PHÂN TÍCH NHÂN VẬT THÚY KIỀU NHÌN TỪ BI KỊCH ỨNG XỬ CÁ NHÂN



Lịch sử phát triển xã hội loài người, trừ xã hội công xã nguyên thủy, xã hội nào chẳng có oan trái, đổi trắng thay đen, buôn thịt bán người, lừa gạt..., nhưng con người ứng đối như thế nào, nhìn nhận ra sao đó mới là điều quan trọng. Vì thế, đặt nhân vật Thúy Kiều trong xã hội nàng đang sống và xét nàng trong từng tình huống thử thách cụ thể, có phải lúc nào ảnh hưởng của xã hội cũng tác động đến nàng, hay chính cách ứng xử của nàng tạo nên bi kịch? Ở một góc nhìn khác, nhìn nhận và suy xét, ta thấy cuộc đời Kiều là một chuỗi bế tắc chủ yếu chính từ ứng xử của nàng.

Bi kich đầu tiên, cũng là nguyên nhân của chuỗi bi kịch trong cuộc đời Thúy Kiều là bán mình chuộc cha và em. Chỉ nhìn ở hành động, nàng quả là người hiếu nghĩa, sự hi sinh thật đáng ngợi ca! Nhưng xét theo mức độ sự việc thì hành động này là biểu hiện của cách xử sự vội vàng, thiếu suy đoán. Đối tượng vu oan chỉ là thằng bán tơ, kẻ thấp hèn, vô học trong xã hội; cha và em chỉ mới vào tù, chưa phân xử đúng sai, chưa gấp gáp, chưa đến cao trào đe dọa về tính mạng, thậm chí chưa được đưa ra công đường xét xử thì tại sao nàng vội vàng quyết định, mà lẽ ra nàng phải tìm những lối thoát khác trước khi bán mình? Hoặc phải bán mình chăng nữa thì cũng đến đỉnh điểm của sự bế tắc. Truyện đã đặt nhân vật Thúy Kiều vào tình huống thử thách đầu tiên để thấy cách ứng xử của nàng ra sao. Nếu là người biết đối nhân xử thế, trước tình huống như thế, đầu tiên nàng phải dựa vào yếu tố chủ quan là sự thông minh, sắc sảo của mình để nghĩ ra trăm phương nghìn kế. Mặt khác, phải dựa vào yếu tố khách quan để hỗ trợ, cùng giải quyết, đối phó. Tại sao nàng lại thụ động mà không vận dụng sự thông minh, sắc sảo để ứng đối trước tình thế? Là người coi trọng chữ tình, đã đặt niềm tin vào người yêu, tại sao nàng không tin báo, tìm gặp, chờ đợi Kim Trọng để cùng nhau tháo gỡ bởi chàng Kim đã yêu và hẹn ước với nàng sâu sắc tới mức Chưa chăn gối, cũng vợ chồng cơ mà? Hơn thế, Kim Trọng là người có học, Vốn nhà trâm anh, dòng dõi gia thế, đỗ đạt làm quan, việc làm rõ trắng đen trước thằng bán tơ vu oan có gì là khó, chàng sẽ là điểm tựa tinh thần cho gia đình nàng lúc này. Nàng có nghĩ rằng mới chỉ biết ở mức độ con gái bán mình làm vợ, Vương ông đã Liều mình, ông rắp gieo đầu tường vôi, huống hồ trong chặng đường tiếp theo, nếu biết cơn dông bão nào sẽ ập đến đầu nàng thì họ phải quằn quại đến mức nào? Giá trị đạo đức của con người luôn luôn được đề cao, trân trọng, nhưng sự hi sinh của Thúy Kiều trong tình huống này chưa thực sự có ý nghĩa bởi đặt vào hoàn cảnh cụ thể, nếu biết kết hợp nhiều yếu tố, ta thấy có thể thay đổi được tình thế hiện tại. Được tạo hóa ban cho thông minh, sắc sảo, vậy nhưng cách ứng xử của nàng không linh hoạt theo kiểu đời thường, không biết vận dụng khả năng chủ quan, khách quan, không biết suy đoán, lập luận mà chỉ hành động đơn độc theo bản năng để cuối cùng bước vào chặng đường đầu tiên của tấn bi kịch chính cuộc đời mình. Một tình huống truyện đưa ra đầy tính bi kịch để thử thách sự thông minh, sắc sảo của nàng trong việc lựa chọn cách giải quyết vấn đề trước hiện tượng xã hội. Trong tình huống này, yếu tố xã hội chỉ mới tác động rất nhỏ chứ chưa có tính chất quyết định số phận Thúy Kiều. Chính cách ứng xử của nàng là nguyên nhân tạo nên bi kịch.

Bi kịch xảy ra với nàng là một chuỗi sự kiện bị mắc lừa theo một logic và có tính hệ thống. Trong mười lăm năm lưu lạc, nàng chịu sự dày vò, chà đạp về thể xác và tinh thần. Đầu tiên, nàng bị mắc lừa Mã Giám Sinh là điều khó tránh khỏi bởi tay họ Mã đã bỏ tiền ra mua nàng, một mặt nào đó, nàng thuộc quyền sở hữu của hắn. Nhưng mắc lừa Tú Bà và Sở Khanh thì ngẫm nghĩ, phân tích, ta thấy trách nhiệm đang thuộc về nàng. Nếu không bị Sở Khanh lừa tình, nàng có phải vào lầu xanh hay không?

 Mã Giám Sinh mua Kiều về để cùng Tú Bà Chung lưng mở một ngôi hàng nhưng gặp trở ngại khi Kiều biết bị lừa đã rút dao tự vẫn. Việc không thành, đây cũng là lí do để Tú Bà đưa Kiều giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, chờ cơ hội giăng lưới tìm cách giữ chân nàng. Tình huống đối phó giữa hai con người, ưu thế thuộc về Thúy Kiều bởi lúc này Tú Bà đang phải nhượng bộ, hơn nữa nàng được trời phú cho thông minh, sắc sảo hơn người. Như thế, thời gian sẽ là thước đo số phận cuộc đời Kiều và miếng mồi béo bở của Tú Bà. Vậy nhưng trong lần này, Thúy Kiều đã thua cuộc trong cay đắng. 




LINK ĐẶT MUA TÀI LIỆU ONLINE


LINK ĐẶT MUA TÀI LIỆU ONLINE 1




LINK DOWNLOAD (UPDATING...)



Lịch sử phát triển xã hội loài người, trừ xã hội công xã nguyên thủy, xã hội nào chẳng có oan trái, đổi trắng thay đen, buôn thịt bán người, lừa gạt..., nhưng con người ứng đối như thế nào, nhìn nhận ra sao đó mới là điều quan trọng. Vì thế, đặt nhân vật Thúy Kiều trong xã hội nàng đang sống và xét nàng trong từng tình huống thử thách cụ thể, có phải lúc nào ảnh hưởng của xã hội cũng tác động đến nàng, hay chính cách ứng xử của nàng tạo nên bi kịch? Ở một góc nhìn khác, nhìn nhận và suy xét, ta thấy cuộc đời Kiều là một chuỗi bế tắc chủ yếu chính từ ứng xử của nàng.

Bi kich đầu tiên, cũng là nguyên nhân của chuỗi bi kịch trong cuộc đời Thúy Kiều là bán mình chuộc cha và em. Chỉ nhìn ở hành động, nàng quả là người hiếu nghĩa, sự hi sinh thật đáng ngợi ca! Nhưng xét theo mức độ sự việc thì hành động này là biểu hiện của cách xử sự vội vàng, thiếu suy đoán. Đối tượng vu oan chỉ là thằng bán tơ, kẻ thấp hèn, vô học trong xã hội; cha và em chỉ mới vào tù, chưa phân xử đúng sai, chưa gấp gáp, chưa đến cao trào đe dọa về tính mạng, thậm chí chưa được đưa ra công đường xét xử thì tại sao nàng vội vàng quyết định, mà lẽ ra nàng phải tìm những lối thoát khác trước khi bán mình? Hoặc phải bán mình chăng nữa thì cũng đến đỉnh điểm của sự bế tắc. Truyện đã đặt nhân vật Thúy Kiều vào tình huống thử thách đầu tiên để thấy cách ứng xử của nàng ra sao. Nếu là người biết đối nhân xử thế, trước tình huống như thế, đầu tiên nàng phải dựa vào yếu tố chủ quan là sự thông minh, sắc sảo của mình để nghĩ ra trăm phương nghìn kế. Mặt khác, phải dựa vào yếu tố khách quan để hỗ trợ, cùng giải quyết, đối phó. Tại sao nàng lại thụ động mà không vận dụng sự thông minh, sắc sảo để ứng đối trước tình thế? Là người coi trọng chữ tình, đã đặt niềm tin vào người yêu, tại sao nàng không tin báo, tìm gặp, chờ đợi Kim Trọng để cùng nhau tháo gỡ bởi chàng Kim đã yêu và hẹn ước với nàng sâu sắc tới mức Chưa chăn gối, cũng vợ chồng cơ mà? Hơn thế, Kim Trọng là người có học, Vốn nhà trâm anh, dòng dõi gia thế, đỗ đạt làm quan, việc làm rõ trắng đen trước thằng bán tơ vu oan có gì là khó, chàng sẽ là điểm tựa tinh thần cho gia đình nàng lúc này. Nàng có nghĩ rằng mới chỉ biết ở mức độ con gái bán mình làm vợ, Vương ông đã Liều mình, ông rắp gieo đầu tường vôi, huống hồ trong chặng đường tiếp theo, nếu biết cơn dông bão nào sẽ ập đến đầu nàng thì họ phải quằn quại đến mức nào? Giá trị đạo đức của con người luôn luôn được đề cao, trân trọng, nhưng sự hi sinh của Thúy Kiều trong tình huống này chưa thực sự có ý nghĩa bởi đặt vào hoàn cảnh cụ thể, nếu biết kết hợp nhiều yếu tố, ta thấy có thể thay đổi được tình thế hiện tại. Được tạo hóa ban cho thông minh, sắc sảo, vậy nhưng cách ứng xử của nàng không linh hoạt theo kiểu đời thường, không biết vận dụng khả năng chủ quan, khách quan, không biết suy đoán, lập luận mà chỉ hành động đơn độc theo bản năng để cuối cùng bước vào chặng đường đầu tiên của tấn bi kịch chính cuộc đời mình. Một tình huống truyện đưa ra đầy tính bi kịch để thử thách sự thông minh, sắc sảo của nàng trong việc lựa chọn cách giải quyết vấn đề trước hiện tượng xã hội. Trong tình huống này, yếu tố xã hội chỉ mới tác động rất nhỏ chứ chưa có tính chất quyết định số phận Thúy Kiều. Chính cách ứng xử của nàng là nguyên nhân tạo nên bi kịch.

Bi kịch xảy ra với nàng là một chuỗi sự kiện bị mắc lừa theo một logic và có tính hệ thống. Trong mười lăm năm lưu lạc, nàng chịu sự dày vò, chà đạp về thể xác và tinh thần. Đầu tiên, nàng bị mắc lừa Mã Giám Sinh là điều khó tránh khỏi bởi tay họ Mã đã bỏ tiền ra mua nàng, một mặt nào đó, nàng thuộc quyền sở hữu của hắn. Nhưng mắc lừa Tú Bà và Sở Khanh thì ngẫm nghĩ, phân tích, ta thấy trách nhiệm đang thuộc về nàng. Nếu không bị Sở Khanh lừa tình, nàng có phải vào lầu xanh hay không?

 Mã Giám Sinh mua Kiều về để cùng Tú Bà Chung lưng mở một ngôi hàng nhưng gặp trở ngại khi Kiều biết bị lừa đã rút dao tự vẫn. Việc không thành, đây cũng là lí do để Tú Bà đưa Kiều giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, chờ cơ hội giăng lưới tìm cách giữ chân nàng. Tình huống đối phó giữa hai con người, ưu thế thuộc về Thúy Kiều bởi lúc này Tú Bà đang phải nhượng bộ, hơn nữa nàng được trời phú cho thông minh, sắc sảo hơn người. Như thế, thời gian sẽ là thước đo số phận cuộc đời Kiều và miếng mồi béo bở của Tú Bà. Vậy nhưng trong lần này, Thúy Kiều đã thua cuộc trong cay đắng. 




LINK ĐẶT MUA TÀI LIỆU ONLINE


LINK ĐẶT MUA TÀI LIỆU ONLINE 1




LINK DOWNLOAD (UPDATING...)

M_tả
M_tả

Chuyên mục:

Không có nhận xét nào: