Tìm hiểu về dòng điện rò và “những hiểm họa không lường được” của nó



Trong thực tế, chắc hẳn không ít lần bạn bị giật điện khi chạm tay vào phần vỏ kim loại của các thiết bị điện như quạt điện, máy khoan cầm tay, máy quạt… điều này xảy ra là do khả năng cách điện của thiết bị kém hoặc do dòng điện cấp vào bất chợt tăng đột ngột làm ảnh hưởng đến khả năng cách điện của thiết bị. .


Nguyên nhân gây ra hiện tượng này do dòng rò rỉ điện (dòng rò), nó có khả năng ảnh hưởng lớn đến cơ thể (đôi khi dẫn đến tử vong). Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu các khái niệm như dòng rò là gì? Những tác hại của dòng rò và cách kiểm tra nó như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.


Khái niệm về dòng rò? 


Dòng rò còn gọi là dòng rò rỉ điện, đây là một khái niệm ám chỉ dòng điện dư thừa trong quá trình sử dụng điện, lượng điện dư thừa này sẽ tràn ra bên ngoài qua các bề mặt dẫn điện hoặc các lớp dẫn điện kém, sau đó có thể gây ra giật điện nếu ta vô tình chạm phải.


Hiện tượng rò rỉ điện này thường thấy ở những máy móc sử dụng lâu ngày hoặc các máy có hệ thống nối đất không đạt chuẩn, nó đặc biệt nguy hiểm ở các khu vực xưởng sản xuất hoặc những nơi có lượng tiêu thụ điện từ máy móc lớn. 


Những tác hại của dòng rò gây ra 


1. Lãng phí năng lượng: Rò rỉ điện là một hiện tượng xảy ra liên tục nên nó sẽ tiêu tốn điện của bạn cả ngày lẫn đêm nếu bạn không sớm phát hiện ra và hãy tưởng tượng nếu trong nhà có từ hai thiết bị trở lên liên tục bị rò điện thì bạn sẽ hao phí bao nhiêu tiền điện trong tháng đo? 


2. Giật điện khi tiếp xúc: Như đã nói ở phần trên, lượng điện dư thừa bị rò rỉ sẽ nằm ở đâu đó quanh các bề mặt dẫn điện (kim loại) của thiết bị điện. Nếu vô tình chạm tay vào các khu vực này chắc chắn bạn sẽ bị điện giật, độ nguy hiểm sẽ phụ thuộc vào dòng điện bị rò rỉ là cao hay thấp, một số trường hợp tiếp xúc với điện rò rỉ có thể dẫn đến tử vong. 

 


Những nguyên nhân gây ra hiện tượng rò rỉ điện 


Đã biết được những mối nguy hại không lường của dòng rò điện, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân gì gây ra hiện tượng này để biết cách phòng tránh và không gây ra những hậu quả đáng tiếc nhé.

 

1. Sự xuống cấp của thiết bị điện sau thời gian dài sử dụng: Mọi thứ đều hư hao theo năm tháng và thiết bị điện củng vậy, sau một thời gian sử dụng không chỉ phần máy móc bên trong mà các phần sơn hoặc vỏ cách điện bên ngoài củng xuống cấp và không đảm bảo độ an toàn như xưa. Máy móc quá hạn sử dụng là một trong những nhân tố hàng đầu gây ra tai nạn do rò điện. 



 

2. Môi trường làm việc không đảm bảo: Ngoài những thiết bị được sản xuất để sử dụng riêng cho môi trường có độ ẩm cao thì hầu như mọi thiết bị khác từ máy giặt, quạt điện, tủ lạnh… đều được nhà sản xuất khuyến nghị không nên sử dụng ở môi trường này. Độ ẩm là tác nhân gây ra sự oxy hóa khiến bề mặt của thiết bị điện xuống cấp nhanh chóng. Ngoài ra, trong điều kiện độ ẩm và hơi nước cao dòng điện rò còn truyền dẫn mạnh hơn, gây ra nhiều rủi ro hơn cho người sử dụng.


3. Các yếu tố môi trường: Rò điện củng có thể xảy ra do các yếu tố đến từ môi trường như các loại gặm nhấm cần phá các phần vỏ cách điện hoặc va chạm trong quá trình sử dụng làm làm tróc các lớp sơn cách điện trên bề mặt.

 



4. Lắp đặt không đúng kỹ thuật: Trong quá trình lắp đặt hoặc sửa chữa, quá trình tháo lắp không đúng kỹ thuật có thể tạo ra các khoảng hở ở các tiếp điểm. Các khoảng hở này có thể là nơi mà dòng rò được sinh ra. 


5. Do hệ thống tiếp địa được lắp đặt không tốt: Hệ thống tiếp địa (nối đất) giúp tạo ra đường dẫn cho dòng điện dư thừa (nếu có) đi xuống lòng đất chứ không tồn đọng bên trong hoặc trên bề mặt thiết bị. Một hệ thống nối đất hiệu quả sẽ đảm nhiệm đúng vai trò của nó và bạn có thể an tâm hơn khi sử dụng thiết bị điện.

 

Cách để phát hiện thiết bị rò rỉ điện 


1. CB chống giật là một trong những các giúp bạn phát hiện dòng rò nhanh nhất trong gia đình, khi CB chống giật ngắt điện có thể một thiết bị nào đó trong gia đình đang xảy ra hiện tượng rò rỉ dòng điện hoặc mạch điện trong gia đình đang gặp phải vấn đề nào đó 


2. Trong điều kiện không có các thiết bị chuyên dụng để kiểm tra dòng rò, thì chỉ có thể phát hiện dòng rò bằng cách vô tình chạm phải chúng. Khi chạm vào một thiết bị điện và cảm thấy tay bị tê hoặc giật bắn người. Chứng tỏ thiết bị đó đang bị rò rỉ điện, cần nhờ các thợ sửa chữa hoặc người có kinh nghiệm tìm cách khắc phục. 


3. Sử dụng các thiết bị đo để phát hiện dòng rò: Kiểm tra định kỳ các hệ thống dây dẫn trong gia đình có bị rò rỉ điện hay không bằng cách sử dụng các loại ampe kìm (kìm kẹp dòng) chuyên dụng cho việc đo dòng rò. Tuy nhiên, loại kẹp này chỉ có thể kiểm tra dòng rò của dây dẫn chứ không kiểm tra được rò rỉ điện trên các bề mặt tiếp xúc của thiết bị. 


Phải làm sao khi phát hiện có máy móc bị rò rỉ điện 


Trong quá trình làm việc, nếu vô tình chạm tay vào thiết bị và biết chúng đang bị rò rỉ, hãy tìm cách khắc phục ngay lập tức vì nó có thể gây nguy hiểm cho tính mạng. Một số điều nên thực hiện khi phát hiện rò điện như sau.

1. Ngắt kết nối nguồn điện tổng 
2. Đeo găng tay cao su và dép để đảm bảo an toàn điện 
3. Tiến hành ngắt điện ổ cắm chứa đoạn dây dẫn (hoặc thiết bị) đang bị rò rỉ điện 
4. Nếu ổ cắm bị rò rỉ điện hãy thay ổ cắm mới 
5. Di chuyển thiết bị đang bị rò rỉ điện hoặc đường dây ra khỏi khu vực đó hoặc đến nơi khô thoáng (nhớ đeo bao tay cao su, bao tay cách điện, mang dép, tay chân phải khô ráo) 
6. Đưa thiết bị đi kiểm tra hoặc nếu thiết bị đã quá cũ. Hãy mạnh tay mua máy mới để đảm bảo an toàn khi sử dụng 
7. Mang dép khi đi lại trong khu vực phát hiện rò rỉ điện 




 
Các thiết bị được sử dụng để kiểm tra dòng rò 


1. Máy kiểm tra dòng rò tụ điện (Capacitor Leakage Current/IR Meter): Không chỉ các thiết bị lớn mới gặp tình trạng rò rỉ điện. Dòng rò có thể xảy ra từ những khu vực nhỏ như mạch điện, thông thường nó nằm ở loại linh kiện chứa điện như tụ điện. Máy kiểm tra dòng rò tụ điện là một thiết bị không thể thiếu đối với các cơ sở sản xuất loại linh kiện này. 
 




2. Máy kiểm tra an toàn điện (Hipot Tester): Việc phát sinh rò điện củng có thể gây ra do điện áp cấp vào thiết bị đột nhiên cao vượt ngưỡng khiến các lớp cách điện bị vô hiệu. Hipot Tester cho phép kiểm tra khả năng chịu điện áp cao của các vật liệu cách điện, giúp xem thiết bị đó hoặc các lớp cách điện có an toàn cho người sử dụng khi gặp các lỗi chập điện hay không.



 

3. CB chống giật: Khác với hai thiết bị bên trên, CB chống giật thường được trang bị tại nơi sử dụng như trong gia đình hoặc nhà xưởng. Nó giúp ngăn chặn hiện tượng rò điện xảy ra bằng cách tự ngắt điện khi thấy bất thường.
 




4. Ampe kìm kiểm tra dòng ra: Kiểm tra rò rỉ điện trên các đoạn dây dẫn. Khi bạn nghi ngờ về vấn đề rò rỉ điện có thể xảy ra ở một đoạn dây dẫn nào đó hãy sử dụng loại thiết bị kiểm tra này 
 





Trên đây là những thông tin liên quan đến việc kiểm tra dòng rò mà mình muốn cung cấp cho bạn. Hy vọng bạn có những biện pháp phòng tránh phù hợp.


NGUỒN: (Lidinco.com)






TÀI LIỆU THAM KHẢO:



BÀI VIẾT VỀ DÒNG ĐIỆN RÒ





Hướng dẫn thiết kế lắp đặt điện theo tiêu chuẩn IEC






VIDEO THAM KHẢO:









Chúc các bạn thành công!



Trong thực tế, chắc hẳn không ít lần bạn bị giật điện khi chạm tay vào phần vỏ kim loại của các thiết bị điện như quạt điện, máy khoan cầm tay, máy quạt… điều này xảy ra là do khả năng cách điện của thiết bị kém hoặc do dòng điện cấp vào bất chợt tăng đột ngột làm ảnh hưởng đến khả năng cách điện của thiết bị. .


Nguyên nhân gây ra hiện tượng này do dòng rò rỉ điện (dòng rò), nó có khả năng ảnh hưởng lớn đến cơ thể (đôi khi dẫn đến tử vong). Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu các khái niệm như dòng rò là gì? Những tác hại của dòng rò và cách kiểm tra nó như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.


Khái niệm về dòng rò? 


Dòng rò còn gọi là dòng rò rỉ điện, đây là một khái niệm ám chỉ dòng điện dư thừa trong quá trình sử dụng điện, lượng điện dư thừa này sẽ tràn ra bên ngoài qua các bề mặt dẫn điện hoặc các lớp dẫn điện kém, sau đó có thể gây ra giật điện nếu ta vô tình chạm phải.


Hiện tượng rò rỉ điện này thường thấy ở những máy móc sử dụng lâu ngày hoặc các máy có hệ thống nối đất không đạt chuẩn, nó đặc biệt nguy hiểm ở các khu vực xưởng sản xuất hoặc những nơi có lượng tiêu thụ điện từ máy móc lớn. 


Những tác hại của dòng rò gây ra 


1. Lãng phí năng lượng: Rò rỉ điện là một hiện tượng xảy ra liên tục nên nó sẽ tiêu tốn điện của bạn cả ngày lẫn đêm nếu bạn không sớm phát hiện ra và hãy tưởng tượng nếu trong nhà có từ hai thiết bị trở lên liên tục bị rò điện thì bạn sẽ hao phí bao nhiêu tiền điện trong tháng đo? 


2. Giật điện khi tiếp xúc: Như đã nói ở phần trên, lượng điện dư thừa bị rò rỉ sẽ nằm ở đâu đó quanh các bề mặt dẫn điện (kim loại) của thiết bị điện. Nếu vô tình chạm tay vào các khu vực này chắc chắn bạn sẽ bị điện giật, độ nguy hiểm sẽ phụ thuộc vào dòng điện bị rò rỉ là cao hay thấp, một số trường hợp tiếp xúc với điện rò rỉ có thể dẫn đến tử vong. 

 


Những nguyên nhân gây ra hiện tượng rò rỉ điện 


Đã biết được những mối nguy hại không lường của dòng rò điện, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân gì gây ra hiện tượng này để biết cách phòng tránh và không gây ra những hậu quả đáng tiếc nhé.

 

1. Sự xuống cấp của thiết bị điện sau thời gian dài sử dụng: Mọi thứ đều hư hao theo năm tháng và thiết bị điện củng vậy, sau một thời gian sử dụng không chỉ phần máy móc bên trong mà các phần sơn hoặc vỏ cách điện bên ngoài củng xuống cấp và không đảm bảo độ an toàn như xưa. Máy móc quá hạn sử dụng là một trong những nhân tố hàng đầu gây ra tai nạn do rò điện. 



 

2. Môi trường làm việc không đảm bảo: Ngoài những thiết bị được sản xuất để sử dụng riêng cho môi trường có độ ẩm cao thì hầu như mọi thiết bị khác từ máy giặt, quạt điện, tủ lạnh… đều được nhà sản xuất khuyến nghị không nên sử dụng ở môi trường này. Độ ẩm là tác nhân gây ra sự oxy hóa khiến bề mặt của thiết bị điện xuống cấp nhanh chóng. Ngoài ra, trong điều kiện độ ẩm và hơi nước cao dòng điện rò còn truyền dẫn mạnh hơn, gây ra nhiều rủi ro hơn cho người sử dụng.


3. Các yếu tố môi trường: Rò điện củng có thể xảy ra do các yếu tố đến từ môi trường như các loại gặm nhấm cần phá các phần vỏ cách điện hoặc va chạm trong quá trình sử dụng làm làm tróc các lớp sơn cách điện trên bề mặt.

 



4. Lắp đặt không đúng kỹ thuật: Trong quá trình lắp đặt hoặc sửa chữa, quá trình tháo lắp không đúng kỹ thuật có thể tạo ra các khoảng hở ở các tiếp điểm. Các khoảng hở này có thể là nơi mà dòng rò được sinh ra. 


5. Do hệ thống tiếp địa được lắp đặt không tốt: Hệ thống tiếp địa (nối đất) giúp tạo ra đường dẫn cho dòng điện dư thừa (nếu có) đi xuống lòng đất chứ không tồn đọng bên trong hoặc trên bề mặt thiết bị. Một hệ thống nối đất hiệu quả sẽ đảm nhiệm đúng vai trò của nó và bạn có thể an tâm hơn khi sử dụng thiết bị điện.

 

Cách để phát hiện thiết bị rò rỉ điện 


1. CB chống giật là một trong những các giúp bạn phát hiện dòng rò nhanh nhất trong gia đình, khi CB chống giật ngắt điện có thể một thiết bị nào đó trong gia đình đang xảy ra hiện tượng rò rỉ dòng điện hoặc mạch điện trong gia đình đang gặp phải vấn đề nào đó 


2. Trong điều kiện không có các thiết bị chuyên dụng để kiểm tra dòng rò, thì chỉ có thể phát hiện dòng rò bằng cách vô tình chạm phải chúng. Khi chạm vào một thiết bị điện và cảm thấy tay bị tê hoặc giật bắn người. Chứng tỏ thiết bị đó đang bị rò rỉ điện, cần nhờ các thợ sửa chữa hoặc người có kinh nghiệm tìm cách khắc phục. 


3. Sử dụng các thiết bị đo để phát hiện dòng rò: Kiểm tra định kỳ các hệ thống dây dẫn trong gia đình có bị rò rỉ điện hay không bằng cách sử dụng các loại ampe kìm (kìm kẹp dòng) chuyên dụng cho việc đo dòng rò. Tuy nhiên, loại kẹp này chỉ có thể kiểm tra dòng rò của dây dẫn chứ không kiểm tra được rò rỉ điện trên các bề mặt tiếp xúc của thiết bị. 


Phải làm sao khi phát hiện có máy móc bị rò rỉ điện 


Trong quá trình làm việc, nếu vô tình chạm tay vào thiết bị và biết chúng đang bị rò rỉ, hãy tìm cách khắc phục ngay lập tức vì nó có thể gây nguy hiểm cho tính mạng. Một số điều nên thực hiện khi phát hiện rò điện như sau.

1. Ngắt kết nối nguồn điện tổng 
2. Đeo găng tay cao su và dép để đảm bảo an toàn điện 
3. Tiến hành ngắt điện ổ cắm chứa đoạn dây dẫn (hoặc thiết bị) đang bị rò rỉ điện 
4. Nếu ổ cắm bị rò rỉ điện hãy thay ổ cắm mới 
5. Di chuyển thiết bị đang bị rò rỉ điện hoặc đường dây ra khỏi khu vực đó hoặc đến nơi khô thoáng (nhớ đeo bao tay cao su, bao tay cách điện, mang dép, tay chân phải khô ráo) 
6. Đưa thiết bị đi kiểm tra hoặc nếu thiết bị đã quá cũ. Hãy mạnh tay mua máy mới để đảm bảo an toàn khi sử dụng 
7. Mang dép khi đi lại trong khu vực phát hiện rò rỉ điện 




 
Các thiết bị được sử dụng để kiểm tra dòng rò 


1. Máy kiểm tra dòng rò tụ điện (Capacitor Leakage Current/IR Meter): Không chỉ các thiết bị lớn mới gặp tình trạng rò rỉ điện. Dòng rò có thể xảy ra từ những khu vực nhỏ như mạch điện, thông thường nó nằm ở loại linh kiện chứa điện như tụ điện. Máy kiểm tra dòng rò tụ điện là một thiết bị không thể thiếu đối với các cơ sở sản xuất loại linh kiện này. 
 




2. Máy kiểm tra an toàn điện (Hipot Tester): Việc phát sinh rò điện củng có thể gây ra do điện áp cấp vào thiết bị đột nhiên cao vượt ngưỡng khiến các lớp cách điện bị vô hiệu. Hipot Tester cho phép kiểm tra khả năng chịu điện áp cao của các vật liệu cách điện, giúp xem thiết bị đó hoặc các lớp cách điện có an toàn cho người sử dụng khi gặp các lỗi chập điện hay không.



 

3. CB chống giật: Khác với hai thiết bị bên trên, CB chống giật thường được trang bị tại nơi sử dụng như trong gia đình hoặc nhà xưởng. Nó giúp ngăn chặn hiện tượng rò điện xảy ra bằng cách tự ngắt điện khi thấy bất thường.
 




4. Ampe kìm kiểm tra dòng ra: Kiểm tra rò rỉ điện trên các đoạn dây dẫn. Khi bạn nghi ngờ về vấn đề rò rỉ điện có thể xảy ra ở một đoạn dây dẫn nào đó hãy sử dụng loại thiết bị kiểm tra này 
 





Trên đây là những thông tin liên quan đến việc kiểm tra dòng rò mà mình muốn cung cấp cho bạn. Hy vọng bạn có những biện pháp phòng tránh phù hợp.


NGUỒN: (Lidinco.com)






TÀI LIỆU THAM KHẢO:



BÀI VIẾT VỀ DÒNG ĐIỆN RÒ





Hướng dẫn thiết kế lắp đặt điện theo tiêu chuẩn IEC






VIDEO THAM KHẢO:









Chúc các bạn thành công!

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: