123doc Tiểu luận tâm lý học lãnh đạo (21 trang)



Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý luôn giữ vai trò hết sức quan trọng. Họ là những người được Đảng, Nhà nước và nhân dân tin tưởng, trao cho chức vụ, quyền hạn, với trọng trách thay mặt nhân dân điều hành việc thực hiện các chủ trương, chính sách, các nhiệm vụ xây dựng đất nước. Bởi vậy, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý phải là những người có tâm huyết, có năng lực nghiệp vụ, trình độ lí luận chính trị cao. Đặc biệt phải có uy tín, có phẩm chất đạo đức cách mạng để xứng đáng là người cầm lái, đứng mũi chịu sào.

Uy tín là một vấn đề trung tâm, một phạm trù cơ bản và quan trọng của tâm lý học lãnh đạo, quản lý. Trong lịch sử xã hội loài người, uy tín xuất hiện và phát huy tác dụng cùng với mối quan hệ giữa con người với con người, giữa lãnh đạo, quản lý, người cầm quyền, với người bị lãnh đạo, quản lý, người dưới quyền. Uy tín được xem xét và đánh giá như một hiện tượng tâm lý xã hội đặc biệt, phản ánh thực chất các mối quan hệ đó. Trong thực tiễn lãnh đạo, quản lý, uy tín trở thành một tiêu chuẩn có tính tổng hợp quan trọng bậc nhất của người lãnh đạo, quản lý. Nếu thiếu uy tín, uy tín thấp hoặc mất uy tín thì không thể lãnh đạo, quản lý có hiệu quả.

Hiện nay tình trạng giảm sút và mất uy tín ở một bộ phận không nhỏ cán bộ lãnh đạo, quản lý đang gây ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của tổ chức Đảng, Nhà nước và đoàn thể nhân dân. Như Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng ta đã nhận định: “Tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy tội, chạy bằng cấp, huân chương chưa được khắc phục”[4, tr.174]. Việc củng cố và nâng cao uy tín của cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp các ngành trở thành một yêu cầu quan trọng, một nhiệm vụ bức thiết không chỉ đối với tổ chức lãnh đạo, quản lý mà còn là yêu cầu và nhiệm vụ hàng đầu của chính mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Vì vậy, việc nghiên cứu về người lãnh đạo, quản lý, hiểu rõ bản chất của uy tín, các yếu tố hợp thành uy tín, các điều kiện và biện pháp cần thiết để gây dựng, củng cố, nâng cao uy tín người lãnh đạo, quản lý hiện nay là một yêu cầu cấp bách trong công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm đảm bảo thắng lợi cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện được mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Phần thứ nhất

Quan niệm về uy tín và những yếu tố hợp thành uy tín người lãnh đạo, quản lý.

* Quan niệm về uy tín

Uy tín là vấn đề xã hội được nhiều ngành khoa học nghiên cứu. Tâm lý học nghiên cứu uy tín người lãnh đạo, quản lý với tư cách là một hiện tượng tâm lý xã hội, một loại quan hệ đặc thù của con người.

Thuật ngữ “Uy tín” được nghiên cứu, tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau: có nguồn ngốc từ tiếng La tinh Autortas – nghĩa là ảnh hưởng, quyền uy và sự thừa nhận…

Uy tín là một hiện tượng xã hội đặc biệt, phản ánh mối quan hệ của con người. Uy tín là sự kết hợp cả uy và tín. Là quyền uy của chủ thể và sự tín nhiệm của khách thể.

Vậy uy tín của người lãnh đạo là quyền uy, sự ảnh hưởng, tác động của chủ thể lãnh đạo, quản lý đối với khách thể bị lãnh đạo, quản lý và được sự thừa nhận, tín nhiệm họ.

Sự ảnh hưởng, thừa nhận ở đây được thể hiện thông qua sự tiếp nhận, tín nhiệm bằng nhận thức, trí tuệ tạo thành niềm tin và sức mạnh của ý chí. Đó được gọi là uy tín đích thực, thuần khiết, uy tín thực chất không pha sự miễn cưỡng và giả tạo của chủ thể có uy tín.

Uy tín là một vấn đề phức tạp, còn nhiều bàn luận. Thông qua các quan điểm cơ bản có tính chất phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tương Hồ Chí Minh về những vấn đề thuộc về uy tín, càng thấy rõ hơn vai trò của uy tín trong việc xây dựng và quản lý xã hội.

Ph. Ăngghen viết: “chúng ta vừa thấy được rằng một mặt, một uy quyền nhất định, không kể uy quyền đó được tạo dựng bằng cách nào, và mặt khác một sự phùng tùng nhất định đều là những điều kiện trong bất cứ tổ chức xã hội nào, cũng đều do những điều kiện vật chất trong đó tiến hành sản xuất và lưu thông sản phẩm làm cho trở thành tất yếu đối với chúng ta.”[1, tr.421] 

Ph. Ăngghen giải thích rõ thêm: “Quyền uy nói ở đây là ý chí của người khác mà người ta buộc chúng ta phải tiếp thu” [1, tr.418]. Mặt khác, “quyền uy nhất định lấy sự phục tùng làm tiền đề”. Uy quyền phải được xác lập trên cơ sở của sự phục tùng và làm theo, phải được mọi người thừa nhận, kính phục và làm theo, thậm chí đến mức tự nguyện. Chúng ta thấy, uy tín bao giờ cũng thuộc về một chủ thể nhất định. Đó có thể là một cá nhân, một tập thể hay một tổ chức nào đó. Chính chủ thể quyết định uy tín của họ; quyết định về mức độ cũng như phạm vi ảnh hưởng tác động, về sức cảm hóa, thuyết phục người khác. Uy tín của một cán bộ lãnh đạo, quản lý không đơn thuần do uy quyền, hay ý chí chủ quan của họ, mà nó còn gồm cả sự tín nhiệm của quần chúng. Uy tín của người lãnh đạo, quản lý do bản thân của họ quyết định, nhưng không đồng nhất với uy quyền, với uy thế, uy vũ, uy lực, uy danh, tín nhiệm…







Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý luôn giữ vai trò hết sức quan trọng. Họ là những người được Đảng, Nhà nước và nhân dân tin tưởng, trao cho chức vụ, quyền hạn, với trọng trách thay mặt nhân dân điều hành việc thực hiện các chủ trương, chính sách, các nhiệm vụ xây dựng đất nước. Bởi vậy, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý phải là những người có tâm huyết, có năng lực nghiệp vụ, trình độ lí luận chính trị cao. Đặc biệt phải có uy tín, có phẩm chất đạo đức cách mạng để xứng đáng là người cầm lái, đứng mũi chịu sào.

Uy tín là một vấn đề trung tâm, một phạm trù cơ bản và quan trọng của tâm lý học lãnh đạo, quản lý. Trong lịch sử xã hội loài người, uy tín xuất hiện và phát huy tác dụng cùng với mối quan hệ giữa con người với con người, giữa lãnh đạo, quản lý, người cầm quyền, với người bị lãnh đạo, quản lý, người dưới quyền. Uy tín được xem xét và đánh giá như một hiện tượng tâm lý xã hội đặc biệt, phản ánh thực chất các mối quan hệ đó. Trong thực tiễn lãnh đạo, quản lý, uy tín trở thành một tiêu chuẩn có tính tổng hợp quan trọng bậc nhất của người lãnh đạo, quản lý. Nếu thiếu uy tín, uy tín thấp hoặc mất uy tín thì không thể lãnh đạo, quản lý có hiệu quả.

Hiện nay tình trạng giảm sút và mất uy tín ở một bộ phận không nhỏ cán bộ lãnh đạo, quản lý đang gây ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của tổ chức Đảng, Nhà nước và đoàn thể nhân dân. Như Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng ta đã nhận định: “Tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy tội, chạy bằng cấp, huân chương chưa được khắc phục”[4, tr.174]. Việc củng cố và nâng cao uy tín của cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp các ngành trở thành một yêu cầu quan trọng, một nhiệm vụ bức thiết không chỉ đối với tổ chức lãnh đạo, quản lý mà còn là yêu cầu và nhiệm vụ hàng đầu của chính mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Vì vậy, việc nghiên cứu về người lãnh đạo, quản lý, hiểu rõ bản chất của uy tín, các yếu tố hợp thành uy tín, các điều kiện và biện pháp cần thiết để gây dựng, củng cố, nâng cao uy tín người lãnh đạo, quản lý hiện nay là một yêu cầu cấp bách trong công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm đảm bảo thắng lợi cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện được mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Phần thứ nhất

Quan niệm về uy tín và những yếu tố hợp thành uy tín người lãnh đạo, quản lý.

* Quan niệm về uy tín

Uy tín là vấn đề xã hội được nhiều ngành khoa học nghiên cứu. Tâm lý học nghiên cứu uy tín người lãnh đạo, quản lý với tư cách là một hiện tượng tâm lý xã hội, một loại quan hệ đặc thù của con người.

Thuật ngữ “Uy tín” được nghiên cứu, tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau: có nguồn ngốc từ tiếng La tinh Autortas – nghĩa là ảnh hưởng, quyền uy và sự thừa nhận…

Uy tín là một hiện tượng xã hội đặc biệt, phản ánh mối quan hệ của con người. Uy tín là sự kết hợp cả uy và tín. Là quyền uy của chủ thể và sự tín nhiệm của khách thể.

Vậy uy tín của người lãnh đạo là quyền uy, sự ảnh hưởng, tác động của chủ thể lãnh đạo, quản lý đối với khách thể bị lãnh đạo, quản lý và được sự thừa nhận, tín nhiệm họ.

Sự ảnh hưởng, thừa nhận ở đây được thể hiện thông qua sự tiếp nhận, tín nhiệm bằng nhận thức, trí tuệ tạo thành niềm tin và sức mạnh của ý chí. Đó được gọi là uy tín đích thực, thuần khiết, uy tín thực chất không pha sự miễn cưỡng và giả tạo của chủ thể có uy tín.

Uy tín là một vấn đề phức tạp, còn nhiều bàn luận. Thông qua các quan điểm cơ bản có tính chất phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tương Hồ Chí Minh về những vấn đề thuộc về uy tín, càng thấy rõ hơn vai trò của uy tín trong việc xây dựng và quản lý xã hội.

Ph. Ăngghen viết: “chúng ta vừa thấy được rằng một mặt, một uy quyền nhất định, không kể uy quyền đó được tạo dựng bằng cách nào, và mặt khác một sự phùng tùng nhất định đều là những điều kiện trong bất cứ tổ chức xã hội nào, cũng đều do những điều kiện vật chất trong đó tiến hành sản xuất và lưu thông sản phẩm làm cho trở thành tất yếu đối với chúng ta.”[1, tr.421] 

Ph. Ăngghen giải thích rõ thêm: “Quyền uy nói ở đây là ý chí của người khác mà người ta buộc chúng ta phải tiếp thu” [1, tr.418]. Mặt khác, “quyền uy nhất định lấy sự phục tùng làm tiền đề”. Uy quyền phải được xác lập trên cơ sở của sự phục tùng và làm theo, phải được mọi người thừa nhận, kính phục và làm theo, thậm chí đến mức tự nguyện. Chúng ta thấy, uy tín bao giờ cũng thuộc về một chủ thể nhất định. Đó có thể là một cá nhân, một tập thể hay một tổ chức nào đó. Chính chủ thể quyết định uy tín của họ; quyết định về mức độ cũng như phạm vi ảnh hưởng tác động, về sức cảm hóa, thuyết phục người khác. Uy tín của một cán bộ lãnh đạo, quản lý không đơn thuần do uy quyền, hay ý chí chủ quan của họ, mà nó còn gồm cả sự tín nhiệm của quần chúng. Uy tín của người lãnh đạo, quản lý do bản thân của họ quyết định, nhưng không đồng nhất với uy quyền, với uy thế, uy vũ, uy lực, uy danh, tín nhiệm…





M_tả
M_tả

Chuyên mục:

Không có nhận xét nào: