Từ điển đồng nghĩa trái nghĩa Tiếng Việt (tập 1)
Bất kỳ ngôn ngữ nào cũng có quy luật từ “đồng nghĩa”, ”trái nghĩa”. Việc sử dụng chính xác các cặp từ “đồng nghĩa”, ”trái nghĩa” đòi hỏi phải hiểu đúng ý nghĩa của các từ tương đương đó.
Theo dòng chảy của thời gian, từ đồng nghĩa - trái nghĩa của tiếng Việt luôn được hoàn thiện bổ sung, phong phú và đa dạng. Đáp ứng nhu cầu của đông đảo bạn đọc trong cả nước, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa cho ấn hành cuốn Từ điển Đồng nghĩa - Trái nghĩa tiếng việt do tác giả: Cử nhân khoa học Hán ngữ Nguyễn Bích Hằng dày công biên soạn. Đây là cuốn từ điển được xây dựng trên nguyên tắc định nghĩa có tính chính thống của tiếng Việt hiện đại và được xắp xếp theo trình tự chữ cái tiếng Việt, đảm bảo tính chính xác, hiện đại và phổ cập. Hy vọng cuốn sách sẽ là tài liệu tra cứu hữu ích cho nhiều đối tượng bạn đọc, đặc biệt là các em học sinh, sinh viên đang học tập và nghiên cứu tiếng Việt, những người sẽ góp phần gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt.
Nhà xuất bản từ điển Bách Khoa
L
lang, thầy thuốc, lương y, y sĩ, bác sĩ
lang: thầy lang nói tắt, người đàn ông chữa bệnh bằng thuốc nam. cũng thường nói “ông lang” hoặc “thầy lang”.
thầy thuốc: người làm nghề chữa bệnh.
lương y: chỉ người thầy thuốc giỏi, thường chỉ thầy lang hay (lương y như từ mẫu).
y sĩ: thầy thuốc chữa bệnh bằng thuốc tây, tốt nghiệp trường y học trung cấp.
bác sĩ: thầy thuốc chữa bệnh bằng thuốc tây tốt nghiệp đại học, cao hơn y sĩ.
lang thang, lăng băng, lang bạt, loăng quăng
lang thang: đến chỗ này rồi lại bỏ đi chỗ khác, không dừng lại ở một nơi (tai họa luôn rình rập những đứa trẻ lang thang).
lăng băng: cũng như lang thang (ít dùng)
lang bạt: sống ở những nơi xa lạ, không ổn định, nay đây mai đó.
loăng quăng: cũng như lang thang như ng nói về người rỗi việc đi không có mục đích gì.
làng, làng mạc, xã, thôn, xóm, bản, buôn, sóc
làng: nơi sinh sống làm ăn lâu đời của nông dân vùng đồng bằng, trung du, thường có phạm vị và những đặc tr ng riêng biệt (xóm dưới làng trên quây quần).
Bất kỳ ngôn ngữ nào cũng có quy luật từ “đồng nghĩa”, ”trái nghĩa”. Việc sử dụng chính xác các cặp từ “đồng nghĩa”, ”trái nghĩa” đòi hỏi phải hiểu đúng ý nghĩa của các từ tương đương đó.
Theo dòng chảy của thời gian, từ đồng nghĩa - trái nghĩa của tiếng Việt luôn được hoàn thiện bổ sung, phong phú và đa dạng. Đáp ứng nhu cầu của đông đảo bạn đọc trong cả nước, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa cho ấn hành cuốn Từ điển Đồng nghĩa - Trái nghĩa tiếng việt do tác giả: Cử nhân khoa học Hán ngữ Nguyễn Bích Hằng dày công biên soạn. Đây là cuốn từ điển được xây dựng trên nguyên tắc định nghĩa có tính chính thống của tiếng Việt hiện đại và được xắp xếp theo trình tự chữ cái tiếng Việt, đảm bảo tính chính xác, hiện đại và phổ cập. Hy vọng cuốn sách sẽ là tài liệu tra cứu hữu ích cho nhiều đối tượng bạn đọc, đặc biệt là các em học sinh, sinh viên đang học tập và nghiên cứu tiếng Việt, những người sẽ góp phần gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt.
Nhà xuất bản từ điển Bách Khoa
L
lang, thầy thuốc, lương y, y sĩ, bác sĩ
lang: thầy lang nói tắt, người đàn ông chữa bệnh bằng thuốc nam. cũng thường nói “ông lang” hoặc “thầy lang”.
thầy thuốc: người làm nghề chữa bệnh.
lương y: chỉ người thầy thuốc giỏi, thường chỉ thầy lang hay (lương y như từ mẫu).
y sĩ: thầy thuốc chữa bệnh bằng thuốc tây, tốt nghiệp trường y học trung cấp.
bác sĩ: thầy thuốc chữa bệnh bằng thuốc tây tốt nghiệp đại học, cao hơn y sĩ.
lang thang, lăng băng, lang bạt, loăng quăng
lang thang: đến chỗ này rồi lại bỏ đi chỗ khác, không dừng lại ở một nơi (tai họa luôn rình rập những đứa trẻ lang thang).
lăng băng: cũng như lang thang (ít dùng)
lang bạt: sống ở những nơi xa lạ, không ổn định, nay đây mai đó.
loăng quăng: cũng như lang thang như ng nói về người rỗi việc đi không có mục đích gì.
làng, làng mạc, xã, thôn, xóm, bản, buôn, sóc
làng: nơi sinh sống làm ăn lâu đời của nông dân vùng đồng bằng, trung du, thường có phạm vị và những đặc tr ng riêng biệt (xóm dưới làng trên quây quần).

%20(1).png)

.png)
Không có nhận xét nào: