LÝ THUYẾT THẤT NGHIỆP CỦA SAMUELSON VÀ SUY NGHĨ VỀ CÔNG TÁC DẠY NGHỀ, TẠO VIỆC LÀM Ở NƯỚC TA HIỆN NAY



Thất nghiệp là một hiện tượng kinh tế – xã hội hết sức phức tạp. Vì vậy, đây không chỉ là vấn đề lớn được các nhà kinh tế học tập trung nghiên cứu, mà còn là mối quan tâm đặc biệt của các quốc gia, dân tộc trong quá trình tồn tại và phát triển của mình.

Trong xã hội tư bản, thất nghiệp chính là nguồn dự trữ sức lao động dùng để mở rộng sản xuất. Đồng thời, nhà tư bản lợi dụng nạn thất nghiệp để tăng cường bóc lột công nhân tại nghiệp nhằm mục đích thu được ngày càng nhiều giá trị thặng dư, qua đó mà củng cố địa vị thống trị của mình. V. I. Lênin đã chỉ ra rằng: “Thất nghiệp là vật phụ thuộc cần thiết của kinh tế tư bản chủ nghĩa, không có nó thì kinh tế tư bản chủ nghĩa không thể tồn tại và phát triển được”.

Trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất, đội quân thất nghiệp tăng lên trong thời kỳ khủng hoẳng kinh tế, còn trong các giai đoạn phục hồi và hưng thịnh của sản xuất thì giảm xuống. Trong thời kỳ tổng khủng hoẳng của chủ nghĩa tư bản, nạn thất nghiệp tồn tại cả trong các giai đoạn phục hồi và hưng thịnh. Nạn thất nghiệp không những đông đảo, thường xuyên, kinh niên và trở thành một trong những đặc điểm kinh tế quan trọng của cuộc tổng khủng hoẳng của chủ nghĩa tư bản. Trong thời gian khủng hoẳng kinh tế thế giới 1929 – 1933, số người thất nghiệp trong thế giới tư bản đã lên đến 30 – 40 triệu người; thời gian khủng hoẳng kinh tế thế giới 1937 – 1938, có 18 triệu người bị thất nghiệp. Năm 1950, số người thất nghiệp ở các nước tư bản chủ nghĩa, các nước thuộc địa và phụ thuộc, đã tăng lên hơn 40 triệu người…

Nạn thất nghiệp đã làm cho đời sống vật chất, tinh thần của giai cấp công nhân và người lao động ở các nước tư bản chủ nghĩa ngày thêm cực khổ, tình hình chính trị xã hội phức tạp… từ đó càng tăng  thêm mâu thuẫn giai cấp và xã hội của xã hội tư sản – là một dấu hiệu rõ ràng chứng tỏ sự lỗi thời, lạc hậu của chủ nghĩa tư bản hiện đại.

Dưới chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa, mục tiêu cơ bản là sự phát triển toàn diện về con người. Theo đó, vấn đề lao động và việc làm luôn được toàn xã hội quan tâm sâu sắc. Lúc này, người lao động thực sự có cơ hội được thể hiện hết sức lực, tài năng và trí tuệ của mình trong quá trình lao động sản xuất kinh doanh. Mỗi bước phát triển về kinh tế – xã hội đều đi liền với sự phát triển và tến bộ đối với người lao động, cả về thể lực, trí lực lẫn tinh thần. Ngược lại, sự quan tâm, phát triển đối với người lao động chính là động lực to lớn thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia dân tộc.

Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rằng, đây là một vấn đề lớn, rất phức tạp và nhạy cảm, gắn liền với kinh tế hàng hóa. Do đó, nó phải được nhận thức, xem xét, nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện và khoa học. Trên cơ sở ấy, chúng ta mới có được các giải pháp và hành động đúng đắn trong giải quyết vấn đề này trong thực tiễn, tránh được những sai lầm, khuyết điểm có thể xảy ra.



LINK DOWNLOAD



Thất nghiệp là một hiện tượng kinh tế – xã hội hết sức phức tạp. Vì vậy, đây không chỉ là vấn đề lớn được các nhà kinh tế học tập trung nghiên cứu, mà còn là mối quan tâm đặc biệt của các quốc gia, dân tộc trong quá trình tồn tại và phát triển của mình.

Trong xã hội tư bản, thất nghiệp chính là nguồn dự trữ sức lao động dùng để mở rộng sản xuất. Đồng thời, nhà tư bản lợi dụng nạn thất nghiệp để tăng cường bóc lột công nhân tại nghiệp nhằm mục đích thu được ngày càng nhiều giá trị thặng dư, qua đó mà củng cố địa vị thống trị của mình. V. I. Lênin đã chỉ ra rằng: “Thất nghiệp là vật phụ thuộc cần thiết của kinh tế tư bản chủ nghĩa, không có nó thì kinh tế tư bản chủ nghĩa không thể tồn tại và phát triển được”.

Trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất, đội quân thất nghiệp tăng lên trong thời kỳ khủng hoẳng kinh tế, còn trong các giai đoạn phục hồi và hưng thịnh của sản xuất thì giảm xuống. Trong thời kỳ tổng khủng hoẳng của chủ nghĩa tư bản, nạn thất nghiệp tồn tại cả trong các giai đoạn phục hồi và hưng thịnh. Nạn thất nghiệp không những đông đảo, thường xuyên, kinh niên và trở thành một trong những đặc điểm kinh tế quan trọng của cuộc tổng khủng hoẳng của chủ nghĩa tư bản. Trong thời gian khủng hoẳng kinh tế thế giới 1929 – 1933, số người thất nghiệp trong thế giới tư bản đã lên đến 30 – 40 triệu người; thời gian khủng hoẳng kinh tế thế giới 1937 – 1938, có 18 triệu người bị thất nghiệp. Năm 1950, số người thất nghiệp ở các nước tư bản chủ nghĩa, các nước thuộc địa và phụ thuộc, đã tăng lên hơn 40 triệu người…

Nạn thất nghiệp đã làm cho đời sống vật chất, tinh thần của giai cấp công nhân và người lao động ở các nước tư bản chủ nghĩa ngày thêm cực khổ, tình hình chính trị xã hội phức tạp… từ đó càng tăng  thêm mâu thuẫn giai cấp và xã hội của xã hội tư sản – là một dấu hiệu rõ ràng chứng tỏ sự lỗi thời, lạc hậu của chủ nghĩa tư bản hiện đại.

Dưới chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa, mục tiêu cơ bản là sự phát triển toàn diện về con người. Theo đó, vấn đề lao động và việc làm luôn được toàn xã hội quan tâm sâu sắc. Lúc này, người lao động thực sự có cơ hội được thể hiện hết sức lực, tài năng và trí tuệ của mình trong quá trình lao động sản xuất kinh doanh. Mỗi bước phát triển về kinh tế – xã hội đều đi liền với sự phát triển và tến bộ đối với người lao động, cả về thể lực, trí lực lẫn tinh thần. Ngược lại, sự quan tâm, phát triển đối với người lao động chính là động lực to lớn thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia dân tộc.

Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rằng, đây là một vấn đề lớn, rất phức tạp và nhạy cảm, gắn liền với kinh tế hàng hóa. Do đó, nó phải được nhận thức, xem xét, nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện và khoa học. Trên cơ sở ấy, chúng ta mới có được các giải pháp và hành động đúng đắn trong giải quyết vấn đề này trong thực tiễn, tránh được những sai lầm, khuyết điểm có thể xảy ra.



LINK DOWNLOAD

M_tả
M_tả

Chuyên mục:

Không có nhận xét nào: