SÁCH - Nhiên liệu thay thế dùng cho động cơ đốt trong (Lê Anh Tuấn Cb) Full
Sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp, thu nhập của người dân và số lượng các phương tiện giao thông vận tải (GTVT) làm cho nhu cầu sử dụng năng lượng càng ngày càng tăng cao, đặc biệt là dầu mỏ. Theo số liệu của Tổ chức năng lượng quốc tế (IEA, 2016), trung bình mỗi ngày thế giới
tiêu thụ hết khoảng 97 triệu thùng dầu thô, chủ yếu tập trung ở các nước như Mỹ (khoảng 19 triệu thùng/ngày, lớn nhất thế giới), tiếp theo là Trung Quốc (khoảng 11 triệu thùng/ngày) và Nhật Bản (khoảng 5 triệu thùng/ngày). Việc phụ thuộc chủ yếu vào nguồn năng lượng hóa thạch dẫn tới tốc độ khai thác dầu mỏ ngày càng lớn, làm cho trữ lượng dầu của thế giới có nguy cơ cạn kiệt, bên cạnh các vấn đề như phát thải độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường, phát thải khí nhà kính (CO2), dẫn tới biến đổi khí hậu, trái đất ấm dần lên, hiện tượng băng tan...
Cạnh tranh trong lĩnh vực năng lượng hóa thạch đang ngày càng diễn biến khốc liệt và tiềm ẩn nhiều bất ổn trong bối cảnh trữ lượng dầu đang dần cạn kiệt so với tốc độ khai thác ngày càng lớn. Đa dạng hóa nguồn năng lượng và giảm sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch là một trong những mục tiêu hàng đầu của thế giới hiện nay. Nhiên liệu thay thế (NLTT) cho động cơ đốt trong được xem là một trong những giải pháp quan trọng và nhận được sự quan tâm lớn.
Nhiên liệu sản xuất từ nguồn sinh học có tiềm năng lớn để giải quyết hai vấn đề. Thứ nhất nó là nguồn năng lượng gần như không phát thải khí nhà kính (CO2 phát thải ra không khí khi đốt nhiên liệu này sẽ được cây cối hấp thụ trong quá trình quang hợp và phát triển), là nguồn tái tạo (nguồn cung cấp có thể canh tác theo nhu cầu) và có thể trồng trọt ở nhiều môi trường khác nhau. Ngoài ra, nhiên liệu sinh học là phần tổng hợp của “kinh tế sinh học”, nơi nguyên liệu cây cối được đồng thời sử dụng để sản xuất hóa chất đặc dụng và hóa chất công nghiệp, có tiềm năng lớn để thay thế cho các loại hóa chất hiện có xuất xứ từ nguồn hóa thạch. Hiện nay, nhiên liệu sinh học đã có mặt trên thị trường, tuy nhiên vấn đề sống còn là các chính sách hỗ trợ phát triển nhiên liệu sinh học cần phải đồng thời đề cập đến các tác động môi trường, kinh tế và xã hội, đây là những điều kiện cần thiết để loại nhiên liệu này có thể phát triển và đóng góp cho thế giới một cách hiệu quả nhất.
Giáo trình này được biên soạn dựa trên các tài liệu cập nhật của thế giới và Việt Nam về năng lượng, nhiên liệu truyền thống từ nguồn hóa thạch và nhiên liệu tái tạo từ nguồn sinh học, cũng như dựa trên kinh nghiệm giảng dạy thực tế đối với các học phần “Nhiên liệu và dầu mỡ bôi trơn”, “Động cơ đốt trong”, “Lý thuyết động cơ” cho sinh viên hệ kỹ sư chương trình Kỹ thuật Cơ khí động lực, đặc biệt là học phần “Nhiên liệu thay thế dùng cho động cơ đốt trong” cho học viên cao học Kỹ thuật Cơ khí động lực.
Giáo trình hướng tới cung cấp cho học viên, sinh viên và các độc giả thông tin khái quát về nhiên liệu sử dụng cho động cơ đốt trong, yêu cầu của nhiên liệu dùng cho động cơ đốt trong, các loại nhiên liệu thay thế có thể sử dụng cho động cơ đốt trong như nhiên liệu sinh học và nhiên liệu khí. Trong đó đặc biệt chú trọng tới các loại nhiên liệu sinh học có tiềm năng thay thế lớn cho nhiên liệu hóa thạch như etanol sinh học, điêzen sinh học, dầu thực vật, các loại nhiên liệu tổng hợp từ sinh khối... Do chủ yếu hướng tới các độc giả liên quan đến lĩnh vực sử dụng nhiên liệu nên các kiến thức sâu về công nghệ sản xuất nhiên liệu, các vấn đề nâng cao chất lượng nhiên liệu, hiệu suất sản xuất, năng suất sản xuất nguyên liệu đầu vào... chỉ được trình bày ở dạng giới thiệu. Phần cuối của giáo trình là những kiến thức liên quan đến sử dụng các loại nhiên liệu thay thế trên động cơ và phương tiện. Các vấn đề về sử dụng nhiên liệu sinh học ở dạng nguyên chất hay hỗn hợp pha trộn với nhiên liệu hóa thạch, cũng như vấn đề sử dụng nhiên liệu kép, lưỡng nhiên liệu... được trao đổi nhằm định hướng cho việc phát triển nhiên liệu cũng như sử dụng các loại nhiên liệu này trên thực tiễn. Phân công nhiệm vụ của nhóm tác giả như sau: PGS. Phạm Hữu Tuyến phụ trách nội dung Chương 5 và tham gia Chương 7, PGS. Văn Đình Sơn Thọ phụ trách chính nội dung Chương 3 và Phụ lục, PGS. Lê Anh Tuấn chủ biên, phụ trách các Chương 1, 2, 4, 6 và tham gia Chương 3, 7.
Mặc dù cuốn giáo trình đã được nhóm tác giả đầu tư khá công phu về nội dung và hình thức nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm tác giả rất mong nhận được các ý kiến trao đổi, góp ý của các độc giả để cuốn giáo trình này ngày càng có ý nghĩa trong công tác phổ biến kiến thức, đào tạo và nghiên cứu.
NỘI DUNG:
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ NHIÊN LIỆU DÙNG CHO ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
1.1. Các nguồn năng lượng toàn cầu và tình trạng năng lượng hiện tại
1.2. Yêu cầu cơ bản của nhiên liệu dùng cho động cơ đốt trong
1.3. Nhiên liệu truyền thống
1.4. Nhiên liệu thay thế
1.5. Tổng quan về công nghệ sản xuất nhiên liệu sinh học
1.6. Phụ gia nhiên liệu
1.7. Viễn cảnh sử dụng nhiên liệu cho động cơ đốt trong
Chương 2. NHIÊN LIỆU ETANOL SINH HỌC
2.1. Khái quát về etanol
2.2. Các thuộc tính quan trọng của etanol sinh học
2.3. Tình hình sản xuất và sử dụng etanol
2.4. Công nghệ sản xuất etanol
2.5. Làm khan etanol
2.6. Phụ gia cho nhiên liệu etanol sinh học
2.7. Phối trộn etanol E100 với xăng thương phẩm
2.8. Tiêu chuẩn etanol sinh học
Chương 3. NHIÊN LIỆU ĐIÊZEN SINH HỌC
3.1. Giới thiệu về điêzen sinh học
3.2. Nguồn nguyên liệu sản xuất điêzen sinh học
3.3. Chỉ tiêu kỹ thuật điêzen sinh học B100
3.4. Nhiên liệu pha trộn
3.5. Phụ gia cho điêzen sinh học
3.6. Tính tương thích với các vật liệu
3.7. Công nghệ sản xuất điêzen sinh học
3.8. Sản xuất điêzen xanh từ dầu thực vật bằng phương pháp hyđrôcracking
Chương 4. NHIÊN LIỆU TỔNG HỢP SINH KHỐI HÓA LỎNG
4.1. Khái quát về nhiên liệu tổng hợp
4.2. Công nghệ Fischer – Tropsch chuyển đổi sinh khối thành nhiên liệu lỏng
4.3 Công nghệ khí hóa sản xuất khí tổng hợp syngas
4.4. Tổng hợp nhiên liệu lỏng từ syngas
4.5. Nâng cấp sản phẩm sinh khối hóa lỏng bằng tổng hợp FT
4.6. Sản phẩm nhiên liệu cuối cùng của quá trình hóa lỏng sinh khối bằng tổng hợp FT
4.7. Triển vọng đối với BTL-FT
Chương 5. CÁC LOẠI NHIÊN LIỆU THAY THẾ KHÁC
5.1. Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG)
5.2. Khí thiên nhiên nén (CNG) và khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG)
5.3. Khí sinh học (biogas)
5.4. Khí hyđrô
5.5. Dimethyl Ether (DME)
Chương 6. SỬ DỤNG NHIÊN LIỆU SINH HỌC TRÊN ĐỘNG CƠ VÀ PHƯƠNG TIỆN
6.1. Đặt vấn đề
6.2. Quy trình đánh giá tương thích của nhiên liệu sinh học với động cơ và phương tiện
6.3. Sử dụng nhiên liệu etanol sinh học trên động cơ và phương tiện
6.4. Sử dụng nhiên liệu điêzen sinh học trên động cơ và phương tiện
6.5. Sử dụng trực tiếp dầu thực vật nguyên chất trên động cơ điêzen
Chương 7. SỬ DỤNG CÁC LOẠI NHIÊN LIỆU THAY THẾ KHÁC TRÊN ĐỘNG CƠ VÀ PHƯƠNG TIỆN
7.1. Đặt vấn đề
7.2. Sử dụng khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG)
7.3. Sử dụng khí thiên nhiên (NG)
7.4. Sử dụng khí hyđrô và hỗn hợp khí giàu hyđrô
7.5. Sử dụng nhiên liệu DME
7.6. Sử dụng pin nhiên liệu
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
CHỈ MỤC
SÁCH - Nhiên Liệu Thay Thế ... by Nguyễn Phi Hùng
LINK ĐẶT MUA SÁCH ONLINE
Sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp, thu nhập của người dân và số lượng các phương tiện giao thông vận tải (GTVT) làm cho nhu cầu sử dụng năng lượng càng ngày càng tăng cao, đặc biệt là dầu mỏ. Theo số liệu của Tổ chức năng lượng quốc tế (IEA, 2016), trung bình mỗi ngày thế giới
tiêu thụ hết khoảng 97 triệu thùng dầu thô, chủ yếu tập trung ở các nước như Mỹ (khoảng 19 triệu thùng/ngày, lớn nhất thế giới), tiếp theo là Trung Quốc (khoảng 11 triệu thùng/ngày) và Nhật Bản (khoảng 5 triệu thùng/ngày). Việc phụ thuộc chủ yếu vào nguồn năng lượng hóa thạch dẫn tới tốc độ khai thác dầu mỏ ngày càng lớn, làm cho trữ lượng dầu của thế giới có nguy cơ cạn kiệt, bên cạnh các vấn đề như phát thải độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường, phát thải khí nhà kính (CO2), dẫn tới biến đổi khí hậu, trái đất ấm dần lên, hiện tượng băng tan...
Cạnh tranh trong lĩnh vực năng lượng hóa thạch đang ngày càng diễn biến khốc liệt và tiềm ẩn nhiều bất ổn trong bối cảnh trữ lượng dầu đang dần cạn kiệt so với tốc độ khai thác ngày càng lớn. Đa dạng hóa nguồn năng lượng và giảm sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch là một trong những mục tiêu hàng đầu của thế giới hiện nay. Nhiên liệu thay thế (NLTT) cho động cơ đốt trong được xem là một trong những giải pháp quan trọng và nhận được sự quan tâm lớn.
Nhiên liệu sản xuất từ nguồn sinh học có tiềm năng lớn để giải quyết hai vấn đề. Thứ nhất nó là nguồn năng lượng gần như không phát thải khí nhà kính (CO2 phát thải ra không khí khi đốt nhiên liệu này sẽ được cây cối hấp thụ trong quá trình quang hợp và phát triển), là nguồn tái tạo (nguồn cung cấp có thể canh tác theo nhu cầu) và có thể trồng trọt ở nhiều môi trường khác nhau. Ngoài ra, nhiên liệu sinh học là phần tổng hợp của “kinh tế sinh học”, nơi nguyên liệu cây cối được đồng thời sử dụng để sản xuất hóa chất đặc dụng và hóa chất công nghiệp, có tiềm năng lớn để thay thế cho các loại hóa chất hiện có xuất xứ từ nguồn hóa thạch. Hiện nay, nhiên liệu sinh học đã có mặt trên thị trường, tuy nhiên vấn đề sống còn là các chính sách hỗ trợ phát triển nhiên liệu sinh học cần phải đồng thời đề cập đến các tác động môi trường, kinh tế và xã hội, đây là những điều kiện cần thiết để loại nhiên liệu này có thể phát triển và đóng góp cho thế giới một cách hiệu quả nhất.
Giáo trình này được biên soạn dựa trên các tài liệu cập nhật của thế giới và Việt Nam về năng lượng, nhiên liệu truyền thống từ nguồn hóa thạch và nhiên liệu tái tạo từ nguồn sinh học, cũng như dựa trên kinh nghiệm giảng dạy thực tế đối với các học phần “Nhiên liệu và dầu mỡ bôi trơn”, “Động cơ đốt trong”, “Lý thuyết động cơ” cho sinh viên hệ kỹ sư chương trình Kỹ thuật Cơ khí động lực, đặc biệt là học phần “Nhiên liệu thay thế dùng cho động cơ đốt trong” cho học viên cao học Kỹ thuật Cơ khí động lực.
Giáo trình hướng tới cung cấp cho học viên, sinh viên và các độc giả thông tin khái quát về nhiên liệu sử dụng cho động cơ đốt trong, yêu cầu của nhiên liệu dùng cho động cơ đốt trong, các loại nhiên liệu thay thế có thể sử dụng cho động cơ đốt trong như nhiên liệu sinh học và nhiên liệu khí. Trong đó đặc biệt chú trọng tới các loại nhiên liệu sinh học có tiềm năng thay thế lớn cho nhiên liệu hóa thạch như etanol sinh học, điêzen sinh học, dầu thực vật, các loại nhiên liệu tổng hợp từ sinh khối... Do chủ yếu hướng tới các độc giả liên quan đến lĩnh vực sử dụng nhiên liệu nên các kiến thức sâu về công nghệ sản xuất nhiên liệu, các vấn đề nâng cao chất lượng nhiên liệu, hiệu suất sản xuất, năng suất sản xuất nguyên liệu đầu vào... chỉ được trình bày ở dạng giới thiệu. Phần cuối của giáo trình là những kiến thức liên quan đến sử dụng các loại nhiên liệu thay thế trên động cơ và phương tiện. Các vấn đề về sử dụng nhiên liệu sinh học ở dạng nguyên chất hay hỗn hợp pha trộn với nhiên liệu hóa thạch, cũng như vấn đề sử dụng nhiên liệu kép, lưỡng nhiên liệu... được trao đổi nhằm định hướng cho việc phát triển nhiên liệu cũng như sử dụng các loại nhiên liệu này trên thực tiễn. Phân công nhiệm vụ của nhóm tác giả như sau: PGS. Phạm Hữu Tuyến phụ trách nội dung Chương 5 và tham gia Chương 7, PGS. Văn Đình Sơn Thọ phụ trách chính nội dung Chương 3 và Phụ lục, PGS. Lê Anh Tuấn chủ biên, phụ trách các Chương 1, 2, 4, 6 và tham gia Chương 3, 7.
Mặc dù cuốn giáo trình đã được nhóm tác giả đầu tư khá công phu về nội dung và hình thức nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm tác giả rất mong nhận được các ý kiến trao đổi, góp ý của các độc giả để cuốn giáo trình này ngày càng có ý nghĩa trong công tác phổ biến kiến thức, đào tạo và nghiên cứu.
NỘI DUNG:
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ NHIÊN LIỆU DÙNG CHO ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
1.1. Các nguồn năng lượng toàn cầu và tình trạng năng lượng hiện tại
1.2. Yêu cầu cơ bản của nhiên liệu dùng cho động cơ đốt trong
1.3. Nhiên liệu truyền thống
1.4. Nhiên liệu thay thế
1.5. Tổng quan về công nghệ sản xuất nhiên liệu sinh học
1.6. Phụ gia nhiên liệu
1.7. Viễn cảnh sử dụng nhiên liệu cho động cơ đốt trong
Chương 2. NHIÊN LIỆU ETANOL SINH HỌC
2.1. Khái quát về etanol
2.2. Các thuộc tính quan trọng của etanol sinh học
2.3. Tình hình sản xuất và sử dụng etanol
2.4. Công nghệ sản xuất etanol
2.5. Làm khan etanol
2.6. Phụ gia cho nhiên liệu etanol sinh học
2.7. Phối trộn etanol E100 với xăng thương phẩm
2.8. Tiêu chuẩn etanol sinh học
Chương 3. NHIÊN LIỆU ĐIÊZEN SINH HỌC
3.1. Giới thiệu về điêzen sinh học
3.2. Nguồn nguyên liệu sản xuất điêzen sinh học
3.3. Chỉ tiêu kỹ thuật điêzen sinh học B100
3.4. Nhiên liệu pha trộn
3.5. Phụ gia cho điêzen sinh học
3.6. Tính tương thích với các vật liệu
3.7. Công nghệ sản xuất điêzen sinh học
3.8. Sản xuất điêzen xanh từ dầu thực vật bằng phương pháp hyđrôcracking
Chương 4. NHIÊN LIỆU TỔNG HỢP SINH KHỐI HÓA LỎNG
4.1. Khái quát về nhiên liệu tổng hợp
4.2. Công nghệ Fischer – Tropsch chuyển đổi sinh khối thành nhiên liệu lỏng
4.3 Công nghệ khí hóa sản xuất khí tổng hợp syngas
4.4. Tổng hợp nhiên liệu lỏng từ syngas
4.5. Nâng cấp sản phẩm sinh khối hóa lỏng bằng tổng hợp FT
4.6. Sản phẩm nhiên liệu cuối cùng của quá trình hóa lỏng sinh khối bằng tổng hợp FT
4.7. Triển vọng đối với BTL-FT
Chương 5. CÁC LOẠI NHIÊN LIỆU THAY THẾ KHÁC
5.1. Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG)
5.2. Khí thiên nhiên nén (CNG) và khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG)
5.3. Khí sinh học (biogas)
5.4. Khí hyđrô
5.5. Dimethyl Ether (DME)
Chương 6. SỬ DỤNG NHIÊN LIỆU SINH HỌC TRÊN ĐỘNG CƠ VÀ PHƯƠNG TIỆN
6.1. Đặt vấn đề
6.2. Quy trình đánh giá tương thích của nhiên liệu sinh học với động cơ và phương tiện
6.3. Sử dụng nhiên liệu etanol sinh học trên động cơ và phương tiện
6.4. Sử dụng nhiên liệu điêzen sinh học trên động cơ và phương tiện
6.5. Sử dụng trực tiếp dầu thực vật nguyên chất trên động cơ điêzen
Chương 7. SỬ DỤNG CÁC LOẠI NHIÊN LIỆU THAY THẾ KHÁC TRÊN ĐỘNG CƠ VÀ PHƯƠNG TIỆN
7.1. Đặt vấn đề
7.2. Sử dụng khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG)
7.3. Sử dụng khí thiên nhiên (NG)
7.4. Sử dụng khí hyđrô và hỗn hợp khí giàu hyđrô
7.5. Sử dụng nhiên liệu DME
7.6. Sử dụng pin nhiên liệu
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
CHỈ MỤC
SÁCH - Nhiên Liệu Thay Thế ... by Nguyễn Phi Hùng
LINK ĐẶT MUA SÁCH ONLINE
Không có nhận xét nào: