Động cơ điện 1 pha - Sơ đồ đấu dây, các chế độ làm việc và một số lỗi thường gặp



Sử dụng sơ đồ đấu dây motor 1 pha khi bạn đã xác định được cuộn đề, trong đó cuộn nào là cuộn chạy để có thể đấu tụ khởi động vào không phải là chuyện đơn giản. Nhất là gặp trường hợp hồ sơ thông tin cũng như lý lịch của motor bị mất, phai mờ không còn dấu vết thì việc đấu điện sẽ rất khó khăn, thậm chí nếu đấu sai còn gây cháy motor. Vậy nên hôm nay, EBOOKBKMT sẽ chia sẻ cho các bạn cách đấu dây motor 1 pha cho hoạt động hiệu quả nhất.


1. Khái niệm về motor 1 pha



Motor điện 1 pha là một loại động cơ phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống. Đó chính là loại động cơ dây quấn stato chỉ có một cuộn dây pha, nguồn cấp là 1 dây pha và 1 dây nguội. 



ĐẶT MUA BƠM NƯỚC 1 PHA NGAY TẠI ĐÂY > > >


Motor 1 pha có cấu tạo bao gồm 2 phần chính là phần tĩnh và phần quay. Hai bộ phận này chỉ hoạt động khi có dòng điện xoay chiều chạy vào.


2. Sơ đồ đấu dây motor 1 pha


Sử dụng motor 1 pha thì bạn nhất định phải biết được cách xác định đầu dây của motor 1 pha. Bởi vì có như vậy thì bạn mới biết được tụ nào là tụ đóng vai trò khởi động. Nếu như không biết đích xác dây nào và cách đấu ra sao thì có thể làm cháy Motor.


Thông thường, các motor 1 pha sẽ có 4 cuộn dây và 5 đầu dây tương ứng với điện trở R, S, Hi, Me, Lo. Trong đó, R là dây chạy, S là dây dùng để khởi động. Hi chính là dây tốc độ cao trong motor 1 pha, còn Me là dây có tốc độ trung bình. Cuối cùng, dây Lo là dây có tốc độ chạy chậm nhất.


3. Xác định đầu dây trong động cơ 1 pha


Cách xác định đầu dây motor 1 pha được tiến hành như sau:


Bước 1:

Dùng đồng hồ VOM để đo điện trở trên toàn bộ 10 cặp điện trở của 5 đầu dây motor điện 1 pha. Khi đó, R và S thường là cặp dây có điện trở đo được lớn nhất. Như vậy, bước đầu các bạn đã xác định được có 2 dây.


Bước 2:

Xác định dây R và S bằng việc đo điện trở của 3 sợi dây còn lại. Sau đó, bạn đem so sánh với 2 dây R, S xem dây nào có điện trở cao nhất thì đó chính là dây R. Dây có điện trở thấp hơn 1 chút thì đó chính là dây S.


Bước 3:

Tiến hành đo điện trở của 3 dây còn lại và sau đó so sánh với dây R xem dây nào có được điện trở lớn nhất thì đó chính là Lo. Nếu nằm ở mức trung bình thì đó là dây Me, còn thấp nhất sẽ là dây Hi.


Nếu các đầu ra của động cơ 1 pha bị mất số đánh dấu cực tính, chúng ta sẽ xác định được cực tính của chúng theo các cách như sau:


a) Cách đấu motor 1 pha 2 tụ dùng VOM để dò từng cặp dây và dây đề


Dùng VOM ở mức ohm để dò từng cặp dây, nếu cặp dây nào có điện trở nhỏ hơn hoặc xảy ra hiện tượng nạp xả bởi tụ, đồng thời các đầu dây liên hệ đến hợp chứa tụ khởi động, trong đó ngắt điện ly tâm thì chắc chắn cặp đó là dây đề.


Đối với động cơ 1 pha bao gồm có 4 dây ra, sau khi ra xác định 2 dây là cuộn đề và 2 dây còn lại là cuộn chạy thì ta tiến hành đấu dây cho động cơ có thể hoạt động như sau: Dùng 1 đầu cuộn đề và 1 đầu cuộn chạy để đấu chung lại cho nó ra 1 đầu nguồn. Đầu còn lại của cuộn đề bạn hãy đấu vào tụ (kapa) rồi đấu vào vít ly tâm (bên trái bụng) rồi đấu tiếp vào đầu dây của cuộn chạy còn lại ra thêm 1 đường dây nguồn nữa.


Sau khi motor đã ra được 2 dây nguồn thì tiến hành đấu nguồn điện xoay chiều 220V vào để giúp động cơ hoạt động. Muốn đổi chiều quay của động cơ thì bạn chỉ việc đổi 2 dây cuộn đề lại với nhau là được.


Đối với động cơ 1 pha bao gồm có 6 đầu dây ra, sau khi xác định pha đề xong, bạn hãy đấu dây của động cơ theo cách đấu vận hành cùng với nguồn điện 220V.


Đóng điện cấp nguồn giúp cho động cơ khởi động nếu:


- Động cơ khởi động một cách bình thường, chứng tỏ 2 cặp dây pha chạy đã được đấu đúng với theo thứ tự 1 2 đấu với 3 4. Tiếp đến, đầu 2 đấu với đầu 3, đầu 1 và đầu 4 chạy ra nguồn.

- Nếu động cơ không thể khởi động được thì chứng tỏ việc đấu nối tiếp 2 cuộn chạy sai. Ta chỉ việc đổi 2 đầu dây cuộn chạy 1 ngược lại là được. Còn cuộn chạy 2 ta vẫn giữ nguyên vị trí.

- Sau khi xác định xong, ta hãy đánh dấu các đầu dây lại. 2 đầu 1 và 4 chạy làm 2 đầu cuộn chạy. Cách đấu tương tự như đấu động cơ điện có 4 đầu dây.



Sau khi xác định xong, ta hãy đánh dấu các đầu dây lại


ĐẶT MUA BƠM NƯỚC 1 PHA NGAY TẠI ĐÂY > > >



b) Đấu dây motor 1 pha bằng dùng cảm ứng điện từ tiến hành xác định cực tính


Ngoài phương pháp trên, người ta có thể dùng phương pháp cảm ứng điện từ để tiến hành xác định cực tính. Mắc từng cặp dây chưa xác định vào trong VOM mức mA kế. Quay trục của động cơ và quan sát thấy nếu:


- Cặp dây nào có cường độ khác cặp còn lại thì đó chính là cặp dây của pha đề.2 cặp còn lại chính là của pha chạy.

- Nếu động cơ có 6 đầu dây, khi chúng ta đã xác định được 2 đầu cuộn đề thì chỉ còn lại 2 cặp dây. Cần xác định đúng chiều cho 2 cặp dây trên bằng cách đấu nối tiếp 2 cặp dây của pha chạy sao cho khi tiến hành xoay trục kim mA kế sẽ chỉ cường độ lớn nhất.


Điều này chứng tỏ 2 cặp dây trên đã được đấu đúng chiều là 1 2 nối 3 4. Sau đó, bạn cần đánh dấu đầu 1 và 4 để làm đầu ra 2 đầu 2 và 3 rồi đấu chung lại. Tiến hành đấu nối cho động cơ hoạt động tương tự như cách 1.


c) Cách đấu dây motor điện 1 pha có 3 dây ra


Cách xác định các đầu dây của động cơ điện 1 pha và máy nén khi có 3 dây ra (1 tốc độ) như sau: Motor quạt và máy nén 1 tốc độ dùng trong máy lạnh bao gồm 2 cuộn dây như hình dưới đây với 3 dây ra được quy định, đó là R-S-C. Trong đó:


R: là dây chạy

S: là dây đề (khởi động)

C: là dây chung


Sơ đồ đấu dây motor bao gồm có 3 dây (1 tốc độ)


Các bước xác định dây và cách đấu dây motor điện 1 pha như sau:


Bước 1: Dùng đồng hồ VOM để đo 3 cặp điện trở chạy qua 3 đầu dây.

Bước 2: Cặp dây có điện trở lớn nhất chính là 2 dây R,S => dây còn lại chính là dây C

Bước 3: So sánh điện trở của dây C so với 2 dây còn lại, nếu dây nào có điện trở nhỏ hơn thì là R, còn dây nào có điện trở lớn chính là dây S.


d) Cách đấu dây motor điện 1 pha có 4 dây ra


Có nhiều người thường khó khăn trong trường hợp động cơ 1 pha sử dụng tụ có 4 đầu ra là 2 dây Đen, 1 dây Xanh và 1 dây Nâu.


Khi lấy đồng hồ đo thì bạn sẽ thấy 4 dây này đều được thông mạch với nhau, thế nên không thể xác định được cuộn khởi động để đấu cho tụ thế nào cả. Có 2 cách đơn giản để xác định đâu là cuộn LV và đâu là cuộn KĐ đó là dùng bằng mắt thường và sử dụng đồng hồ vạn năng.


e) Cách đấu dây motor điện 1 pha có 5 dây ra


Cách đấu dây motor điện 1 pha và xác định các đầu dây như sau: Motor quạt 3 tốc độ thông thường chính là motor dàn lạnh của máy lạnh, bao gồm 4 cuộn dây như hình dưới đây với 5 dây ra được quy định lần lượt là R-S-Hi-Me-Lo.


R: dây chạy 

S: dây đề (dây khởi động)

Hi: dây chạy tốc độ cao 

Me: dây chạy tốc độ trung bình 

Lo: dây chạy tốc độ thấp




f) Cách đấu dây motor điện 1 pha có 6 dây ra


Trong 6 đầu dây ra nếu có 4 đầu là của cuộn dây chính thì 2 đầu sẽ là của cuộn phụ. Cách xác định cụ thể như sau: Dùng ôm mét với thang đo R x 1 để đo từng cặp đầu dây, có 3 cặp dây sẽ liên lạc từng đôi. Đánh dấu ngay cặp đầu dây liên lạc với nhau và đo trị số điện trở của chúng.


Hai cặp nào có điện trở được đo bằng nhau thì đó là 2 cặp của cuộn dây chính (có 4 đầu dây), còn 2 đầu còn lại chính là của cuộn phụ.

Đánh số các đầu dây ở cuộn chính là 1 – 2; 3 – 4, còn ở cuộn phụ là 5 – 6.

Xác định cực tính của các đầu dây trong cuộn dây chính: Lần lượt đấu động cơ theo sơ đồ như trên rồi đóng động cơ vào lưới. Trong 2 lần thử, lần nào động cơ chạy nhanh, êm mượt, không có tiếng ù và dòng điện vào động cơ nhỏ thì cách nối dây là đúng cực tính.

Tuỳ thuộc vào điện áp nguồn của động cơ là 110V hay 220V mà đấu nối dây để vận hành cho động cơ.


4. Một số lỗi thường gặp khi không thực hiện đúng sơ đồ đấu dây Motor 1 pha


- Motor 1 pha chạy không được nhanh và thường gây ra tiếng ù ù. Khi đó, cần khắc phục lỗi này bằng cách tiến hành kiểm tra bộ dây. Nếu phát hiện dây bị chập nối thì bạn hãy quấn lại.

- Bạn phải dùng tay quay thì động cơ mới đi vào hoạt động. Bạn có thể khắc phục lỗi này bằng cách tiến hành thay tụ điện mới.

- Motor 1 pha chạy không được nhanh và thường gây ra tiếng ù ù

- Tụ điện bị đánh thủng thường xuyên. Phương pháp sửa chữa hiệu quả lúc này chính là tiến hành quấn lại motor hoặc có thể thay luôn tụ điện thích hợp với điện áp mà động cơ đang có.


5. Chế độ làm việc động cơ điện 1 Pha


Chế độ làm việc là đối với các loại trạng thái phụ tải (bao gồm chạy không tải, ngừng quay), thời giản tiếp tục duy trì và trình tự làm việc trước sau. Thông thường dựa theo sự liên tục, chế độ công tác ngắn và theo chu kỳ được phân thành 10 loại, tức được biểu thị bằng S1÷S10.


- S1 là chế độ làm việc liên tục. Biểu thị là động cơ điện được vận hành với phụ tải cố định đủ thời gian để đạt tới sự ổn định về nhiệt. Nói cách khác, loại động cơ điện này có thể vận hành liên tục trong một thời gian dài trong tình trạng công tác định mức.


- S2 là chế độ làm việc trong thời gian ngắn. Như S2-30min (phút), biểu hiện động cơ điện này làm việc trong một thời gian ngắn hạn là 30 phút. Chế độ công tác trong thời gian ngắn là biểu hiện động cơ điện được vận hành trong thời gian ngắn dựa theo phụ tải cố định đã định trước, trong khoảng thời gian đó động cơ điện không đủ để đạt tới ổn định về nhiệt, sau đó tùy theo động cơ ngừng chạy hoặc mất năng lượng trong một thời gian đủ làm cho động cơ điện lạnh đi và trong khoảng hiệu số nhiệt độ môi trường 2K.


- S3÷S8 là chế độ làm việc theo chu kỳ, S9÷S10 là chế độ công tác không theo chu kỳ.


Về định mức của động cơ điện một pha có 5 loại:


- Định mức liên tục lớn nhất: Khi vận hành theo yêu cầu số hiệu ghi trên tên biển, động cơ điện có thể vận hành liên tục trong một thời gian dài, tức là định mức liên tục lớn nhất lấy chế độ công tác liên tục S1 làm chuẩn.


- Định mức trong thời gian ngắn: Trong thời gian vận hành quy định, với tải lớn hay nhỏ và những quy định khác, động cơ điện có thể sử dụng bình thường trong một quy định hạn chế thời gian. Quy định hạn chế thời gian có: 10, 30, 60 và 90 phút.


- Định mức liên tục cùng một hiệu quả: Nhà máy chế tạo vì để đơn giản hóa thí nghiệm mà quy định các loại điều kiện công tác và phụ tải đối với động cơ điện, động cơ điện theo những quy định trên có thể vận hành bình thường.


- Chế độ công tác chu kỳ: Quy định chu kỳ của chế độ công tác chu kỳ là 10 phút. Hiệu suất bảo đảm duy trì phụ tải FC là trị số tỷ lệ giữa thời gian vận hành thực tế và thời gian chu kỳ của động cơ.


- Định mức công tác không chu kỳ: loại động cơ điện có định mức này phải phù hợp với chế độ công tác S9 và S10.



LINK 1 - TÌM KIẾM SÁCH/TÀI LIỆU ONLINE (GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT)

LINK 2 - TÌM KIẾM SÁCH/TÀI LIỆU ONLINE (GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT)

LINK 3 - TÌM KIẾM SÁCH/TÀI LIỆU ONLINE (GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT)

LINK 4 - TÌM KIẾM SÁCH/TÀI LIỆU ONLINE (GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT)



NGUỒN: Tổng hợp



VIDEO THAM KHẢO:



Hướng dẫn đấu motor 1 pha



Hướng Dẫn Cách Xác Định Cuộn Dây Cho Động Cơ 1 Pha Ra 3 Đầu Dây



Hướng Dẫn Đấu Dây Động Cơ 1 Pha Có Mặt Vít và 1 Tụ Phóng


Cách Đấu Tụ Động Cơ 1 Pha



Đấu dây động cơ điện 1 pha




Cách kết nối động cơ điện một pha




Sơ đồ đấu dây động cơ một pha 220V




Kết nối động cơ điện một pha với hai tụ điện

ĐẶT MUA BƠM NƯỚC 1 PHA NGAY TẠI ĐÂY > > >



Chúc các bạn thành công!



Sử dụng sơ đồ đấu dây motor 1 pha khi bạn đã xác định được cuộn đề, trong đó cuộn nào là cuộn chạy để có thể đấu tụ khởi động vào không phải là chuyện đơn giản. Nhất là gặp trường hợp hồ sơ thông tin cũng như lý lịch của motor bị mất, phai mờ không còn dấu vết thì việc đấu điện sẽ rất khó khăn, thậm chí nếu đấu sai còn gây cháy motor. Vậy nên hôm nay, EBOOKBKMT sẽ chia sẻ cho các bạn cách đấu dây motor 1 pha cho hoạt động hiệu quả nhất.


1. Khái niệm về motor 1 pha



Motor điện 1 pha là một loại động cơ phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống. Đó chính là loại động cơ dây quấn stato chỉ có một cuộn dây pha, nguồn cấp là 1 dây pha và 1 dây nguội. 



ĐẶT MUA BƠM NƯỚC 1 PHA NGAY TẠI ĐÂY > > >


Motor 1 pha có cấu tạo bao gồm 2 phần chính là phần tĩnh và phần quay. Hai bộ phận này chỉ hoạt động khi có dòng điện xoay chiều chạy vào.


2. Sơ đồ đấu dây motor 1 pha


Sử dụng motor 1 pha thì bạn nhất định phải biết được cách xác định đầu dây của motor 1 pha. Bởi vì có như vậy thì bạn mới biết được tụ nào là tụ đóng vai trò khởi động. Nếu như không biết đích xác dây nào và cách đấu ra sao thì có thể làm cháy Motor.


Thông thường, các motor 1 pha sẽ có 4 cuộn dây và 5 đầu dây tương ứng với điện trở R, S, Hi, Me, Lo. Trong đó, R là dây chạy, S là dây dùng để khởi động. Hi chính là dây tốc độ cao trong motor 1 pha, còn Me là dây có tốc độ trung bình. Cuối cùng, dây Lo là dây có tốc độ chạy chậm nhất.


3. Xác định đầu dây trong động cơ 1 pha


Cách xác định đầu dây motor 1 pha được tiến hành như sau:


Bước 1:

Dùng đồng hồ VOM để đo điện trở trên toàn bộ 10 cặp điện trở của 5 đầu dây motor điện 1 pha. Khi đó, R và S thường là cặp dây có điện trở đo được lớn nhất. Như vậy, bước đầu các bạn đã xác định được có 2 dây.


Bước 2:

Xác định dây R và S bằng việc đo điện trở của 3 sợi dây còn lại. Sau đó, bạn đem so sánh với 2 dây R, S xem dây nào có điện trở cao nhất thì đó chính là dây R. Dây có điện trở thấp hơn 1 chút thì đó chính là dây S.


Bước 3:

Tiến hành đo điện trở của 3 dây còn lại và sau đó so sánh với dây R xem dây nào có được điện trở lớn nhất thì đó chính là Lo. Nếu nằm ở mức trung bình thì đó là dây Me, còn thấp nhất sẽ là dây Hi.


Nếu các đầu ra của động cơ 1 pha bị mất số đánh dấu cực tính, chúng ta sẽ xác định được cực tính của chúng theo các cách như sau:


a) Cách đấu motor 1 pha 2 tụ dùng VOM để dò từng cặp dây và dây đề


Dùng VOM ở mức ohm để dò từng cặp dây, nếu cặp dây nào có điện trở nhỏ hơn hoặc xảy ra hiện tượng nạp xả bởi tụ, đồng thời các đầu dây liên hệ đến hợp chứa tụ khởi động, trong đó ngắt điện ly tâm thì chắc chắn cặp đó là dây đề.


Đối với động cơ 1 pha bao gồm có 4 dây ra, sau khi ra xác định 2 dây là cuộn đề và 2 dây còn lại là cuộn chạy thì ta tiến hành đấu dây cho động cơ có thể hoạt động như sau: Dùng 1 đầu cuộn đề và 1 đầu cuộn chạy để đấu chung lại cho nó ra 1 đầu nguồn. Đầu còn lại của cuộn đề bạn hãy đấu vào tụ (kapa) rồi đấu vào vít ly tâm (bên trái bụng) rồi đấu tiếp vào đầu dây của cuộn chạy còn lại ra thêm 1 đường dây nguồn nữa.


Sau khi motor đã ra được 2 dây nguồn thì tiến hành đấu nguồn điện xoay chiều 220V vào để giúp động cơ hoạt động. Muốn đổi chiều quay của động cơ thì bạn chỉ việc đổi 2 dây cuộn đề lại với nhau là được.


Đối với động cơ 1 pha bao gồm có 6 đầu dây ra, sau khi xác định pha đề xong, bạn hãy đấu dây của động cơ theo cách đấu vận hành cùng với nguồn điện 220V.


Đóng điện cấp nguồn giúp cho động cơ khởi động nếu:


- Động cơ khởi động một cách bình thường, chứng tỏ 2 cặp dây pha chạy đã được đấu đúng với theo thứ tự 1 2 đấu với 3 4. Tiếp đến, đầu 2 đấu với đầu 3, đầu 1 và đầu 4 chạy ra nguồn.

- Nếu động cơ không thể khởi động được thì chứng tỏ việc đấu nối tiếp 2 cuộn chạy sai. Ta chỉ việc đổi 2 đầu dây cuộn chạy 1 ngược lại là được. Còn cuộn chạy 2 ta vẫn giữ nguyên vị trí.

- Sau khi xác định xong, ta hãy đánh dấu các đầu dây lại. 2 đầu 1 và 4 chạy làm 2 đầu cuộn chạy. Cách đấu tương tự như đấu động cơ điện có 4 đầu dây.



Sau khi xác định xong, ta hãy đánh dấu các đầu dây lại


ĐẶT MUA BƠM NƯỚC 1 PHA NGAY TẠI ĐÂY > > >



b) Đấu dây motor 1 pha bằng dùng cảm ứng điện từ tiến hành xác định cực tính


Ngoài phương pháp trên, người ta có thể dùng phương pháp cảm ứng điện từ để tiến hành xác định cực tính. Mắc từng cặp dây chưa xác định vào trong VOM mức mA kế. Quay trục của động cơ và quan sát thấy nếu:


- Cặp dây nào có cường độ khác cặp còn lại thì đó chính là cặp dây của pha đề.2 cặp còn lại chính là của pha chạy.

- Nếu động cơ có 6 đầu dây, khi chúng ta đã xác định được 2 đầu cuộn đề thì chỉ còn lại 2 cặp dây. Cần xác định đúng chiều cho 2 cặp dây trên bằng cách đấu nối tiếp 2 cặp dây của pha chạy sao cho khi tiến hành xoay trục kim mA kế sẽ chỉ cường độ lớn nhất.


Điều này chứng tỏ 2 cặp dây trên đã được đấu đúng chiều là 1 2 nối 3 4. Sau đó, bạn cần đánh dấu đầu 1 và 4 để làm đầu ra 2 đầu 2 và 3 rồi đấu chung lại. Tiến hành đấu nối cho động cơ hoạt động tương tự như cách 1.


c) Cách đấu dây motor điện 1 pha có 3 dây ra


Cách xác định các đầu dây của động cơ điện 1 pha và máy nén khi có 3 dây ra (1 tốc độ) như sau: Motor quạt và máy nén 1 tốc độ dùng trong máy lạnh bao gồm 2 cuộn dây như hình dưới đây với 3 dây ra được quy định, đó là R-S-C. Trong đó:


R: là dây chạy

S: là dây đề (khởi động)

C: là dây chung


Sơ đồ đấu dây motor bao gồm có 3 dây (1 tốc độ)


Các bước xác định dây và cách đấu dây motor điện 1 pha như sau:


Bước 1: Dùng đồng hồ VOM để đo 3 cặp điện trở chạy qua 3 đầu dây.

Bước 2: Cặp dây có điện trở lớn nhất chính là 2 dây R,S => dây còn lại chính là dây C

Bước 3: So sánh điện trở của dây C so với 2 dây còn lại, nếu dây nào có điện trở nhỏ hơn thì là R, còn dây nào có điện trở lớn chính là dây S.


d) Cách đấu dây motor điện 1 pha có 4 dây ra


Có nhiều người thường khó khăn trong trường hợp động cơ 1 pha sử dụng tụ có 4 đầu ra là 2 dây Đen, 1 dây Xanh và 1 dây Nâu.


Khi lấy đồng hồ đo thì bạn sẽ thấy 4 dây này đều được thông mạch với nhau, thế nên không thể xác định được cuộn khởi động để đấu cho tụ thế nào cả. Có 2 cách đơn giản để xác định đâu là cuộn LV và đâu là cuộn KĐ đó là dùng bằng mắt thường và sử dụng đồng hồ vạn năng.


e) Cách đấu dây motor điện 1 pha có 5 dây ra


Cách đấu dây motor điện 1 pha và xác định các đầu dây như sau: Motor quạt 3 tốc độ thông thường chính là motor dàn lạnh của máy lạnh, bao gồm 4 cuộn dây như hình dưới đây với 5 dây ra được quy định lần lượt là R-S-Hi-Me-Lo.


R: dây chạy 

S: dây đề (dây khởi động)

Hi: dây chạy tốc độ cao 

Me: dây chạy tốc độ trung bình 

Lo: dây chạy tốc độ thấp




f) Cách đấu dây motor điện 1 pha có 6 dây ra


Trong 6 đầu dây ra nếu có 4 đầu là của cuộn dây chính thì 2 đầu sẽ là của cuộn phụ. Cách xác định cụ thể như sau: Dùng ôm mét với thang đo R x 1 để đo từng cặp đầu dây, có 3 cặp dây sẽ liên lạc từng đôi. Đánh dấu ngay cặp đầu dây liên lạc với nhau và đo trị số điện trở của chúng.


Hai cặp nào có điện trở được đo bằng nhau thì đó là 2 cặp của cuộn dây chính (có 4 đầu dây), còn 2 đầu còn lại chính là của cuộn phụ.

Đánh số các đầu dây ở cuộn chính là 1 – 2; 3 – 4, còn ở cuộn phụ là 5 – 6.

Xác định cực tính của các đầu dây trong cuộn dây chính: Lần lượt đấu động cơ theo sơ đồ như trên rồi đóng động cơ vào lưới. Trong 2 lần thử, lần nào động cơ chạy nhanh, êm mượt, không có tiếng ù và dòng điện vào động cơ nhỏ thì cách nối dây là đúng cực tính.

Tuỳ thuộc vào điện áp nguồn của động cơ là 110V hay 220V mà đấu nối dây để vận hành cho động cơ.


4. Một số lỗi thường gặp khi không thực hiện đúng sơ đồ đấu dây Motor 1 pha


- Motor 1 pha chạy không được nhanh và thường gây ra tiếng ù ù. Khi đó, cần khắc phục lỗi này bằng cách tiến hành kiểm tra bộ dây. Nếu phát hiện dây bị chập nối thì bạn hãy quấn lại.

- Bạn phải dùng tay quay thì động cơ mới đi vào hoạt động. Bạn có thể khắc phục lỗi này bằng cách tiến hành thay tụ điện mới.

- Motor 1 pha chạy không được nhanh và thường gây ra tiếng ù ù

- Tụ điện bị đánh thủng thường xuyên. Phương pháp sửa chữa hiệu quả lúc này chính là tiến hành quấn lại motor hoặc có thể thay luôn tụ điện thích hợp với điện áp mà động cơ đang có.


5. Chế độ làm việc động cơ điện 1 Pha


Chế độ làm việc là đối với các loại trạng thái phụ tải (bao gồm chạy không tải, ngừng quay), thời giản tiếp tục duy trì và trình tự làm việc trước sau. Thông thường dựa theo sự liên tục, chế độ công tác ngắn và theo chu kỳ được phân thành 10 loại, tức được biểu thị bằng S1÷S10.


- S1 là chế độ làm việc liên tục. Biểu thị là động cơ điện được vận hành với phụ tải cố định đủ thời gian để đạt tới sự ổn định về nhiệt. Nói cách khác, loại động cơ điện này có thể vận hành liên tục trong một thời gian dài trong tình trạng công tác định mức.


- S2 là chế độ làm việc trong thời gian ngắn. Như S2-30min (phút), biểu hiện động cơ điện này làm việc trong một thời gian ngắn hạn là 30 phút. Chế độ công tác trong thời gian ngắn là biểu hiện động cơ điện được vận hành trong thời gian ngắn dựa theo phụ tải cố định đã định trước, trong khoảng thời gian đó động cơ điện không đủ để đạt tới ổn định về nhiệt, sau đó tùy theo động cơ ngừng chạy hoặc mất năng lượng trong một thời gian đủ làm cho động cơ điện lạnh đi và trong khoảng hiệu số nhiệt độ môi trường 2K.


- S3÷S8 là chế độ làm việc theo chu kỳ, S9÷S10 là chế độ công tác không theo chu kỳ.


Về định mức của động cơ điện một pha có 5 loại:


- Định mức liên tục lớn nhất: Khi vận hành theo yêu cầu số hiệu ghi trên tên biển, động cơ điện có thể vận hành liên tục trong một thời gian dài, tức là định mức liên tục lớn nhất lấy chế độ công tác liên tục S1 làm chuẩn.


- Định mức trong thời gian ngắn: Trong thời gian vận hành quy định, với tải lớn hay nhỏ và những quy định khác, động cơ điện có thể sử dụng bình thường trong một quy định hạn chế thời gian. Quy định hạn chế thời gian có: 10, 30, 60 và 90 phút.


- Định mức liên tục cùng một hiệu quả: Nhà máy chế tạo vì để đơn giản hóa thí nghiệm mà quy định các loại điều kiện công tác và phụ tải đối với động cơ điện, động cơ điện theo những quy định trên có thể vận hành bình thường.


- Chế độ công tác chu kỳ: Quy định chu kỳ của chế độ công tác chu kỳ là 10 phút. Hiệu suất bảo đảm duy trì phụ tải FC là trị số tỷ lệ giữa thời gian vận hành thực tế và thời gian chu kỳ của động cơ.


- Định mức công tác không chu kỳ: loại động cơ điện có định mức này phải phù hợp với chế độ công tác S9 và S10.



LINK 1 - TÌM KIẾM SÁCH/TÀI LIỆU ONLINE (GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT)

LINK 2 - TÌM KIẾM SÁCH/TÀI LIỆU ONLINE (GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT)

LINK 3 - TÌM KIẾM SÁCH/TÀI LIỆU ONLINE (GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT)

LINK 4 - TÌM KIẾM SÁCH/TÀI LIỆU ONLINE (GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT)



NGUỒN: Tổng hợp



VIDEO THAM KHẢO:



Hướng dẫn đấu motor 1 pha



Hướng Dẫn Cách Xác Định Cuộn Dây Cho Động Cơ 1 Pha Ra 3 Đầu Dây



Hướng Dẫn Đấu Dây Động Cơ 1 Pha Có Mặt Vít và 1 Tụ Phóng


Cách Đấu Tụ Động Cơ 1 Pha



Đấu dây động cơ điện 1 pha




Cách kết nối động cơ điện một pha




Sơ đồ đấu dây động cơ một pha 220V




Kết nối động cơ điện một pha với hai tụ điện

ĐẶT MUA BƠM NƯỚC 1 PHA NGAY TẠI ĐÂY > > >



Chúc các bạn thành công!

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: