TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 4449:1987 VỀ QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐÔ THỊ - TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ (WORD + PDF)
1.1. Tiêu chuẩn này áp dụng để thiết kế quy hoạch xây dựng các đô thị
mới, cải tạo các đô thị hiện có của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chú thích:
1. Đô thị bao gồm thành phố, thị xã, thị
trấn: là các trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành của các hoạt động
kinh tế, hành chính, khoa học, kỹ thuật, du lịch, nghỉ ngơi, văn hóa, dịch vụ
công cộng của cả nước, của một vùng, của một tỉnh, một huyện hay một khu vực
trong tỉnh, trong huyện.
2. Các điểm dân cư phải có 4 đặc trưng dưới
đây mới được gọi là đô thị:
Có số dân từ 20.000 người trở lên;
Có dưới 40% số lượng lao động làm việc trong
ngành nông, lâm ngư nghiệp dưới hình thức tập thể và cá thể;
Có mạng lưới công trình dịch vụ công cộng và
cơ sở kỹ thuật hạ tầng như giao thông, cấp thoát nước, cấp điện ở mức độ phù
hợp;
Có mật độ dân số và mật độ xây dựng cao hơn
hẳn mật độ dân số và mật độ xây dựng trung bình của vùng sản xuất nông nghiệp
xung quanh.
1.2. Đô thị được phân theo loại quy mô dân số như trong bảng 1.
Bảng
1
Cấp |
Quy mô dân số |
Loại đô thị |
Tính chất đô thị |
I |
Trên 300.000 |
Đô thị rất lớn |
Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các thành phố trung tâm công nghiệp,
cảng và một số trung tâm của tỉnh. |
II |
Từ 100.000 đến 300.000 |
Đô thị lớn |
Thành phố trung tâm của tỉnh có công nghiệp phát triển. |
III |
Từ 50.000 đến 100.000 |
Đô thị trung bình |
Thị xã trung tâm của tỉnh sản xuất nông, lâm nghiệp là chủ yếu; một số
thị xã đặc biệt. |
IV |
Từ 25.000 đến dưới 50.000 |
Đô thị nhỏ |
Các thị xã, các thành phố nghỉ ngơi du lịch; các đô thị công nghiệp
đang trong giai đoạn mới hình thành. |
V |
Từ 20.000 đến dưới 25.000 |
Thị trấn nghỉ ngơi du lịch |
Thị trấn công nghiệp khai thác nông, lâm ngư trường; thị trấn trung
tâm huyện (huyện lị); thị trấn trung tâm của tiểu vùng trong huyện. |
Chú thích: Đối với các đô thị có tính chất đặc biệt về
sản xuất công nghiệp, hoạt động khoa học, kỹ thuật, du lịch, nghỉ dưỡng khi áp
dụng tiêu chuẩn này có thể điều chỉnh cho phù hợp, nhưng phải thoả thuận với Ủy
ban Xây dựng cơ bản Nhà nước.
1.3. Quy hoạch xây dựng đô thị phải phục vụ đắc lực cho các nhiệm vụ
chiến lược, các mục tiêu kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước và phải kết hợp
chặt chẽ với quốc phòng. Mục tiêu của thiết kế quy hoạch xây dựng đô thị là
nhằm tổ chức một không gian lãnh thổ đô thị, tạo ra môi trường sống cho con
người, từng bước thỏa mãn những nhu cầu trong lao động, sinh hoạt, nghỉ ngơi,
giải trí của nhân dân.
Phương châm thiết kế quy hoạch xây dựng đô thị là phục vụ đắc lực cho
phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phục vụ cho các yêu cầu phát
triển khoa học, kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, nghỉ ngơi, giải trí và các hoạt
động công cộng xã hội, bảo vệ môi trường, nâng cao từng bước về điều kiện sống
cho nhân dân đô thị.
Quy hoạch đô thị phải phục vụ thiết thực cho yêu cầu xây dựng trước mắt
đồng thời kết hợp với phát triển lâu dài. Phải xây dựng tập trung hợp lí, tránh
xây dựng phân tán, gây lãng phí về đất đai, vật tư và tiền vốn, Phải ưu tiên,
đáp ứng được các yêu cầu xây dựng của khu vực quốc doanh đồng thời quan tâm hợp
lý đến khu vực tập thể nhân dân.
Phải quán triệt phương châm "Trung ương và địa phương, Nhà nước và
nhân dân cùng làm" trong lĩnh vực xây dựng đô thị. Trong việc phát triển
sản xuất, giải quyết nhà ở, phải có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện
thuận lợi cho nhân dân đóng góp xây dựng nhà ở và các công trình phúc lợi công
cộng.
1.4. Khi thiết kế quy hoạch xây dựng mới và cải tạo mở rộng các đô thị
hiện có phải có chú ý đầy đủ các đặc điểm tự nhiên; địa hình đất đai, môi
trường, nguồn nước, khí hậu, tài nguyên, cảnh quan, những đặc điểm hiện trạng
phát triển kinh tế - xã hội cũng như những đặc điểm lịch sử, xã hội của địa
phương để lựa chọn phương hướng phát triển không gian, cơ cấu chức năng và các
giải pháp kỹ thuật hợp lý cho đô thị.
1.5. Ưu tiên bố trí các xí nghiệp công nghiệp vào các đô thị trung bình
và nhỏ hiện có, để vừa tận dụng được cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các công trình
phục vụ công cộng, vừa tăng thêm tính chất sản xuất cho các đô thị đó. Chú ý
hoàn thiện các khu công nghiệp hiện có là chủ yếu; chỉ xây dựng các khu công
nghiệp mới khi có đủ điều kiện kinh tế, kỹ thuật.
1.6. Lập cơ sở kinh tế, kỹ thuật cho đô thị lớn, rất lớn và đồ án quy
hoạch tổng thể cho đô thị nhỏ và trung bình phải dựa trên phương hướng ứng dụng
tiến bộ khoa học - kỹ thuật, các dự kiến phát triển kinh tế quốc dân dài hạn và
ngắn hạn của cả vùng, tổng sơ đồ phân bố lực lượng sản xuất và sơ đồ quy hoạch
xây dựng vùng lãnh thổ.
1.7. Quy hoạch xây dựng đô thị mới hoặc cải tạo đô thị cũ đều phải
nghiên cứu cả hệ thống dân cư có quan hệ mật thiết với đô thị đó, bảo đảm cho
đô thị phát triển hài hòa trong hệ thống dân cư, tổ chức tốt mạng lưới cơ sở hạ
tầng kỹ thuật, mạng lưới trung tâm công cộng và có các giải pháp tổng hợp bảo
vệ môi trường chung cho toàn vùng, khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, cơ
sở hiện trạng.
1.8. Đồ án quy hoạch chung đô thị được lập theo thời hạn từ 15 đến 25
năm. Cần dành đất dự trữ để có khả năng mở rộng đô thị trong tương lai và tìm
những phương án có cơ cấu linh hoạt cơ động.
Thời hạn lập đồ án quy hoạch ngắn hạn ứng với kế hoạch đầu tư xây dựng 5
năm và công trình chuyển tiếp sang 5 năm tiếp theo.
1.9. Tiêu chuẩn diện tích sàn nhà ở trung bình cho một người dân ứng với
các giai đoạn lập đồ án quy hoạch đô thị lấy theo bảng 2.
Bảng
2
m2/người
Giai
đoạn lập đồ án |
Tiêu
chuẩn diện tích ở |
Tiêu
chuẩn diện tích sàn |
Ngắn hạn Dài hạn |
6 9 |
12 18 |
Chú thích: Diện tích sàn nhà ở là tổng diện tích ở,
diện tích khu phụ (bếp, xí, tắm…), diện tích khu vực giao thông đi lại.
Diện tích sàn của một ngôi nhà là tổng diện tích sàn của các tần trong
nhà đó.
1.10. Khi thiết kế quy hoạch xây dựng đô thị phải nghiên cứu các giải
pháp tổng hợp bảo vệ môi trường và vệ sinh cho đô thị, lựa chọn giải pháp quy
hoạch và các giải pháp kỹ thuật để chống ô nhiễm môi trường do các hoạt động
sản xuất và sinh hoạt gây ra, đặc biệt chú ý chống ô nhiễm các hoạt động công
nghiệp và giao thông cơ giới.
1.11. Khi quy hoạch cải tạo các đô thị cũ phải chú ý sắp xếp lại các khu
công nghiệp, kho tàng, điều chỉnh các khu chức năng của đô thị. Phải dành khu
vực cần thiết để bố trí thêm công trình công cộng, cải thiện điều kiện giao
thông và điều kiện vệ sinh đô thị, tạo ra bộ mặt kiến trúc mới cho đô thị. Cần
ưu tiên cải tạo đường phố trung tâm, các cửa ngõ đô thị và các khu nhà ở cũ,
quá chật chội.
1.12. Khi thiết kế quy hoạch đô thị phải nghiên cứu các giải pháp bảo vệ
và tôn tạo các di tích lịch sử, di tích cách mạng, các công trình kiến trúc cổ,
các công trình văn hóa - nghệ thuật có giá trị, các khu rừng quốc gia và công
viên nhằm tận dụng các công trình đó phục vụ cho sinh hoạt văn hóa và nghỉ ngơi
của nhân dân đô thị.
Quy hoạch xây dựng đô thị phải sớm tạo ra được bộ mặt kiến trúc, tổ chức
không gian đô thị, phải được phối kết nhuần nhuyễn với phong cảnh thiên nhiên,
khai thác triệt để truyền thống dân tộc và các đặc thù của địa phương.
1.13. Khi chọn đất đai xây dựng đô thị phải hết sức tiết kiệm việc sử
dụng đất nhất là đất canh tác nông nghiệp.
1.14. Khi quy hoạch xây dựng đô thị phải so sánh nhiều giải pháp, chọn
giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, tăng nhanh tốc độ xây
dựng, tiết kiệm vật liệu xây dựng (xây dựng các xí nghiệp thành khu công nghiệp
có công trình kỹ thuật hạ tầng chung, sử dụng tầng cao hợp lý, sử dụng kỹ thuật
xây dựng hiện đại kết hợp với kỹ thuật cổ truyền được nâng cao).
1.15. Đối với các thành phố lớn và rất lớn, cùng với việc lập đồ án quy
hoạch xây dựng đô thị, phải nghiên cứu quy hoạch vùng ngoại thành. Nội dung,
tính chất, quy mô, phạm vi đất đai của quy hoạch vùng ngoại thành phụ thuộc vào
quy mô, tính chất, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của đô thị và quy hoạch
phát triển kinh tế - xã hội của toàn vùng.
1.16. Khi lập đồ án quy hoạch xây dựng đô thị ngoài tiêu chuẩn này cần
phải tuân theo các tiêu chuẩn khác hiện hành có liên quan.
1.17. Cần áp dụng rộng rãi các thiết kế điển hình trong xây dựng đô thị.
2.
Chọn đất xây dựng đô thị và xác định dân số đô thị
Chọn đât xây dựng đô thị
2.1. Khi lựa chọn đất đai để xây dựng đô thị phải tuân theo pháp lệnh về
sử dụng đất đai, các chính sách hiện hành khác về đất đai và phải dựa trên cơ
sở nghiên cứu toàn diện các mặt sau đây:
Đánh giá đất đai theo điều kiện tự nhiên (địa hình, địa mạo, địa chất
công trình, điều kiện thủy văn v.v..);
Khả năng cấp nước, năng lượng, giao thông và các cơ sở kỹ thuật hạ tầng
khác;
Dự báo khả năng xây dựng đô thị có ảnh hưởng bất lợi đến môi trường hoặc
môi trường có ảnh hưởng đến xây dựng đô thị;
Phân tích, so sánh việc sử dụng hợp lý đất đai cho xây dựng đô thị với
việc sử dụng đất đai cho nông, lâm nghiệp;
Nghiên cứu khả năng bảo vệ đô thị chống lại thiên tai và khả năng quốc
phòng.
2.2. Đất đai được chọn để xây dựng đô thị phải có những điều kiện sau:
Đất đai xây dựng bảo đảm thuận lợi hoặc ít thuận lợi (được phân loại
theo điều kiện tự nhiên ghi trong bảng 3);
Đủ diện tích đất xây dựng đô thị trong giai đoạn quy hoạch từ 10 đến 25
năm, kể cả đất dự trữ;
Nguồn nước phải có đủ, bảo đảm về cả chất lượng và khối lượng để cấp cho
công nghiệp và sinh hoạt của đô thị trong giai đoạn quy hoạch, kể cả dự phòng
phát triển;
Đất đai xây dựng đô thị không nằm trong phạm vi bị ô nhiễm nặng (do chất
độc hóa học, phóng xạ, tiếng ồn, ổ bệnh dịch truyền nhiễm);
Không nằm trong phạm vi nghiêm cấm xây dựng do Nhà nước quy định vì
những lí do như: bảo vệ tài nguyên, nguồn nước, khoáng sản, rừng, cảnh quan, di
tích lịch sử, quốc phòng v.v…
Đánh giá tổng hợp đất đai xây dựng đô thị
2.3. Bản đồ đánh giá đất đai tổng hợp được xây dựng trên cơ sở:
Bản đồ đánh giá đất đai theo điều kiện tự nhiên:
Đánh giá, phân tích các yếu tố đã nêu trong điều 2.1.
Bản đồ phải thể hiện được;
Khu đất xây dựng thuận lợi;
Khu đất xây dựng ít thuận lợi;
Khu đất xây dựng không thuận lợi;
Khu đất không được phép xây dựng.
2.4. Tiêu chuẩn đánh giá đất đai theo điều kiện tự nhiên như trong bảng
3.
...
1.1. Tiêu chuẩn này áp dụng để thiết kế quy hoạch xây dựng các đô thị
mới, cải tạo các đô thị hiện có của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chú thích:
1. Đô thị bao gồm thành phố, thị xã, thị
trấn: là các trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành của các hoạt động
kinh tế, hành chính, khoa học, kỹ thuật, du lịch, nghỉ ngơi, văn hóa, dịch vụ
công cộng của cả nước, của một vùng, của một tỉnh, một huyện hay một khu vực
trong tỉnh, trong huyện.
2. Các điểm dân cư phải có 4 đặc trưng dưới
đây mới được gọi là đô thị:
Có số dân từ 20.000 người trở lên;
Có dưới 40% số lượng lao động làm việc trong
ngành nông, lâm ngư nghiệp dưới hình thức tập thể và cá thể;
Có mạng lưới công trình dịch vụ công cộng và
cơ sở kỹ thuật hạ tầng như giao thông, cấp thoát nước, cấp điện ở mức độ phù
hợp;
Có mật độ dân số và mật độ xây dựng cao hơn
hẳn mật độ dân số và mật độ xây dựng trung bình của vùng sản xuất nông nghiệp
xung quanh.
1.2. Đô thị được phân theo loại quy mô dân số như trong bảng 1.
Bảng
1
Cấp |
Quy mô dân số |
Loại đô thị |
Tính chất đô thị |
I |
Trên 300.000 |
Đô thị rất lớn |
Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các thành phố trung tâm công nghiệp,
cảng và một số trung tâm của tỉnh. |
II |
Từ 100.000 đến 300.000 |
Đô thị lớn |
Thành phố trung tâm của tỉnh có công nghiệp phát triển. |
III |
Từ 50.000 đến 100.000 |
Đô thị trung bình |
Thị xã trung tâm của tỉnh sản xuất nông, lâm nghiệp là chủ yếu; một số
thị xã đặc biệt. |
IV |
Từ 25.000 đến dưới 50.000 |
Đô thị nhỏ |
Các thị xã, các thành phố nghỉ ngơi du lịch; các đô thị công nghiệp
đang trong giai đoạn mới hình thành. |
V |
Từ 20.000 đến dưới 25.000 |
Thị trấn nghỉ ngơi du lịch |
Thị trấn công nghiệp khai thác nông, lâm ngư trường; thị trấn trung
tâm huyện (huyện lị); thị trấn trung tâm của tiểu vùng trong huyện. |
Chú thích: Đối với các đô thị có tính chất đặc biệt về
sản xuất công nghiệp, hoạt động khoa học, kỹ thuật, du lịch, nghỉ dưỡng khi áp
dụng tiêu chuẩn này có thể điều chỉnh cho phù hợp, nhưng phải thoả thuận với Ủy
ban Xây dựng cơ bản Nhà nước.
1.3. Quy hoạch xây dựng đô thị phải phục vụ đắc lực cho các nhiệm vụ
chiến lược, các mục tiêu kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước và phải kết hợp
chặt chẽ với quốc phòng. Mục tiêu của thiết kế quy hoạch xây dựng đô thị là
nhằm tổ chức một không gian lãnh thổ đô thị, tạo ra môi trường sống cho con
người, từng bước thỏa mãn những nhu cầu trong lao động, sinh hoạt, nghỉ ngơi,
giải trí của nhân dân.
Phương châm thiết kế quy hoạch xây dựng đô thị là phục vụ đắc lực cho
phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phục vụ cho các yêu cầu phát
triển khoa học, kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, nghỉ ngơi, giải trí và các hoạt
động công cộng xã hội, bảo vệ môi trường, nâng cao từng bước về điều kiện sống
cho nhân dân đô thị.
Quy hoạch đô thị phải phục vụ thiết thực cho yêu cầu xây dựng trước mắt
đồng thời kết hợp với phát triển lâu dài. Phải xây dựng tập trung hợp lí, tránh
xây dựng phân tán, gây lãng phí về đất đai, vật tư và tiền vốn, Phải ưu tiên,
đáp ứng được các yêu cầu xây dựng của khu vực quốc doanh đồng thời quan tâm hợp
lý đến khu vực tập thể nhân dân.
Phải quán triệt phương châm "Trung ương và địa phương, Nhà nước và
nhân dân cùng làm" trong lĩnh vực xây dựng đô thị. Trong việc phát triển
sản xuất, giải quyết nhà ở, phải có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện
thuận lợi cho nhân dân đóng góp xây dựng nhà ở và các công trình phúc lợi công
cộng.
1.4. Khi thiết kế quy hoạch xây dựng mới và cải tạo mở rộng các đô thị
hiện có phải có chú ý đầy đủ các đặc điểm tự nhiên; địa hình đất đai, môi
trường, nguồn nước, khí hậu, tài nguyên, cảnh quan, những đặc điểm hiện trạng
phát triển kinh tế - xã hội cũng như những đặc điểm lịch sử, xã hội của địa
phương để lựa chọn phương hướng phát triển không gian, cơ cấu chức năng và các
giải pháp kỹ thuật hợp lý cho đô thị.
1.5. Ưu tiên bố trí các xí nghiệp công nghiệp vào các đô thị trung bình
và nhỏ hiện có, để vừa tận dụng được cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các công trình
phục vụ công cộng, vừa tăng thêm tính chất sản xuất cho các đô thị đó. Chú ý
hoàn thiện các khu công nghiệp hiện có là chủ yếu; chỉ xây dựng các khu công
nghiệp mới khi có đủ điều kiện kinh tế, kỹ thuật.
1.6. Lập cơ sở kinh tế, kỹ thuật cho đô thị lớn, rất lớn và đồ án quy
hoạch tổng thể cho đô thị nhỏ và trung bình phải dựa trên phương hướng ứng dụng
tiến bộ khoa học - kỹ thuật, các dự kiến phát triển kinh tế quốc dân dài hạn và
ngắn hạn của cả vùng, tổng sơ đồ phân bố lực lượng sản xuất và sơ đồ quy hoạch
xây dựng vùng lãnh thổ.
1.7. Quy hoạch xây dựng đô thị mới hoặc cải tạo đô thị cũ đều phải
nghiên cứu cả hệ thống dân cư có quan hệ mật thiết với đô thị đó, bảo đảm cho
đô thị phát triển hài hòa trong hệ thống dân cư, tổ chức tốt mạng lưới cơ sở hạ
tầng kỹ thuật, mạng lưới trung tâm công cộng và có các giải pháp tổng hợp bảo
vệ môi trường chung cho toàn vùng, khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, cơ
sở hiện trạng.
1.8. Đồ án quy hoạch chung đô thị được lập theo thời hạn từ 15 đến 25
năm. Cần dành đất dự trữ để có khả năng mở rộng đô thị trong tương lai và tìm
những phương án có cơ cấu linh hoạt cơ động.
Thời hạn lập đồ án quy hoạch ngắn hạn ứng với kế hoạch đầu tư xây dựng 5
năm và công trình chuyển tiếp sang 5 năm tiếp theo.
1.9. Tiêu chuẩn diện tích sàn nhà ở trung bình cho một người dân ứng với
các giai đoạn lập đồ án quy hoạch đô thị lấy theo bảng 2.
Bảng
2
m2/người
Giai
đoạn lập đồ án |
Tiêu
chuẩn diện tích ở |
Tiêu
chuẩn diện tích sàn |
Ngắn hạn Dài hạn |
6 9 |
12 18 |
Chú thích: Diện tích sàn nhà ở là tổng diện tích ở,
diện tích khu phụ (bếp, xí, tắm…), diện tích khu vực giao thông đi lại.
Diện tích sàn của một ngôi nhà là tổng diện tích sàn của các tần trong
nhà đó.
1.10. Khi thiết kế quy hoạch xây dựng đô thị phải nghiên cứu các giải
pháp tổng hợp bảo vệ môi trường và vệ sinh cho đô thị, lựa chọn giải pháp quy
hoạch và các giải pháp kỹ thuật để chống ô nhiễm môi trường do các hoạt động
sản xuất và sinh hoạt gây ra, đặc biệt chú ý chống ô nhiễm các hoạt động công
nghiệp và giao thông cơ giới.
1.11. Khi quy hoạch cải tạo các đô thị cũ phải chú ý sắp xếp lại các khu
công nghiệp, kho tàng, điều chỉnh các khu chức năng của đô thị. Phải dành khu
vực cần thiết để bố trí thêm công trình công cộng, cải thiện điều kiện giao
thông và điều kiện vệ sinh đô thị, tạo ra bộ mặt kiến trúc mới cho đô thị. Cần
ưu tiên cải tạo đường phố trung tâm, các cửa ngõ đô thị và các khu nhà ở cũ,
quá chật chội.
1.12. Khi thiết kế quy hoạch đô thị phải nghiên cứu các giải pháp bảo vệ
và tôn tạo các di tích lịch sử, di tích cách mạng, các công trình kiến trúc cổ,
các công trình văn hóa - nghệ thuật có giá trị, các khu rừng quốc gia và công
viên nhằm tận dụng các công trình đó phục vụ cho sinh hoạt văn hóa và nghỉ ngơi
của nhân dân đô thị.
Quy hoạch xây dựng đô thị phải sớm tạo ra được bộ mặt kiến trúc, tổ chức
không gian đô thị, phải được phối kết nhuần nhuyễn với phong cảnh thiên nhiên,
khai thác triệt để truyền thống dân tộc và các đặc thù của địa phương.
1.13. Khi chọn đất đai xây dựng đô thị phải hết sức tiết kiệm việc sử
dụng đất nhất là đất canh tác nông nghiệp.
1.14. Khi quy hoạch xây dựng đô thị phải so sánh nhiều giải pháp, chọn
giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, tăng nhanh tốc độ xây
dựng, tiết kiệm vật liệu xây dựng (xây dựng các xí nghiệp thành khu công nghiệp
có công trình kỹ thuật hạ tầng chung, sử dụng tầng cao hợp lý, sử dụng kỹ thuật
xây dựng hiện đại kết hợp với kỹ thuật cổ truyền được nâng cao).
1.15. Đối với các thành phố lớn và rất lớn, cùng với việc lập đồ án quy
hoạch xây dựng đô thị, phải nghiên cứu quy hoạch vùng ngoại thành. Nội dung,
tính chất, quy mô, phạm vi đất đai của quy hoạch vùng ngoại thành phụ thuộc vào
quy mô, tính chất, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của đô thị và quy hoạch
phát triển kinh tế - xã hội của toàn vùng.
1.16. Khi lập đồ án quy hoạch xây dựng đô thị ngoài tiêu chuẩn này cần
phải tuân theo các tiêu chuẩn khác hiện hành có liên quan.
1.17. Cần áp dụng rộng rãi các thiết kế điển hình trong xây dựng đô thị.
2.
Chọn đất xây dựng đô thị và xác định dân số đô thị
Chọn đât xây dựng đô thị
2.1. Khi lựa chọn đất đai để xây dựng đô thị phải tuân theo pháp lệnh về
sử dụng đất đai, các chính sách hiện hành khác về đất đai và phải dựa trên cơ
sở nghiên cứu toàn diện các mặt sau đây:
Đánh giá đất đai theo điều kiện tự nhiên (địa hình, địa mạo, địa chất
công trình, điều kiện thủy văn v.v..);
Khả năng cấp nước, năng lượng, giao thông và các cơ sở kỹ thuật hạ tầng
khác;
Dự báo khả năng xây dựng đô thị có ảnh hưởng bất lợi đến môi trường hoặc
môi trường có ảnh hưởng đến xây dựng đô thị;
Phân tích, so sánh việc sử dụng hợp lý đất đai cho xây dựng đô thị với
việc sử dụng đất đai cho nông, lâm nghiệp;
Nghiên cứu khả năng bảo vệ đô thị chống lại thiên tai và khả năng quốc
phòng.
2.2. Đất đai được chọn để xây dựng đô thị phải có những điều kiện sau:
Đất đai xây dựng bảo đảm thuận lợi hoặc ít thuận lợi (được phân loại
theo điều kiện tự nhiên ghi trong bảng 3);
Đủ diện tích đất xây dựng đô thị trong giai đoạn quy hoạch từ 10 đến 25
năm, kể cả đất dự trữ;
Nguồn nước phải có đủ, bảo đảm về cả chất lượng và khối lượng để cấp cho
công nghiệp và sinh hoạt của đô thị trong giai đoạn quy hoạch, kể cả dự phòng
phát triển;
Đất đai xây dựng đô thị không nằm trong phạm vi bị ô nhiễm nặng (do chất
độc hóa học, phóng xạ, tiếng ồn, ổ bệnh dịch truyền nhiễm);
Không nằm trong phạm vi nghiêm cấm xây dựng do Nhà nước quy định vì
những lí do như: bảo vệ tài nguyên, nguồn nước, khoáng sản, rừng, cảnh quan, di
tích lịch sử, quốc phòng v.v…
Đánh giá tổng hợp đất đai xây dựng đô thị
2.3. Bản đồ đánh giá đất đai tổng hợp được xây dựng trên cơ sở:
Bản đồ đánh giá đất đai theo điều kiện tự nhiên:
Đánh giá, phân tích các yếu tố đã nêu trong điều 2.1.
Bản đồ phải thể hiện được;
Khu đất xây dựng thuận lợi;
Khu đất xây dựng ít thuận lợi;
Khu đất xây dựng không thuận lợi;
Khu đất không được phép xây dựng.
2.4. Tiêu chuẩn đánh giá đất đai theo điều kiện tự nhiên như trong bảng
3.
...

%20(1).png)

.png)
Không có nhận xét nào: