Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy nghiền bi trong công nghiệp xi măng



Máy nghiền bi là loại máy nghiền mà bên trong có chứa hỗn hợp gồm cả vật liệu cần nghiền và vật nghiền (bi, đạn, ...) trong buồng nghiền. Tuy kích thước của buồng nghiền rất khác nhau, song hay gặp hơn cả là loại buồng nghiền dạng hình trụ (máy nghiền bi), hoặc dạng hình ống (máy nghiền ống).




Nguyên lý hoạt động của máy nghiền bi



Khi làm việc, nhờ vỏ máy 1 quay (hình 1) mà một số vật nghiền 2 (hình 1) vừa quay cùng với vỏ, đồng thời vừa quay quanh trục của chính nó, tạo ra chuyển động tương đối của vật liệu. Nhờ vậy mà vật liệu được nghiền nhỏ do bị ép và miết vỡ.



Đồng thời, nhờ lực ma sát với vỏ máy và lực ly tâm, một số vật nghiền khác được nâng lên độ cao nhất định và rơi xuống để nghiền nhỏ vật liệu. Như vậy ở máy nghiền bi, vật liệu được nghiền chủ yếu do đập vỡ (bi đập vào vật liệu khi rơi từ trên cao xuống, vật liệu đập vào nhau, vật liệu tự đập vỡ do đập vào thành tang nghiền thùng nghiền) và mài vỡ khi các viên vật liệu cọ xát vào nhau trong quá trình chuyển động trong thùng nghiền.







Phân loại máy nghiền bi


Tùy từng loại máy nghiền và yêu cầu kỹ thuật, vật nghiền thường có các hình dạng khác nhau, song hay gặp hơn cả là dạng hình cầu (bi), dạng hình trụ đạn (hình 2). Vật nghiền cũng có thể được chế tạo từ các vật liệu khác nhau như thép cacbon, thép hợp kim, gang cầu, đá, sứ, ... song thường vật nghiền được chế tạo từ kim loại có độ chịu mài mòn cao.



Máy nghiền bi dạng trống (dạng tang) thường được dùng trong công nghệ hóa học, sản xuất gốm sứ hoặc nghiền quặng trong luyện kim. Khi yêu cầu độ mịn cao, năng suất lớn như trong công nghiệp xi măng thì ta chủ yếu dùng máy nghiền ống có tỉ số L/D từ 3 ÷ 6.

Về mặt cấu tạo, máy nghiền bi thường bao gồm các bộ phận chủ yếu như cửa cấp liệu, vỏ, ổ trục, nối trục, hệ truyền và chuyển động, vật nghiền, vòng cách, tấm lot, ... (hình 3)




Tuy nhiên, cấu tạo, kết cấu cũng như việc bố trí liên kết giữa các bộ phận này là rất khác nhau.




Máy nghiền bi được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau:


1. Theo tỉ lệ giữa chiều dài buồng nghiền L và đường kính D ta có thể phân ra:


- Khi L/D ≤ 2: Máy nghiền bi dạng trống (máy nghiền bi dạng tang)

- Khi L/D = 2 ÷ 6: Máy nghiền bi dạng ống (máy nghiền ống)


2. Theo số lượng buồng nghiền có thể phân thành: Máy nghiền 1 buồng (hình 4a), hai buồng (hình 4b,c), ba buồng (hình 4d).



3. Theo sơ đồ hệ thống truyền động ta có thể phân thành: Hệ truyền động ăn khớp và hệ truyền động không ăn khớp. Ở hệ truyền động ăn khớp lại phân thành hệ truyền động trung tâm, truyền động chu vi, ...

4. Theo phương pháp nạp và xả liệu ta thường phân thành: Máy nghiền nạp và xả liệu ở 1 cửa, nạp vào 1 cửa và xả ra theo chu vi, nạp và xả liệu qua 2 cửa nằm ở cổ trục (hình 4a), nạp vào 2 cửa ở 2 cổ trục, xả ở trung tâm (hình 4c), ...


Ngoài ra còn có máy nghiền bi mà không có vật nghiền (bi). Ở các loại máy này, ta thường lợi dụng độ cao nâng vật liệu để tạo nên lượng nghiền chính, vì vậy, đường kính thùng nghiền thường lớn hơn nhiều so với chiều dài của chúng.





NGUỒN THAM KHẢO: SÁCH - Máy & Thiết bị và Hệ thống nghiền mịn (PGS.TS. Vũ Liêm Chính Cb)






TÀI LIỆU THAM KHẢO:


SÁCH - Máy & Thiết bị và Hệ thống nghiền mịn (PGS.TS. Vũ Liêm Chính Cb)


LINK DOWNLOAD


TÀI LIỆU - Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy nghiền bi


LINK DOWNLOAD


Principle of Mechanical Report on - Ball Mill


LINK DOWNLOAD


Ball Mill Grinding Process Handbook (HeidelbergCement Group)


LINK DOWNLOAD


Ball mill optimization (Dhaka, Bangladesh)


LINK DOWNLOAD


Ball Mill Optimization (LAFARGE CEMENT)


LINK DOWNLOAD


Grinding with Ball Mill Systems (Holcim)


LINK DOWNLOAD



VIDEO THAM KHẢO:
















Chúc các bạn thành công!



Máy nghiền bi là loại máy nghiền mà bên trong có chứa hỗn hợp gồm cả vật liệu cần nghiền và vật nghiền (bi, đạn, ...) trong buồng nghiền. Tuy kích thước của buồng nghiền rất khác nhau, song hay gặp hơn cả là loại buồng nghiền dạng hình trụ (máy nghiền bi), hoặc dạng hình ống (máy nghiền ống).




Nguyên lý hoạt động của máy nghiền bi



Khi làm việc, nhờ vỏ máy 1 quay (hình 1) mà một số vật nghiền 2 (hình 1) vừa quay cùng với vỏ, đồng thời vừa quay quanh trục của chính nó, tạo ra chuyển động tương đối của vật liệu. Nhờ vậy mà vật liệu được nghiền nhỏ do bị ép và miết vỡ.



Đồng thời, nhờ lực ma sát với vỏ máy và lực ly tâm, một số vật nghiền khác được nâng lên độ cao nhất định và rơi xuống để nghiền nhỏ vật liệu. Như vậy ở máy nghiền bi, vật liệu được nghiền chủ yếu do đập vỡ (bi đập vào vật liệu khi rơi từ trên cao xuống, vật liệu đập vào nhau, vật liệu tự đập vỡ do đập vào thành tang nghiền thùng nghiền) và mài vỡ khi các viên vật liệu cọ xát vào nhau trong quá trình chuyển động trong thùng nghiền.







Phân loại máy nghiền bi


Tùy từng loại máy nghiền và yêu cầu kỹ thuật, vật nghiền thường có các hình dạng khác nhau, song hay gặp hơn cả là dạng hình cầu (bi), dạng hình trụ đạn (hình 2). Vật nghiền cũng có thể được chế tạo từ các vật liệu khác nhau như thép cacbon, thép hợp kim, gang cầu, đá, sứ, ... song thường vật nghiền được chế tạo từ kim loại có độ chịu mài mòn cao.



Máy nghiền bi dạng trống (dạng tang) thường được dùng trong công nghệ hóa học, sản xuất gốm sứ hoặc nghiền quặng trong luyện kim. Khi yêu cầu độ mịn cao, năng suất lớn như trong công nghiệp xi măng thì ta chủ yếu dùng máy nghiền ống có tỉ số L/D từ 3 ÷ 6.

Về mặt cấu tạo, máy nghiền bi thường bao gồm các bộ phận chủ yếu như cửa cấp liệu, vỏ, ổ trục, nối trục, hệ truyền và chuyển động, vật nghiền, vòng cách, tấm lot, ... (hình 3)




Tuy nhiên, cấu tạo, kết cấu cũng như việc bố trí liên kết giữa các bộ phận này là rất khác nhau.




Máy nghiền bi được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau:


1. Theo tỉ lệ giữa chiều dài buồng nghiền L và đường kính D ta có thể phân ra:


- Khi L/D ≤ 2: Máy nghiền bi dạng trống (máy nghiền bi dạng tang)

- Khi L/D = 2 ÷ 6: Máy nghiền bi dạng ống (máy nghiền ống)


2. Theo số lượng buồng nghiền có thể phân thành: Máy nghiền 1 buồng (hình 4a), hai buồng (hình 4b,c), ba buồng (hình 4d).



3. Theo sơ đồ hệ thống truyền động ta có thể phân thành: Hệ truyền động ăn khớp và hệ truyền động không ăn khớp. Ở hệ truyền động ăn khớp lại phân thành hệ truyền động trung tâm, truyền động chu vi, ...

4. Theo phương pháp nạp và xả liệu ta thường phân thành: Máy nghiền nạp và xả liệu ở 1 cửa, nạp vào 1 cửa và xả ra theo chu vi, nạp và xả liệu qua 2 cửa nằm ở cổ trục (hình 4a), nạp vào 2 cửa ở 2 cổ trục, xả ở trung tâm (hình 4c), ...


Ngoài ra còn có máy nghiền bi mà không có vật nghiền (bi). Ở các loại máy này, ta thường lợi dụng độ cao nâng vật liệu để tạo nên lượng nghiền chính, vì vậy, đường kính thùng nghiền thường lớn hơn nhiều so với chiều dài của chúng.





NGUỒN THAM KHẢO: SÁCH - Máy & Thiết bị và Hệ thống nghiền mịn (PGS.TS. Vũ Liêm Chính Cb)






TÀI LIỆU THAM KHẢO:


SÁCH - Máy & Thiết bị và Hệ thống nghiền mịn (PGS.TS. Vũ Liêm Chính Cb)


LINK DOWNLOAD


TÀI LIỆU - Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy nghiền bi


LINK DOWNLOAD


Principle of Mechanical Report on - Ball Mill


LINK DOWNLOAD


Ball Mill Grinding Process Handbook (HeidelbergCement Group)


LINK DOWNLOAD


Ball mill optimization (Dhaka, Bangladesh)


LINK DOWNLOAD


Ball Mill Optimization (LAFARGE CEMENT)


LINK DOWNLOAD


Grinding with Ball Mill Systems (Holcim)


LINK DOWNLOAD



VIDEO THAM KHẢO:
















Chúc các bạn thành công!

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: