Hàm sản xuất 3

2. Năng suất biên và năng suất trung bình 4

2.1 Năng suất biên (MP) 4

2.2 Quy luật năng suất biên giảm dần 4

2.3 Năng suất trung bình (AP) 5

2.4 Tác động của tiến bộ công nghệ đến sản lượng 5

3. Đường đẳng lượng 5

3.1 Đường đẳng lượng 5

3.2 Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên (MRTS) 6

3.3 Mối quan hệ giữa tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên (MRTS) và năng suất biên

(MP) 6

4. Một số hàm sản xuất thông dụng và đường đẳng lượng tương ứng 6

4.1 Hàm sản xuất tuyến tính 6

4.2 Hàm sản xuất với tỷ lệ kết hợp cố định 7

4.3 Hàm sản xuất COBB-DOUGLAS 7

5. Hiệu suất theo quy mô 7

6. Đường đẳng phí 9

7. Nguyên tắc tối đa hoá sản lượng hay tối thiểu hoá chi phí 9

7.1 Nguyên tắc tối đa hoá sản lượng 9

7.2 Nguyên tắc tối thiểu hoá chi phí sản xuất 9

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC Ở NƯỚC TA

HIỆN NAY 10

1. Tổng quan về lao động - việc làm 10

1.1. Về dân số và lao động 10

1.2. Về chất lượng lao động 10

1.3. Về tình trạng việc làm 11

1.4. Vấn đề thất nghiệp 13

1.5. Vấn đề di cư lao động 14

1.6. Về xuất khẩu lao động 14

2. Thực trạng lao động ở nước ta hiện nay 14

3. Những vấn đề đặt ra về lao động, việc làm và hướng giải quyết 17

4. Tác động của WTO đối với việc làm tại Việt Nam 19

5. Những khó khăn của doanh nghiệp về tuyển dụng lao động 20

KẾT LUẬN



LINK DOWNLOAD

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: