THÔNG TƯ 42/2016/TT-BQP - QUY ĐỊNH CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG BỘ QUỐC PHÒNG
QUY ĐỊNH CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG BỘ QUỐC
PHÒNG
Căn cứ Luật Phổ biến, giáo
dục pháp luật năm 2012;
Căn cứ Nghị định số
28/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi Tiết một số
Điều và biện pháp thi hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Căn cứ Quyết định số
27/2013/QĐ-TTg ngày 19 tháng 5 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định về
thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp
luật;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ
Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy
định công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong Bộ Quốc phòng.
Thông tư này quy định chế độ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; Ngày
Pháp luật; tủ sách pháp luật; Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật;
báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật; trách nhiệm của cơ quan,
đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp (sau đây viết gọn là cơ quan, đơn vị) và cá nhân;
một số biện pháp bảo đảm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong Bộ Quốc
phòng.
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, đơn vị và cá nhân liên quan đến công
tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong Bộ Quốc phòng.
Điều 3. Chính sách về phổ biến, giáo dục
pháp luật
1. Bộ Quốc phòng bảo đảm nguồn lực cần thiết cho công tác phổ biến, giáo
dục pháp luật phù hợp với nhiệm vụ xây dựng, phát triển Quân đội và tình hình
nhiệm vụ quân sự, quốc phòng.
2. Khuyến khích xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; khen
thưởng cơ quan, đơn vị, cá nhân có đóng góp tích cực trong công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật; xử lý nghiêm minh người có hành vi lợi dụng phổ biến, giáo
dục pháp luật để xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước, Quân đội.
3. Quân nhân, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng, người lao động
hợp đồng trong Quân đội có quyền được thông tin về pháp luật và có trách nhiệm
chủ động tìm hiểu, học tập pháp luật. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị các cấp có
trách nhiệm bảo đảm, tạo Điều kiện cho quân nhân, công nhân quốc phòng, viên
chức quốc phòng, người lao động hợp đồng trong cơ quan, đơn vị mình thực hiện
quyền được thông tin về pháp luật.
Điều 4. Nguyên tắc thực hiện công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật
1. Đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước
và quy định của Bộ Quốc phòng.
2. Bảo đảm phục vụ nhiệm vụ chính trị trung tâm của Quân đội, của cơ quan,
đơn vị; đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng
bước hiện đại, trong đó có những lực lượng tiến thẳng lên hiện đại.
3. Thực hiện đa dạng hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với nhu
cầu, nhiệm vụ, trình độ của đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật, đặc
thù của Quân đội và truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc.
4. Kịp thời, thường xuyên, chất lượng, có trọng tâm, trọng Điểm.
5. Chính xác, đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu, thiết thực; bảo đảm bí mật nhà
nước, bí mật quân sự.
6. Gắn với việc thi hành pháp luật, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế -
xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước.
7. Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị; giữa cơ quan, đơn vị trong
Quân đội với cơ quan, tổ chức ngoài Quân đội; huy động và phát huy vai trò của
các lực lượng, phương tiện tham gia vào công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Điều 5. Quản lý công tác phổ biến, giáo
dục pháp luật
1. Nội dung quản lý công tác phổ biến, giáo dục pháp luật gồm:
a) Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, đề án, kế
hoạch về phổ biến, giáo dục pháp luật;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp
luật;
c) Xây dựng, quản lý, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ phổ biến,
giáo dục pháp luật cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp
luật, cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
d) Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu pháp luật về quân sự, quốc phòng;
đ) Bảo đảm kinh phí, trang bị vật chất cho công tác phổ biến, giáo dục pháp
luật;
e) Thông tin, báo cáo, thống kê, sơ kết, tổng kết, khen thưởng trong công
tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
g) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
h) Hợp tác quốc tế về phổ biến, giáo dục pháp luật.
2. Cơ quan quản lý công tác phổ biến, giáo dục pháp luật gồm:
a) Vụ Pháp chế chịu trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện quản
lý, chỉ đạo, kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong Bộ Quốc
phòng; chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng, trình Bộ
trưởng ban hành chương trình, kế hoạch hàng năm, trung hạn, dài hạn về phổ
biến, giáo dục pháp luật; xây dựng cơ sở dữ liệu pháp luật về quân sự, quốc
phòng; nội dung khác theo quy định của pháp luật.
b) Cục Tuyên huấn chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, hướng dẫn, phối hợp
kiểm tra các cơ quan, đơn vị trong Quân đội về phổ biến, giáo dục pháp luật gắn
với công tác giáo dục chính trị tư tưởng.
c) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị các cấp thực hiện quản lý công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật tại cơ quan, đơn vị mình; chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn
vị trong và ngoài Quân đội tổ chức thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật cho
quân nhân, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng, người lao động hợp đồng
trong cơ quan, đơn vị và nhân dân trên địa bàn đóng quân.
d) Tổ chức pháp chế, cơ quan chính trị, cơ quan được giao phụ trách công
tác pháp chế, phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp chịu trách nhiệm tham mưu,
giúp cấp ủy, chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy cấp mình quản lý, tổ chức
thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
CHẾ ĐỘ CÔNG
TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
Điều 6. Xây dựng, ban hành kế hoạch công
tác phổ biến, giáo dục pháp luật
1. Căn cứ nghị quyết của Quân ủy Trung ương, định hướng công tác quân sự,
quốc phòng, tình hình kinh tế - xã hội và yêu cầu thực tiễn công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật, Vụ Pháp chế xây dựng kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật của Bộ Quốc phòng, lấy ý kiến tham gia của các thành viên Hội đồng
Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Bộ Quốc phòng và cơ quan, đơn vị có liên
quan, trình Bộ trưởng ký ban hành trước ngày 25 tháng 12 hàng năm.
2. Căn cứ kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Quốc phòng
và tình hình nhiệm vụ, Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị và các tổng cục;
các quân khu, quân chủng, binh chủng, quân đoàn, binh đoàn; các Bộ Tư lệnh: Bộ
đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ đô Hà Nội;
Ban Cơ yếu Chính phủ; Viện Khoa học công nghệ quân sự; Trung tâm Nhiệt đới Việt
– Nga; các học viện, trường sĩ quan, bệnh viện, doanh nghiệp trực thuộc Bộ xây
dựng kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm của cơ quan, đơn
vị mình; đồng thời chỉ đạo việc ban hành kế hoạch của cấp thuộc quyền. Kế hoạch
do chính ủy, chính trị viên hoặc người chỉ huy ký ban hành.
3. Xây dựng, Điều chỉnh kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phải
thông qua Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cùng cấp; cơ quan, đơn
vị không có Hội đồng phải xin ý kiến cơ quan, đơn vị liên quan trước khi trình
người có thẩm quyền ký ban hành.
4. Ban hành kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật theo chương trình, đề án
thực hiện theo chỉ đạo của Bộ Quốc phòng đối với từng chương trình, đề án.
Điều 7. Nội dung kế hoạch công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật
1. Mục đích, yêu cầu;
2. Các nội dung, nhiệm vụ trọng tâm, cơ bản thực hiện trong năm; trong đó
xác định cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp thực hiện đối với từng nhiệm vụ,
biện pháp, tiến độ thực hiện, thời gian hoàn thành;
3. Kinh phí bảo đảm;
4. Tổ chức thực hiện;
5. Nội dung khác theo yêu cầu nhiệm vụ và tình hình cơ quan, đơn vị.
Điều 8. Chế độ báo cáo, thông tin phổ
biến, giáo dục pháp luật
1. Hình thức báo cáo: Báo cáo
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, đơn vị thể hiện bằng văn
bản, do chính ủy, chính trị viên
hoặc người chỉ huy ký ban hành.
2. Loại báo cáo gồm:
a) Báo cáo định kỳ. Báo cáo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
định kỳ được lập hàng năm theo các kỳ: Quý I, sáu tháng, quý III và một năm.
b) Báo cáo đột xuất. Báo
cáo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đột xuất được thực hiện khi có yêu
cầu của cấp có thẩm quyền hoặc thực tiễn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
tại cơ quan, đơn vị phát sinh vụ việc, vấn đề cần đề xuất, kiến nghị cơ quan
cấp trên có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
3. Nội dung báo cáo: Thực hiện theo mẫu báo cáo công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật quy định tại phụ lục I và các biểu mẫu quy định tại phụ lục II ban
hành kèm theo Thông tư này.
4. Thời kỳ lấy số liệu báo cáo và thời hạn báo cáo:
a) Thời kỳ lấy số liệu báo cáo:
Báo cáo quý I được tính từ ngày 01 tháng 12 năm trước đến hết ngày 28 tháng
2 năm báo cáo;
Báo cáo sáu tháng được tính từ ngày 01 tháng 12 năm trước đến hết ngày 31
tháng 5 năm báo cáo;
Báo cáo quý III được tính từ ngày 01 tháng 6 đến hết ngày 31 tháng 8;
Báo cáo năm được tính từ ngày 01 tháng 12 năm trước đến hết ngày 30 tháng
11 năm báo cáo.
b) Thời hạn báo cáo: Báo cáo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của các
cơ quan, đơn vị quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư này gửi về Bộ Quốc phòng
chậm nhất không quá 20 ngày, kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo. Trường
hợp thời hạn báo cáo trùng vào ngày nghỉ theo quy định của pháp luật thì thời
hạn tính vào ngày làm việc liền sau ngày nghỉ.
5. Dự thảo báo cáo công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, đơn vị các cấp phải được lấy ý kiến của
thành viên Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cấp báo cáo; nơi
không có Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thì lấy ý kiến cơ quan,
đơn vị liên quan trước khi trình người có thẩm quyền ký ban hành. Báo cáo được
gửi đến cơ quan có thẩm quyền, thành viên Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục
pháp luật cấp báo cáo và cơ quan, đơn vị liên quan.
6. Trên cơ sở báo cáo của cơ
quan, đơn vị và kết quả theo dõi công tác phổ biến, giáo dục pháp luật:
a) Cơ quan phụ trách công tác
phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ
quan, đơn vị các cấp trong Quân đội tổng hợp, xây dựng báo cáo, lấy ý
kiến tham gia vào dự thảo trước khi trình chính ủy, chính trị viên hoặc người
chỉ huy ký ban hành, gửi cấp có thẩm quyền.
b) Vụ Pháp chế tổng hợp, xây
dựng báo cáo của Bộ Quốc phòng, lấy ý kiến của thành viên Hội đồng Phối hợp phổ
biến, giáo dục pháp luật Bộ Quốc phòng trước khi trình Bộ trưởng ký ban hành,
gửi Bộ Tư pháp tổng hợp, báo cáo Chính phủ theo quy định.
7. Cơ quan được giao phụ trách
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, đơn vị cấp dưới phải thông
tin kịp thời tình hình công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, đơn
vị mình với tổ chức pháp chế và cơ quan chính trị cấp trên.
Điều 9. Kiểm
tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
1. Kiểm tra công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật được thực hiện theo kế hoạch hoặc kiểm tra đột xuất khi cần
thiết. Trường hợp kiểm tra theo kế hoạch thì kế hoạch kiểm tra phải được gửi
đến cơ quan, đơn vị được kiểm tra trước thời Điểm kiểm tra ít nhất bẩy ngày làm
việc.
2. Kế hoạch kiểm tra phải xác
định rõ Mục đích, yêu cầu, đối tượng, nội dung, phương pháp kiểm tra, thời hạn,
thời Điểm kiểm tra, thành phần đoàn kiểm tra, thành phần đơn vị được kiểm tra.
3. Hoạt động kiểm tra được tiến
hành độc lập hoặc kết hợp với kiểm tra, nắm tình hình công tác khác; bảo đảm
đúng quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng về công tác kiểm tra.
4. Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp
với cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu, giúp Thủ trưởng Bộ Quốc phòng tổ chức
các đoàn của Bộ Quốc phòng kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại
cơ quan, đơn vị các cấp trong toàn quân.
5. Tổ chức pháp chế, cơ quan
được giao phụ trách công tác pháp chế, phổ biến, giáo dục pháp luật ở các cơ
quan, đơn vị giúp cấp ủy, chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy tổ chức kiểm
tra tại cấp mình và cơ quan, đơn vị thuộc quyền.
6. Kết luận kiểm tra được thể
hiện bằng văn bản và gửi đến cơ quan, người có thẩm quyền quản lý công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật, cơ quan, đơn vị được kiểm tra, thành viên đoàn kiểm
tra và cơ quan, đơn vị liên quan.
Mục 2. ĐỐI
TƯỢNG, NỘI DUNG, HÌNH THỨC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
Điều 10. Đối tượng phổ biến, giáo dục pháp
luật
1. Quân nhân, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng, người lao động
hợp đồng tại cơ quan, đơn vị các cấp trong Quân đội.
2. Lực lượng dự bị động viên,
dân quân tự vệ trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc trong thời gian phối
thuộc với Quân đội thực hiện nhiệm vụ chiến đấu, phục vụ chiến đấu; công dân
được trưng tập phục vụ trong Quân đội.
3. Cán bộ, nhân dân trong thời
gian huấn luyện, giáo dục, đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng tại các trung tâm giáo
dục quốc phòng và an ninh, cơ sở giáo dục đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện của
Quân đội.
4. Người đang chấp hành án phạt
tù, người bị tạm giữ, tạm giam tại các cơ sở giam giữ trong Bộ Quốc phòng.
5. Cán bộ, nhân dân trên địa bàn
đóng quân, địa bàn được giao đảm nhiệm.
Điều 11.
Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật
1. Chủ trương, quan Điểm của
Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, hợp tác và hội
nhập quốc tế, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quốc
phòng, an ninh của đất nước.
2. Quy định của Hiến pháp, pháp
luật; trọng tâm là các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực quân sự, quốc
phòng, an ninh và liên quan trực tiếp đến tiêu chuẩn chính trị, vật chất, hậu
cần, sinh hoạt, học tập, công tác của quân nhân, công nhân quốc phòng, viên
chức quốc phòng, người lao động hợp đồng trong Quân đội.
3. Các Điều ước quốc tế mà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc công nhận, các thỏa thuận
quốc tế.
4. Điều lệnh, Điều lệ, kỷ luật
quân đội và quy định về giáo dục, rèn luyện, quản lý bộ đội, chuyên môn nghiệp
vụ không chứa thông tin bí mật.
5. Các nội dung nhằm xây dựng ý
thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của Nhà nước, kỷ luật của Quân đội; ý
thức bảo vệ pháp luật, kỷ luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật, kỷ luật;
gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật, kỷ luật.
6. Các nội dung giáo dục về nhà
nước và pháp luật trong các cơ sở giáo dục thuộc Bộ Quốc phòng.
Điều 12.
Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật
1. Tổ chức lên lớp tập trung
trực tiếp; nói chuyện pháp luật; tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; cung cấp
thông tin, tài liệu pháp luật.
2. Thông qua phương tiện thông
tin đại chúng, hệ thống thông tin nội bộ, mạng thông tin điện tử toàn cầu,
bảng, biển, biểu ngữ, tranh cổ động; niêm yết tại cơ quan, đơn vị; tủ sách pháp
luật, túi sách pháp luật, bảng tin, bản tin của cơ quan, đơn vị, khu dân cư.
3. Thi tìm hiểu pháp luật, diễn
đàn, tọa đàm, sân khấu hóa, Ngày Pháp luật.
4. Thông qua thực hiện nhiệm vụ
chuyên môn hàng ngày của quân nhân, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng,
lao động hợp đồng trong Quân đội; công tác Điều tra, kiểm sát, xét xử, thi hành
án, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, trợ giúp pháp lý, hỗ trợ pháp
lý, hòa giải ở cơ sở; công tác dân vận và hoạt động khác của cơ quan, đơn vị.
5. Lồng ghép trong giao ban,
sinh hoạt tập trung, thông báo thời sự, giáo dục chính trị; hoạt động văn hóa,
văn nghệ, sinh hoạt của tổ chức đoàn thể, hội đồng quân nhân, câu lạc bộ và các
thiết chế văn hóa khác ở cơ sở.
6. Thông qua chương trình giáo
dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện của Quân
đội.
7. Họp báo, thông cáo báo chí.
8. Các hình thức phổ biến, giáo
dục pháp luật khác phù hợp với từng đối tượng và không trái quy định của Nhà
nước, Quân đội, thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Điều 13.
Loại hình và thời gian tổ chức Ngày Pháp luật
1. Ngày Pháp luật nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngày 09 tháng 11 hàng năm.
2. Ngày Pháp luật trong Quân đội
được tổ chức định kỳ mỗi tháng một lần. Căn cứ tình hình cụ thể của cơ quan,
đơn vị, chính ủy, chính trị viên thống nhất với người chỉ huy lựa chọn, quyết
định thời gian, cấp tổ chức thực hiện Ngày Pháp luật trong Quân đội tại cơ
quan, đơn vị mình cho phù hợp.
Điều 14.
Nội dung Ngày Pháp luật
1. Khẳng định vị trí, vai trò
của Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước và Điều lệnh, Điều lệ, quy định của Bộ
Quốc phòng trong quản lý nhà nước, đời sống xã hội và xây dựng Quân đội.
2. Giáo dục quân nhân, công nhân
quốc phòng, viên chức quốc phòng, người lao động hợp đồng trong Quân đội và
nhân dân ý thức tôn trọng, chấp hành và bảo vệ pháp luật; lợi ích của việc chấp
hành pháp luật.
3. Tuyên truyền, phổ biến các
quy định trong Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước, Điều lệnh, Điều lệ, quy định
của Bộ Quốc phòng và cơ quan, đơn vị thiết thực với đời sống của quân nhân,
công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng, người lao động hợp đồng trong Quân
đội và nhân dân, gắn với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
4. Vận động quân nhân, công nhân
quốc phòng, viên chức quốc phòng, người lao động hợp đồng trong Quân đội và
nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, kỷ luật.
5. Biểu dương, khen thưởng tập
thể, cá nhân tiêu biểu trong xây dựng pháp luật, thực thi pháp luật, phổ biến,
giáo dục pháp luật; nêu gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật;
kiểm Điểm, rút kinh nghiệm nhằm khắc phục hạn chế, yếu kém của tập thể, cá nhân
trong xây dựng pháp luật, thực thi pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật.
6. Nội dung khác theo hướng dẫn
của cơ quan chức năng trong Bộ Quốc phòng và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 15.
Hình thức tổ chức Ngày Pháp luật
1. Mít tinh, hội thảo, tọa đàm,
đối thoại, thi tìm hiểu pháp luật, sân khấu hóa.
2. Diễu hành tuyên truyền, phổ
biến pháp luật lưu động; triển lãm sách báo, mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật
kết hợp tuyên truyền, phổ biến nội dung pháp luật của Nhà nước, Điều lệnh, Điều
lệ, quy định của Bộ Quốc phòng.
3. Lên lớp tập trung trực tiếp,
nói chuyện chuyên đề pháp luật có sự tham gia của báo cáo viên pháp luật, tuyên
truyền viên pháp luật; học tập pháp luật thông qua việc nghiên cứu tài liệu,
sách pháp luật.
4. Tiến hành các hoạt động tư
vấn, trợ giúp, hỗ trợ pháp lý; hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; cung cấp thông
tin, tài liệu pháp luật.
5. Tăng cường dung lượng, thời
lượng tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống thông tin nội
bộ, bảng, biển, biểu, tranh cổ động; niêm yết tại cơ quan, đơn vị, khu dân cư.
6. Sưu tầm tài liệu, sách, báo
pháp luật bổ sung cho tủ sách pháp luật.
7. Lồng ghép việc phổ biến, giáo
dục pháp luật với việc tổ chức nội dung sinh hoạt khác của cơ quan, đơn vị, địa
phương.
8. Các hình thức khác không trái
quy định của Nhà nước, Bộ Quốc phòng, thuần phong mỹ tục của dân tộc; theo
hướng dẫn của cơ quan chức năng trong Bộ Quốc phòng, cơ quan nhà nước có thẩm
quyền.
Điều 16.
Trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện Ngày Pháp luật
1. Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp
với Cục Tuyên huấn và cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ
Quốc phòng chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra thực hiện Ngày Pháp luật trong
Quân đội.
2. Cục Tuyên huấn và cơ quan,
đơn vị liên quan có trách nhiệm phối hợp với Vụ Pháp chế hướng dẫn, đôn đốc,
kiểm tra việc thực hiện Ngày Pháp luật trong Quân đội.
3. Chính ủy, chính trị viên,
người chỉ huy cơ quan, đơn vị các cấp chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, tổ
chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện Ngày Pháp luật tại cơ quan, đơn vị
mình; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Ngày Pháp luật đối với cơ
quan, đơn vị cấp dưới thuộc quyền.
4. Cơ quan được giao phụ trách công
tác phổ biến, giáo dục pháp luật chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Hội
đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cùng cấp và cơ quan, đơn vị liên
quan tổ chức thực hiện Ngày Pháp luật tại cấp mình; đôn đốc, nắm tình hình thực
hiện Ngày Pháp luật của cơ quan, đơn vị cấp dưới báo cáo chính ủy, chính trị
viên, người chỉ huy cấp mình.
Điều 17. Vị trí, vai trò và
loại hình tủ sách pháp luật
1. Tủ sách pháp luật là một hình thức phổ biến, giáo dục
pháp luật; nơi lưu giữ các văn bản về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước, Điều lệnh, Điều lệ, quy định của Bộ Quốc phòng và của cơ
quan, đơn vị nhằm phục vụ nhu cầu công tác, học tập, nghiên cứu, tìm hiểu của
quân nhân, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng, người lao động hợp đồng
tại cơ quan, đơn vị.
2. Tủ sách pháp luật được tổ chức từ cấp đại đội độc lập,
tiểu đoàn và tương đương đến cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng.
3. Loại hình tủ sách pháp luật:
a) Tủ sách pháp luật cấp đại đội
độc lập, tiểu đoàn và tương đương, nhằm phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu,
tìm hiểu pháp luật.
b) Tủ sách pháp luật cơ quan, đơn vị cấp trung đoàn và
tương đương trở lên, nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, áp dụng pháp luật.
Điều 18. Nguyên tắc xây dựng, quản lý,
khai thác tủ sách pháp luật
1. Xây dựng tủ sách pháp luật phải thiết thực, Tiết kiệm
và hiệu quả. Các loại sách,
báo, tài liệu trong tủ sách pháp luật phù hợp với tính chất, chức năng, nhiệm
vụ, lĩnh vực hoạt động của cơ quan, đơn vị và đối tượng phục vụ.
2. Nội dung, hình thức phong phú, phù hợp với nhu cầu áp
dụng, nghiên cứu, học tập, tìm hiểu của quân nhân, công nhân quốc phòng, viên
chức quốc phòng, người lao động hợp đồng.
3. Quản lý, khai thác có hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí; thường xuyên
cập nhật, bổ sung sách, báo, tài liệu cho tủ sách.
4. Xây dựng ý thức văn hóa đọc, tự nghiên cứu, tự học tập của quân nhân,
công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng, người lao động hợp đồng trong cơ
quan, đơn vị.
Điều 19. Xây dựng tủ sách pháp luật
1. Chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy cơ quan, đơn vị nơi có tủ sách
pháp luật theo quy định tại Khoản 3 Điều 17 Thông tư này quyết định xây dựng tủ
sách pháp luật và chịu trách nhiệm triển khai thực hiện.
2. Quyết định xây dựng tủ sách pháp luật gồm các nội dung sau:
a) Loại hình tủ sách pháp luật;
b) Địa Điểm đặt tủ sách pháp luật;
c) Các loại sách, báo, tài liệu cơ bản cần có trong tủ sách pháp luật;
d) Người phụ trách tủ sách pháp luật;
đ) Phạm vi và đối tượng phục vụ;
e) Nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ của người phụ trách tủ sách pháp luật;
g) Hoạt động chủ yếu của tủ sách pháp luật; nguồn kinh phí.
3. Căn cứ Điều kiện thực tế, tủ sách pháp luật có thể đặt tại phòng sinh
hoạt tập thể, Phòng Hồ Chí Minh, phòng giao ban, thư viện của cơ quan, đơn vị
hoặc nơi thuận tiện cho việc quản lý, khai thác.
4. Tủ sách pháp luật có các loại sách, báo, tài liệu cơ bản sau:
a) Các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết của Đảng;
b) Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, hoạt
động của cơ quan, đơn vị và của quân nhân, công nhân quốc phòng, viên chức quốc
phòng, người lao động hợp đồng trong cơ quan, đơn vị;
c) Các văn bản về Điều lệnh, Điều lệ, nội quy, quy chế, quy định của Bộ
Quốc phòng và của cơ quan, đơn vị;
d) Sách, tài liệu pháp lý phục vụ cho công tác quản lý, hướng dẫn chuyên
môn, nghiệp vụ, huấn luyện và học tập, tìm hiểu pháp luật; Bản tin pháp luật
của Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Bộ Quốc phòng;
đ) Các loại sách, báo, tài liệu pháp luật khác.
5. Định kỳ sáu tháng, một năm, tủ sách pháp luật được bổ sung văn bản quy
phạm pháp luật mới ban hành. Các tài liệu khác được bổ sung theo nhu cầu.
Điều 20. Quản lý tủ sách pháp luật
1. Chính ủy, chính trị viên, cơ quan chính trị quản lý, chỉ đạo về tổ chức,
hoạt động của tủ sách pháp luật cấp mình.
2. Cơ quan chính trị có trách nhiệm xây dựng hoặc chủ trì, phối hợp với cơ
quan, đơn vị liên quan xây dựng quy chế hoạt động của tủ sách pháp luật trình
thủ trưởng cơ quan, đơn vị ký ban hành; niêm yết tại địa Điểm đặt tủ sách pháp
luật.
3. Quy chế hoạt động của tủ sách pháp luật gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Nguyên tắc xây dựng, quản lý và khai thác tủ sách
pháp luật;
b) Hình thức phục vụ, thời gian phục vụ;
c) Quyền hạn, trách nhiệm của cán bộ phụ trách tủ sách
pháp luật;
d) Trách nhiệm của người đọc, người mượn;
đ) Điều kiện và thủ tục mượn sách, báo, tài liệu pháp
luật;
e) Xử lý đối với các trường hợp làm hư hỏng hoặc làm
mất sách, báo, tài liệu pháp
luật;
g) Nội dung phù hợp khác.
4. Sách, báo, tài liệu pháp luật phải được đăng ký vào sổ và bảo quản theo
quy định của Nhà nước, Bộ Quốc phòng.
...
TÌNH TRẠNG VĂN BẢN (Update 22.09.2023)
THÔNG TƯ 42/2016/TT-BQP: Còn hiệu lực
LINK 1 - TÌM KIẾM SÁCH/TÀI LIỆU ONLINE (GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT)
LINK 2 - TÌM KIẾM SÁCH/TÀI LIỆU ONLINE (GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT)
LINK 3 - TÌM KIẾM SÁCH/TÀI LIỆU ONLINE (GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT)
LINK 4 - TÌM KIẾM SÁCH/TÀI LIỆU ONLINE (GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT)
QUY ĐỊNH CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG BỘ QUỐC
PHÒNG
Căn cứ Luật Phổ biến, giáo
dục pháp luật năm 2012;
Căn cứ Nghị định số
28/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi Tiết một số
Điều và biện pháp thi hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Căn cứ Quyết định số
27/2013/QĐ-TTg ngày 19 tháng 5 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định về
thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp
luật;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ
Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy
định công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong Bộ Quốc phòng.
Thông tư này quy định chế độ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; Ngày
Pháp luật; tủ sách pháp luật; Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật;
báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật; trách nhiệm của cơ quan,
đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp (sau đây viết gọn là cơ quan, đơn vị) và cá nhân;
một số biện pháp bảo đảm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong Bộ Quốc
phòng.
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, đơn vị và cá nhân liên quan đến công
tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong Bộ Quốc phòng.
Điều 3. Chính sách về phổ biến, giáo dục
pháp luật
1. Bộ Quốc phòng bảo đảm nguồn lực cần thiết cho công tác phổ biến, giáo
dục pháp luật phù hợp với nhiệm vụ xây dựng, phát triển Quân đội và tình hình
nhiệm vụ quân sự, quốc phòng.
2. Khuyến khích xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; khen
thưởng cơ quan, đơn vị, cá nhân có đóng góp tích cực trong công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật; xử lý nghiêm minh người có hành vi lợi dụng phổ biến, giáo
dục pháp luật để xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước, Quân đội.
3. Quân nhân, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng, người lao động
hợp đồng trong Quân đội có quyền được thông tin về pháp luật và có trách nhiệm
chủ động tìm hiểu, học tập pháp luật. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị các cấp có
trách nhiệm bảo đảm, tạo Điều kiện cho quân nhân, công nhân quốc phòng, viên
chức quốc phòng, người lao động hợp đồng trong cơ quan, đơn vị mình thực hiện
quyền được thông tin về pháp luật.
Điều 4. Nguyên tắc thực hiện công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật
1. Đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước
và quy định của Bộ Quốc phòng.
2. Bảo đảm phục vụ nhiệm vụ chính trị trung tâm của Quân đội, của cơ quan,
đơn vị; đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng
bước hiện đại, trong đó có những lực lượng tiến thẳng lên hiện đại.
3. Thực hiện đa dạng hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với nhu
cầu, nhiệm vụ, trình độ của đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật, đặc
thù của Quân đội và truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc.
4. Kịp thời, thường xuyên, chất lượng, có trọng tâm, trọng Điểm.
5. Chính xác, đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu, thiết thực; bảo đảm bí mật nhà
nước, bí mật quân sự.
6. Gắn với việc thi hành pháp luật, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế -
xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước.
7. Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị; giữa cơ quan, đơn vị trong
Quân đội với cơ quan, tổ chức ngoài Quân đội; huy động và phát huy vai trò của
các lực lượng, phương tiện tham gia vào công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Điều 5. Quản lý công tác phổ biến, giáo
dục pháp luật
1. Nội dung quản lý công tác phổ biến, giáo dục pháp luật gồm:
a) Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, đề án, kế
hoạch về phổ biến, giáo dục pháp luật;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp
luật;
c) Xây dựng, quản lý, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ phổ biến,
giáo dục pháp luật cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp
luật, cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
d) Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu pháp luật về quân sự, quốc phòng;
đ) Bảo đảm kinh phí, trang bị vật chất cho công tác phổ biến, giáo dục pháp
luật;
e) Thông tin, báo cáo, thống kê, sơ kết, tổng kết, khen thưởng trong công
tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
g) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
h) Hợp tác quốc tế về phổ biến, giáo dục pháp luật.
2. Cơ quan quản lý công tác phổ biến, giáo dục pháp luật gồm:
a) Vụ Pháp chế chịu trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện quản
lý, chỉ đạo, kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong Bộ Quốc
phòng; chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng, trình Bộ
trưởng ban hành chương trình, kế hoạch hàng năm, trung hạn, dài hạn về phổ
biến, giáo dục pháp luật; xây dựng cơ sở dữ liệu pháp luật về quân sự, quốc
phòng; nội dung khác theo quy định của pháp luật.
b) Cục Tuyên huấn chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, hướng dẫn, phối hợp
kiểm tra các cơ quan, đơn vị trong Quân đội về phổ biến, giáo dục pháp luật gắn
với công tác giáo dục chính trị tư tưởng.
c) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị các cấp thực hiện quản lý công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật tại cơ quan, đơn vị mình; chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn
vị trong và ngoài Quân đội tổ chức thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật cho
quân nhân, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng, người lao động hợp đồng
trong cơ quan, đơn vị và nhân dân trên địa bàn đóng quân.
d) Tổ chức pháp chế, cơ quan chính trị, cơ quan được giao phụ trách công
tác pháp chế, phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp chịu trách nhiệm tham mưu,
giúp cấp ủy, chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy cấp mình quản lý, tổ chức
thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
CHẾ ĐỘ CÔNG
TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
Điều 6. Xây dựng, ban hành kế hoạch công
tác phổ biến, giáo dục pháp luật
1. Căn cứ nghị quyết của Quân ủy Trung ương, định hướng công tác quân sự,
quốc phòng, tình hình kinh tế - xã hội và yêu cầu thực tiễn công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật, Vụ Pháp chế xây dựng kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật của Bộ Quốc phòng, lấy ý kiến tham gia của các thành viên Hội đồng
Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Bộ Quốc phòng và cơ quan, đơn vị có liên
quan, trình Bộ trưởng ký ban hành trước ngày 25 tháng 12 hàng năm.
2. Căn cứ kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Quốc phòng
và tình hình nhiệm vụ, Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị và các tổng cục;
các quân khu, quân chủng, binh chủng, quân đoàn, binh đoàn; các Bộ Tư lệnh: Bộ
đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ đô Hà Nội;
Ban Cơ yếu Chính phủ; Viện Khoa học công nghệ quân sự; Trung tâm Nhiệt đới Việt
– Nga; các học viện, trường sĩ quan, bệnh viện, doanh nghiệp trực thuộc Bộ xây
dựng kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm của cơ quan, đơn
vị mình; đồng thời chỉ đạo việc ban hành kế hoạch của cấp thuộc quyền. Kế hoạch
do chính ủy, chính trị viên hoặc người chỉ huy ký ban hành.
3. Xây dựng, Điều chỉnh kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phải
thông qua Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cùng cấp; cơ quan, đơn
vị không có Hội đồng phải xin ý kiến cơ quan, đơn vị liên quan trước khi trình
người có thẩm quyền ký ban hành.
4. Ban hành kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật theo chương trình, đề án
thực hiện theo chỉ đạo của Bộ Quốc phòng đối với từng chương trình, đề án.
Điều 7. Nội dung kế hoạch công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật
1. Mục đích, yêu cầu;
2. Các nội dung, nhiệm vụ trọng tâm, cơ bản thực hiện trong năm; trong đó
xác định cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp thực hiện đối với từng nhiệm vụ,
biện pháp, tiến độ thực hiện, thời gian hoàn thành;
3. Kinh phí bảo đảm;
4. Tổ chức thực hiện;
5. Nội dung khác theo yêu cầu nhiệm vụ và tình hình cơ quan, đơn vị.
Điều 8. Chế độ báo cáo, thông tin phổ
biến, giáo dục pháp luật
1. Hình thức báo cáo: Báo cáo
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, đơn vị thể hiện bằng văn
bản, do chính ủy, chính trị viên
hoặc người chỉ huy ký ban hành.
2. Loại báo cáo gồm:
a) Báo cáo định kỳ. Báo cáo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
định kỳ được lập hàng năm theo các kỳ: Quý I, sáu tháng, quý III và một năm.
b) Báo cáo đột xuất. Báo
cáo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đột xuất được thực hiện khi có yêu
cầu của cấp có thẩm quyền hoặc thực tiễn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
tại cơ quan, đơn vị phát sinh vụ việc, vấn đề cần đề xuất, kiến nghị cơ quan
cấp trên có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
3. Nội dung báo cáo: Thực hiện theo mẫu báo cáo công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật quy định tại phụ lục I và các biểu mẫu quy định tại phụ lục II ban
hành kèm theo Thông tư này.
4. Thời kỳ lấy số liệu báo cáo và thời hạn báo cáo:
a) Thời kỳ lấy số liệu báo cáo:
Báo cáo quý I được tính từ ngày 01 tháng 12 năm trước đến hết ngày 28 tháng
2 năm báo cáo;
Báo cáo sáu tháng được tính từ ngày 01 tháng 12 năm trước đến hết ngày 31
tháng 5 năm báo cáo;
Báo cáo quý III được tính từ ngày 01 tháng 6 đến hết ngày 31 tháng 8;
Báo cáo năm được tính từ ngày 01 tháng 12 năm trước đến hết ngày 30 tháng
11 năm báo cáo.
b) Thời hạn báo cáo: Báo cáo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của các
cơ quan, đơn vị quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư này gửi về Bộ Quốc phòng
chậm nhất không quá 20 ngày, kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo. Trường
hợp thời hạn báo cáo trùng vào ngày nghỉ theo quy định của pháp luật thì thời
hạn tính vào ngày làm việc liền sau ngày nghỉ.
5. Dự thảo báo cáo công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, đơn vị các cấp phải được lấy ý kiến của
thành viên Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cấp báo cáo; nơi
không có Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thì lấy ý kiến cơ quan,
đơn vị liên quan trước khi trình người có thẩm quyền ký ban hành. Báo cáo được
gửi đến cơ quan có thẩm quyền, thành viên Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục
pháp luật cấp báo cáo và cơ quan, đơn vị liên quan.
6. Trên cơ sở báo cáo của cơ
quan, đơn vị và kết quả theo dõi công tác phổ biến, giáo dục pháp luật:
a) Cơ quan phụ trách công tác
phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ
quan, đơn vị các cấp trong Quân đội tổng hợp, xây dựng báo cáo, lấy ý
kiến tham gia vào dự thảo trước khi trình chính ủy, chính trị viên hoặc người
chỉ huy ký ban hành, gửi cấp có thẩm quyền.
b) Vụ Pháp chế tổng hợp, xây
dựng báo cáo của Bộ Quốc phòng, lấy ý kiến của thành viên Hội đồng Phối hợp phổ
biến, giáo dục pháp luật Bộ Quốc phòng trước khi trình Bộ trưởng ký ban hành,
gửi Bộ Tư pháp tổng hợp, báo cáo Chính phủ theo quy định.
7. Cơ quan được giao phụ trách
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, đơn vị cấp dưới phải thông
tin kịp thời tình hình công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, đơn
vị mình với tổ chức pháp chế và cơ quan chính trị cấp trên.
Điều 9. Kiểm
tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
1. Kiểm tra công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật được thực hiện theo kế hoạch hoặc kiểm tra đột xuất khi cần
thiết. Trường hợp kiểm tra theo kế hoạch thì kế hoạch kiểm tra phải được gửi
đến cơ quan, đơn vị được kiểm tra trước thời Điểm kiểm tra ít nhất bẩy ngày làm
việc.
2. Kế hoạch kiểm tra phải xác
định rõ Mục đích, yêu cầu, đối tượng, nội dung, phương pháp kiểm tra, thời hạn,
thời Điểm kiểm tra, thành phần đoàn kiểm tra, thành phần đơn vị được kiểm tra.
3. Hoạt động kiểm tra được tiến
hành độc lập hoặc kết hợp với kiểm tra, nắm tình hình công tác khác; bảo đảm
đúng quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng về công tác kiểm tra.
4. Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp
với cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu, giúp Thủ trưởng Bộ Quốc phòng tổ chức
các đoàn của Bộ Quốc phòng kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại
cơ quan, đơn vị các cấp trong toàn quân.
5. Tổ chức pháp chế, cơ quan
được giao phụ trách công tác pháp chế, phổ biến, giáo dục pháp luật ở các cơ
quan, đơn vị giúp cấp ủy, chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy tổ chức kiểm
tra tại cấp mình và cơ quan, đơn vị thuộc quyền.
6. Kết luận kiểm tra được thể
hiện bằng văn bản và gửi đến cơ quan, người có thẩm quyền quản lý công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật, cơ quan, đơn vị được kiểm tra, thành viên đoàn kiểm
tra và cơ quan, đơn vị liên quan.
Mục 2. ĐỐI
TƯỢNG, NỘI DUNG, HÌNH THỨC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
Điều 10. Đối tượng phổ biến, giáo dục pháp
luật
1. Quân nhân, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng, người lao động
hợp đồng tại cơ quan, đơn vị các cấp trong Quân đội.
2. Lực lượng dự bị động viên,
dân quân tự vệ trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc trong thời gian phối
thuộc với Quân đội thực hiện nhiệm vụ chiến đấu, phục vụ chiến đấu; công dân
được trưng tập phục vụ trong Quân đội.
3. Cán bộ, nhân dân trong thời
gian huấn luyện, giáo dục, đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng tại các trung tâm giáo
dục quốc phòng và an ninh, cơ sở giáo dục đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện của
Quân đội.
4. Người đang chấp hành án phạt
tù, người bị tạm giữ, tạm giam tại các cơ sở giam giữ trong Bộ Quốc phòng.
5. Cán bộ, nhân dân trên địa bàn
đóng quân, địa bàn được giao đảm nhiệm.
Điều 11.
Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật
1. Chủ trương, quan Điểm của
Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, hợp tác và hội
nhập quốc tế, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quốc
phòng, an ninh của đất nước.
2. Quy định của Hiến pháp, pháp
luật; trọng tâm là các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực quân sự, quốc
phòng, an ninh và liên quan trực tiếp đến tiêu chuẩn chính trị, vật chất, hậu
cần, sinh hoạt, học tập, công tác của quân nhân, công nhân quốc phòng, viên
chức quốc phòng, người lao động hợp đồng trong Quân đội.
3. Các Điều ước quốc tế mà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc công nhận, các thỏa thuận
quốc tế.
4. Điều lệnh, Điều lệ, kỷ luật
quân đội và quy định về giáo dục, rèn luyện, quản lý bộ đội, chuyên môn nghiệp
vụ không chứa thông tin bí mật.
5. Các nội dung nhằm xây dựng ý
thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của Nhà nước, kỷ luật của Quân đội; ý
thức bảo vệ pháp luật, kỷ luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật, kỷ luật;
gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật, kỷ luật.
6. Các nội dung giáo dục về nhà
nước và pháp luật trong các cơ sở giáo dục thuộc Bộ Quốc phòng.
Điều 12.
Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật
1. Tổ chức lên lớp tập trung
trực tiếp; nói chuyện pháp luật; tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; cung cấp
thông tin, tài liệu pháp luật.
2. Thông qua phương tiện thông
tin đại chúng, hệ thống thông tin nội bộ, mạng thông tin điện tử toàn cầu,
bảng, biển, biểu ngữ, tranh cổ động; niêm yết tại cơ quan, đơn vị; tủ sách pháp
luật, túi sách pháp luật, bảng tin, bản tin của cơ quan, đơn vị, khu dân cư.
3. Thi tìm hiểu pháp luật, diễn
đàn, tọa đàm, sân khấu hóa, Ngày Pháp luật.
4. Thông qua thực hiện nhiệm vụ
chuyên môn hàng ngày của quân nhân, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng,
lao động hợp đồng trong Quân đội; công tác Điều tra, kiểm sát, xét xử, thi hành
án, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, trợ giúp pháp lý, hỗ trợ pháp
lý, hòa giải ở cơ sở; công tác dân vận và hoạt động khác của cơ quan, đơn vị.
5. Lồng ghép trong giao ban,
sinh hoạt tập trung, thông báo thời sự, giáo dục chính trị; hoạt động văn hóa,
văn nghệ, sinh hoạt của tổ chức đoàn thể, hội đồng quân nhân, câu lạc bộ và các
thiết chế văn hóa khác ở cơ sở.
6. Thông qua chương trình giáo
dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện của Quân
đội.
7. Họp báo, thông cáo báo chí.
8. Các hình thức phổ biến, giáo
dục pháp luật khác phù hợp với từng đối tượng và không trái quy định của Nhà
nước, Quân đội, thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Điều 13.
Loại hình và thời gian tổ chức Ngày Pháp luật
1. Ngày Pháp luật nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngày 09 tháng 11 hàng năm.
2. Ngày Pháp luật trong Quân đội
được tổ chức định kỳ mỗi tháng một lần. Căn cứ tình hình cụ thể của cơ quan,
đơn vị, chính ủy, chính trị viên thống nhất với người chỉ huy lựa chọn, quyết
định thời gian, cấp tổ chức thực hiện Ngày Pháp luật trong Quân đội tại cơ
quan, đơn vị mình cho phù hợp.
Điều 14.
Nội dung Ngày Pháp luật
1. Khẳng định vị trí, vai trò
của Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước và Điều lệnh, Điều lệ, quy định của Bộ
Quốc phòng trong quản lý nhà nước, đời sống xã hội và xây dựng Quân đội.
2. Giáo dục quân nhân, công nhân
quốc phòng, viên chức quốc phòng, người lao động hợp đồng trong Quân đội và
nhân dân ý thức tôn trọng, chấp hành và bảo vệ pháp luật; lợi ích của việc chấp
hành pháp luật.
3. Tuyên truyền, phổ biến các
quy định trong Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước, Điều lệnh, Điều lệ, quy định
của Bộ Quốc phòng và cơ quan, đơn vị thiết thực với đời sống của quân nhân,
công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng, người lao động hợp đồng trong Quân
đội và nhân dân, gắn với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
4. Vận động quân nhân, công nhân
quốc phòng, viên chức quốc phòng, người lao động hợp đồng trong Quân đội và
nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, kỷ luật.
5. Biểu dương, khen thưởng tập
thể, cá nhân tiêu biểu trong xây dựng pháp luật, thực thi pháp luật, phổ biến,
giáo dục pháp luật; nêu gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật;
kiểm Điểm, rút kinh nghiệm nhằm khắc phục hạn chế, yếu kém của tập thể, cá nhân
trong xây dựng pháp luật, thực thi pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật.
6. Nội dung khác theo hướng dẫn
của cơ quan chức năng trong Bộ Quốc phòng và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 15.
Hình thức tổ chức Ngày Pháp luật
1. Mít tinh, hội thảo, tọa đàm,
đối thoại, thi tìm hiểu pháp luật, sân khấu hóa.
2. Diễu hành tuyên truyền, phổ
biến pháp luật lưu động; triển lãm sách báo, mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật
kết hợp tuyên truyền, phổ biến nội dung pháp luật của Nhà nước, Điều lệnh, Điều
lệ, quy định của Bộ Quốc phòng.
3. Lên lớp tập trung trực tiếp,
nói chuyện chuyên đề pháp luật có sự tham gia của báo cáo viên pháp luật, tuyên
truyền viên pháp luật; học tập pháp luật thông qua việc nghiên cứu tài liệu,
sách pháp luật.
4. Tiến hành các hoạt động tư
vấn, trợ giúp, hỗ trợ pháp lý; hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; cung cấp thông
tin, tài liệu pháp luật.
5. Tăng cường dung lượng, thời
lượng tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống thông tin nội
bộ, bảng, biển, biểu, tranh cổ động; niêm yết tại cơ quan, đơn vị, khu dân cư.
6. Sưu tầm tài liệu, sách, báo
pháp luật bổ sung cho tủ sách pháp luật.
7. Lồng ghép việc phổ biến, giáo
dục pháp luật với việc tổ chức nội dung sinh hoạt khác của cơ quan, đơn vị, địa
phương.
8. Các hình thức khác không trái
quy định của Nhà nước, Bộ Quốc phòng, thuần phong mỹ tục của dân tộc; theo
hướng dẫn của cơ quan chức năng trong Bộ Quốc phòng, cơ quan nhà nước có thẩm
quyền.
Điều 16.
Trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện Ngày Pháp luật
1. Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp
với Cục Tuyên huấn và cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ
Quốc phòng chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra thực hiện Ngày Pháp luật trong
Quân đội.
2. Cục Tuyên huấn và cơ quan,
đơn vị liên quan có trách nhiệm phối hợp với Vụ Pháp chế hướng dẫn, đôn đốc,
kiểm tra việc thực hiện Ngày Pháp luật trong Quân đội.
3. Chính ủy, chính trị viên,
người chỉ huy cơ quan, đơn vị các cấp chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, tổ
chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện Ngày Pháp luật tại cơ quan, đơn vị
mình; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Ngày Pháp luật đối với cơ
quan, đơn vị cấp dưới thuộc quyền.
4. Cơ quan được giao phụ trách công
tác phổ biến, giáo dục pháp luật chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Hội
đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cùng cấp và cơ quan, đơn vị liên
quan tổ chức thực hiện Ngày Pháp luật tại cấp mình; đôn đốc, nắm tình hình thực
hiện Ngày Pháp luật của cơ quan, đơn vị cấp dưới báo cáo chính ủy, chính trị
viên, người chỉ huy cấp mình.
Điều 17. Vị trí, vai trò và
loại hình tủ sách pháp luật
1. Tủ sách pháp luật là một hình thức phổ biến, giáo dục
pháp luật; nơi lưu giữ các văn bản về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước, Điều lệnh, Điều lệ, quy định của Bộ Quốc phòng và của cơ
quan, đơn vị nhằm phục vụ nhu cầu công tác, học tập, nghiên cứu, tìm hiểu của
quân nhân, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng, người lao động hợp đồng
tại cơ quan, đơn vị.
2. Tủ sách pháp luật được tổ chức từ cấp đại đội độc lập,
tiểu đoàn và tương đương đến cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng.
3. Loại hình tủ sách pháp luật:
a) Tủ sách pháp luật cấp đại đội
độc lập, tiểu đoàn và tương đương, nhằm phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu,
tìm hiểu pháp luật.
b) Tủ sách pháp luật cơ quan, đơn vị cấp trung đoàn và
tương đương trở lên, nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, áp dụng pháp luật.
Điều 18. Nguyên tắc xây dựng, quản lý,
khai thác tủ sách pháp luật
1. Xây dựng tủ sách pháp luật phải thiết thực, Tiết kiệm
và hiệu quả. Các loại sách,
báo, tài liệu trong tủ sách pháp luật phù hợp với tính chất, chức năng, nhiệm
vụ, lĩnh vực hoạt động của cơ quan, đơn vị và đối tượng phục vụ.
2. Nội dung, hình thức phong phú, phù hợp với nhu cầu áp
dụng, nghiên cứu, học tập, tìm hiểu của quân nhân, công nhân quốc phòng, viên
chức quốc phòng, người lao động hợp đồng.
3. Quản lý, khai thác có hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí; thường xuyên
cập nhật, bổ sung sách, báo, tài liệu cho tủ sách.
4. Xây dựng ý thức văn hóa đọc, tự nghiên cứu, tự học tập của quân nhân,
công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng, người lao động hợp đồng trong cơ
quan, đơn vị.
Điều 19. Xây dựng tủ sách pháp luật
1. Chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy cơ quan, đơn vị nơi có tủ sách
pháp luật theo quy định tại Khoản 3 Điều 17 Thông tư này quyết định xây dựng tủ
sách pháp luật và chịu trách nhiệm triển khai thực hiện.
2. Quyết định xây dựng tủ sách pháp luật gồm các nội dung sau:
a) Loại hình tủ sách pháp luật;
b) Địa Điểm đặt tủ sách pháp luật;
c) Các loại sách, báo, tài liệu cơ bản cần có trong tủ sách pháp luật;
d) Người phụ trách tủ sách pháp luật;
đ) Phạm vi và đối tượng phục vụ;
e) Nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ của người phụ trách tủ sách pháp luật;
g) Hoạt động chủ yếu của tủ sách pháp luật; nguồn kinh phí.
3. Căn cứ Điều kiện thực tế, tủ sách pháp luật có thể đặt tại phòng sinh
hoạt tập thể, Phòng Hồ Chí Minh, phòng giao ban, thư viện của cơ quan, đơn vị
hoặc nơi thuận tiện cho việc quản lý, khai thác.
4. Tủ sách pháp luật có các loại sách, báo, tài liệu cơ bản sau:
a) Các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết của Đảng;
b) Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, hoạt
động của cơ quan, đơn vị và của quân nhân, công nhân quốc phòng, viên chức quốc
phòng, người lao động hợp đồng trong cơ quan, đơn vị;
c) Các văn bản về Điều lệnh, Điều lệ, nội quy, quy chế, quy định của Bộ
Quốc phòng và của cơ quan, đơn vị;
d) Sách, tài liệu pháp lý phục vụ cho công tác quản lý, hướng dẫn chuyên
môn, nghiệp vụ, huấn luyện và học tập, tìm hiểu pháp luật; Bản tin pháp luật
của Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Bộ Quốc phòng;
đ) Các loại sách, báo, tài liệu pháp luật khác.
5. Định kỳ sáu tháng, một năm, tủ sách pháp luật được bổ sung văn bản quy
phạm pháp luật mới ban hành. Các tài liệu khác được bổ sung theo nhu cầu.
Điều 20. Quản lý tủ sách pháp luật
1. Chính ủy, chính trị viên, cơ quan chính trị quản lý, chỉ đạo về tổ chức,
hoạt động của tủ sách pháp luật cấp mình.
2. Cơ quan chính trị có trách nhiệm xây dựng hoặc chủ trì, phối hợp với cơ
quan, đơn vị liên quan xây dựng quy chế hoạt động của tủ sách pháp luật trình
thủ trưởng cơ quan, đơn vị ký ban hành; niêm yết tại địa Điểm đặt tủ sách pháp
luật.
3. Quy chế hoạt động của tủ sách pháp luật gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Nguyên tắc xây dựng, quản lý và khai thác tủ sách
pháp luật;
b) Hình thức phục vụ, thời gian phục vụ;
c) Quyền hạn, trách nhiệm của cán bộ phụ trách tủ sách
pháp luật;
d) Trách nhiệm của người đọc, người mượn;
đ) Điều kiện và thủ tục mượn sách, báo, tài liệu pháp
luật;
e) Xử lý đối với các trường hợp làm hư hỏng hoặc làm
mất sách, báo, tài liệu pháp
luật;
g) Nội dung phù hợp khác.
4. Sách, báo, tài liệu pháp luật phải được đăng ký vào sổ và bảo quản theo
quy định của Nhà nước, Bộ Quốc phòng.
...
TÌNH TRẠNG VĂN BẢN (Update 22.09.2023)
THÔNG TƯ 42/2016/TT-BQP: Còn hiệu lực
LINK 1 - TÌM KIẾM SÁCH/TÀI LIỆU ONLINE (GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT)
LINK 2 - TÌM KIẾM SÁCH/TÀI LIỆU ONLINE (GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT)
LINK 3 - TÌM KIẾM SÁCH/TÀI LIỆU ONLINE (GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT)
LINK 4 - TÌM KIẾM SÁCH/TÀI LIỆU ONLINE (GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT)

%20(1).png)

.png)
Không có nhận xét nào: