Đánh giá thực hiện công việc tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Ninh Bình, Phạm Thị Hồng Nhung
Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Tác giả đưa ra khái niệm có liên quan và tầm quan trọng của đánh giá thực hiện công việc. Đây là một hoạt động quản lý nguồn nhân lực quan trọng và luôn luôn tồn tại trong tất cả các tổ chức. Đánh giá thực hiện công việc không chỉ là trách nhiệm và quyền lợi của tổ chức và người lao động mà còn là giai đoạn lãnh đạo và nhân viên cùng nhìn lại quá trình thực hiện của mình, so sánh giữa mục tiêu đặt ra và kết quả đạt được, để từ đó có kế hoạch hành động tiếp theo. Người lãnh đạo cần đặt ra những tiêu chuẩn đánh giá rõ ràng, có qui trình thực hiện công khai, minh bạch. Bên cạnh đó, quan tâm đến phát triển nhân viên, giúp nhân viên nâng cao khả năng làm việc, trau dồi các kiến thức chuyên môn. Đánh giá thực hiện công việc là cơ hội chứng minh năng lực cá nhân trước lãnh đạo, cơ hội để lắng nghe góp ý, phê bình để phát triển tốt hơn. Thái độ tiếp thu tích cực sẽ giúp cá nhân trưởng thành hơn trong sự nghiệp và cuộc sống.
Chương 2: Thực trạng đánh giá thực hiện công việc tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Ninh Bình
Công tác Đánh giá thực hiện công việc tại BV Sản Nhi tỉnh Ninh Bình đã đạt được những thành tựu nhất định, kết quả đánh giá thực hiện công việc giúp cho nhân viên y tế biết được mức độ hoàn thiện công việc của mình, giúp lãnh đạo Bệnh viện ra các quyết định nhân sự như: đào tạo và phát triển, bổ nhiệm, lương, khen thưởng, kỷ luật, các đãi ngộ khác....Tuy nhiên, đánh gía thực hiện công việc tại Bệnh viện còn tồn tại một số hạn chế, qui trình đánh giá không còn phù hợp với yêu cầu thực tế. Nguyên nhân do nhận thức về đánh giá thực hiện công việc từ Ban lãnh đạo Bệnh viện, từ người lao động. Nguyên nhân thứ hai đến từ sự thiếu kiến thức chuyên ngành nhân sự trong đánh giá thực hiện công việc của người đánh giá, cuối cùng là tư tưởng cào bằng trong tư duy hành chính nhà nước.
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng đánh giá thực hiện công việc tại Bệnh viện Sản nhi tỉnh Ninh Bình: nâng cao nhận thức cho lãnh đạo bệnh viện và nhân viên y tế về tác dụng, tầm quan trọng của đánh giá thực hiện công việc trong tổ chức, chuyên môn hoá đội ngũ nhân sự. Quan trọng nhất, xây dựng các qui trình đánh giá trên cơ sở khoa học, Sử dụng các tiêu chuẩn đánh giá theo mô hình ASK và chỉ số KPI để lượng hoá các tiêu chuẩn đem lại kết quả đánh giá thực hiện công việc chính xác, khách quan.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Xây dựng qui trình đánh giá thực hiện công việc có các tiêu chuẩn đánh giá theo mô hình ASK và chỉ số KPI.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Giải pháp ứng dụng mô hình ASK và tiêu chuẩn KPI vào đánh giá thực hiện công việc tại Bệnh viện Sản nhi tỉnh Ninh Bình.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Tác giả đưa ra khái niệm có liên quan và tầm quan trọng của đánh giá thực hiện công việc. Đây là một hoạt động quản lý nguồn nhân lực quan trọng và luôn luôn tồn tại trong tất cả các tổ chức. Đánh giá thực hiện công việc không chỉ là trách nhiệm và quyền lợi của tổ chức và người lao động mà còn là giai đoạn lãnh đạo và nhân viên cùng nhìn lại quá trình thực hiện của mình, so sánh giữa mục tiêu đặt ra và kết quả đạt được, để từ đó có kế hoạch hành động tiếp theo. Người lãnh đạo cần đặt ra những tiêu chuẩn đánh giá rõ ràng, có qui trình thực hiện công khai, minh bạch. Bên cạnh đó, quan tâm đến phát triển nhân viên, giúp nhân viên nâng cao khả năng làm việc, trau dồi các kiến thức chuyên môn. Đánh giá thực hiện công việc là cơ hội chứng minh năng lực cá nhân trước lãnh đạo, cơ hội để lắng nghe góp ý, phê bình để phát triển tốt hơn. Thái độ tiếp thu tích cực sẽ giúp cá nhân trưởng thành hơn trong sự nghiệp và cuộc sống.
Chương 2: Thực trạng đánh giá thực hiện công việc tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Ninh Bình
Công tác Đánh giá thực hiện công việc tại BV Sản Nhi tỉnh Ninh Bình đã đạt được những thành tựu nhất định, kết quả đánh giá thực hiện công việc giúp cho nhân viên y tế biết được mức độ hoàn thiện công việc của mình, giúp lãnh đạo Bệnh viện ra các quyết định nhân sự như: đào tạo và phát triển, bổ nhiệm, lương, khen thưởng, kỷ luật, các đãi ngộ khác....Tuy nhiên, đánh gía thực hiện công việc tại Bệnh viện còn tồn tại một số hạn chế, qui trình đánh giá không còn phù hợp với yêu cầu thực tế. Nguyên nhân do nhận thức về đánh giá thực hiện công việc từ Ban lãnh đạo Bệnh viện, từ người lao động. Nguyên nhân thứ hai đến từ sự thiếu kiến thức chuyên ngành nhân sự trong đánh giá thực hiện công việc của người đánh giá, cuối cùng là tư tưởng cào bằng trong tư duy hành chính nhà nước.
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng đánh giá thực hiện công việc tại Bệnh viện Sản nhi tỉnh Ninh Bình: nâng cao nhận thức cho lãnh đạo bệnh viện và nhân viên y tế về tác dụng, tầm quan trọng của đánh giá thực hiện công việc trong tổ chức, chuyên môn hoá đội ngũ nhân sự. Quan trọng nhất, xây dựng các qui trình đánh giá trên cơ sở khoa học, Sử dụng các tiêu chuẩn đánh giá theo mô hình ASK và chỉ số KPI để lượng hoá các tiêu chuẩn đem lại kết quả đánh giá thực hiện công việc chính xác, khách quan.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Xây dựng qui trình đánh giá thực hiện công việc có các tiêu chuẩn đánh giá theo mô hình ASK và chỉ số KPI.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Giải pháp ứng dụng mô hình ASK và tiêu chuẩn KPI vào đánh giá thực hiện công việc tại Bệnh viện Sản nhi tỉnh Ninh Bình.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
Không có nhận xét nào: