GIÁO TRÌNH Những nội dung cơ bản của Chủ Nghĩa Mác Lê Nin 2021
A. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Cung cấp cho người học kiến thức cơ bản về triết học nói chung, triết học Mác-Lênin nói riêng, cũng như vai trò của triết học Mác-Lênin trong đời sống xã hội, qua đó thấy được vai trò của triết học Mác-Lênin trong đời sống xã hội hiện nay.
2. Về kỹ năng
Biết vận dụng kiến thức đã học để phân biệt chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa duy tâm, biết vận dụng những kiến thức chung nhất của triết học Mác- Lênin vào nhận thức và hoạt động thực tiễn.
3. Về tư tưởng
Củng cố niềm tin khoa học vào triết học Mác-Lênin, biết đấu tranh chống lại những quan điểm sai trái phủ nhận vai trò của triết học Mác-Lênin.
B. NỘI DUNG
1. KHÁI LƯỢC VỀ TRIẾT HỌC
1.1. Triết học là gì
Triết học ra đời khoảng thế kỷ VIII-VI Tr.CN, ở cả Trung Quốc, Ấn Độ và Hy Lạp cổ đại. Theo gốc từ trong tiếng Hán, triết học là sự truy tìm bản chất của đối tượng, là sự hiểu biết sâu sắc của con người, đi đến chân lý của sự vật. Theo người Ấn Độ, triết học là Dárshana, nghĩa là sự chiêm ngưỡng dựa trên lý trí, là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người đến với lẽ phải. Theo tiếng Hy Lạp cổ, thuật ngữ triết học được kết hợp từ hai từ: “philos - tình yêu” và “sophia
- sự thông thái”. Theo nghĩa đen, triết học là tình yêu đối với sự thông thái. Như vậy, dù ở phương Đông hay phương Tây, ngay từ khi mới ra đời, thì triết học đều được coi là đỉnh cao của trí tuệ, là sự nhận thức sâu sắc về thế giới, đi sâu nắm bắt được chân lý, quy luật, bản chất của sự vật. Khác với thần thoại chủ yếu là những quan niệm tưởng tượng hoang đường về thế giới; khác với tôn giáo là
sự phản ánh thế giới một cách hư ảo, triết học phản ánh thế giới một cách chỉnh thể, nghiên cứu những vấn đề chung nhất, những quy luật chung nhất của thế giới như một chỉnh thể này và thể hiện chúng một cách có hệ thống dưới dạng lý luận. Do vậy, có thể hiểu triết học là hệ thống các quan điểm lý luận chung nhất về thế giới như một chỉnh thể, về con người, tư duy của con người cũng như vị trí của con người trong thế giới đó.
A. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Cung cấp cho người học kiến thức cơ bản về triết học nói chung, triết học Mác-Lênin nói riêng, cũng như vai trò của triết học Mác-Lênin trong đời sống xã hội, qua đó thấy được vai trò của triết học Mác-Lênin trong đời sống xã hội hiện nay.
2. Về kỹ năng
Biết vận dụng kiến thức đã học để phân biệt chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa duy tâm, biết vận dụng những kiến thức chung nhất của triết học Mác- Lênin vào nhận thức và hoạt động thực tiễn.
3. Về tư tưởng
Củng cố niềm tin khoa học vào triết học Mác-Lênin, biết đấu tranh chống lại những quan điểm sai trái phủ nhận vai trò của triết học Mác-Lênin.
B. NỘI DUNG
1. KHÁI LƯỢC VỀ TRIẾT HỌC
1.1. Triết học là gì
Triết học ra đời khoảng thế kỷ VIII-VI Tr.CN, ở cả Trung Quốc, Ấn Độ và Hy Lạp cổ đại. Theo gốc từ trong tiếng Hán, triết học là sự truy tìm bản chất của đối tượng, là sự hiểu biết sâu sắc của con người, đi đến chân lý của sự vật. Theo người Ấn Độ, triết học là Dárshana, nghĩa là sự chiêm ngưỡng dựa trên lý trí, là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người đến với lẽ phải. Theo tiếng Hy Lạp cổ, thuật ngữ triết học được kết hợp từ hai từ: “philos - tình yêu” và “sophia
- sự thông thái”. Theo nghĩa đen, triết học là tình yêu đối với sự thông thái. Như vậy, dù ở phương Đông hay phương Tây, ngay từ khi mới ra đời, thì triết học đều được coi là đỉnh cao của trí tuệ, là sự nhận thức sâu sắc về thế giới, đi sâu nắm bắt được chân lý, quy luật, bản chất của sự vật. Khác với thần thoại chủ yếu là những quan niệm tưởng tượng hoang đường về thế giới; khác với tôn giáo là
sự phản ánh thế giới một cách hư ảo, triết học phản ánh thế giới một cách chỉnh thể, nghiên cứu những vấn đề chung nhất, những quy luật chung nhất của thế giới như một chỉnh thể này và thể hiện chúng một cách có hệ thống dưới dạng lý luận. Do vậy, có thể hiểu triết học là hệ thống các quan điểm lý luận chung nhất về thế giới như một chỉnh thể, về con người, tư duy của con người cũng như vị trí của con người trong thế giới đó.
Không có nhận xét nào: