ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA BÀI TẬP VẬN ĐỘNG KẾT HỢP VỚI ĐIỆN CHÂM VÀ BÀI "ĐỘC HOẠT KÝ SINH THANG" TRÊN BỆNH NHÂN THOÁI HÓA KHỚP GỐI (Phạm Thị Thúy)



Thoái hóa khớp (THK) là bệnh lý thường gặp ở mọi quốc gia, chủng tộc và vùng địa lý. Đây là một bệnh mạn tính bao gồm tổn thương sụn khớp là chủ yếu, kèm theo tổn thương xương dưới sụn, dây chằng, các cơ cạnh khớp và màng hoạt dịch. Thoái hóa khớp được đặc trưng bởi các rối loạn cấu trúc và chức năng của một hoặc nhiều khớp hoặc cột sống. Có khoảng 18% nữ và 9,5% nam giới trên toàn cầu mắc bệnh THK nói chung trong đó THK gối chiếm 15% dân số [1], [2]. Ở Việt Nam, chưa có số liệu thống kê chung, nhưng theo số liệu của Bệnh viện Bạch Mai (1991- 2000) thì tỉ lệ THK đứng hàng thứ ba (4,66%) trong các bệnh có tổn thương khớp nói chung, trong đó THK gối chiếm 56,5% tổng số các bệnh khớp do thoái hóa cần điều trị nội trú [3]. 

Khớp gối bị thoái hóa không những làm ảnh hưởng đến khả năng lao động và sinh hoạt của người bệnh mà còn để lại di chứng đau kéo dài, biến dạng trục chi dưới, mất vững và giới hạn tầm vận động khớp gối [4]. Ngày nay, cùng với sự già đi của dân số và tỷ lệ bệnh béo phì ngày càng gia tăng thì số lượng người bị THK gối cũng tăng lên đáng kể. Tổng số bệnh nhân sử dụng biện pháp thay khớp gối ở Hoa Kỳ đã tăng gấp đôi từ năm 1998-2008 [5] và năm 2009 có khoảng 900.000 trường hợp phải nhập viện để phẫu thuật thay khớp háng và khớp gối liên quan đến thoái hóa, chi phí điều trị lên tới 42 tỷ USD [6]. Ở Việt Nam mỗi đợt điều trị nội khoa THK khoảng 2 – 4 triệu VNĐ, chưa kể đến chi phí cho các dịch vụ khác liên quan đến điều trị [7]. Điều đó cho thấy thoái hóa khớp tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống và gây tổn hại kinh tế của người bệnh. Thoái hóa khớp là nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật ở người trung niên và người cao tuổi với tỷ lệ dự kiến sẽ tăng lên 40% vào năm 2025 [8]. Mặc dù nền y học đã có những bước phát triển vượt bậc nhưng đến nay vẫn chưa có một phương pháp nào điều trị khỏi hoàn toàn THK. Y học hiện đại (YHHĐ) có nhiều phương pháp điều trị thoái hóa khớp như điều trị nội khoa dùng các nhóm thuốc giảm đau, chống viêm, chống thoái hóa khớp, tiêm Acid Hyaluronic nội khớp… hoặc điều trị ngoại khoa thay khớp gối nhân tạo. Theo Y học cổ truyền (YHCT) thoái hóa khớp gối có bệnh danh là Hạc tất phong thuộc phạm vi chứng tý, nguyên nhân do phong, hàn, thấp xâm phạm cùng với can thận hư mà gây nên bệnh. Việc điều trị thường kết hợp giữa phương pháp dùng thuốc YHCT với các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, xoa bóp bấm huyệt [9], [10]. Một trong số các bài thuốc cổ phương hay được sử dụng điều trị THK gối trên lâm sàng là bài “Độc hoạt ký sinh thang” có tác dụng trừ phong thấp chỉ thống tý, dưỡng can thận, bổ khí huyết, có tác dụng tốt với các chứng đau mạn tính. Bên cạnh đó, phục hồi chức năng (PHCN) trong điều trị THK gối cũng đóng vai trò quan trọng trong việc lấy lại chức năng khớp gối và tránh để lại di chứng cứng khớp sau này. Trên thực tiễn lâm sàng, việc kết hợp giữa các phương pháp điều trị của YHCT với các phương pháp vật lý trị liệu (VLTL) ngày càng phổ biến và đem lại kết quả tốt trong điều trị. Trong đó, bài tập vận động khớp gối với ưu điểm dễ thực hiện, không tốn kém chi phí và có thể áp dụng tại cộng đồng cho hiệu quả khả quan đang là vấn đề được quan tâm. Để tận dụng các ưu điểm trong kết hợp giữa YHHĐ và YHCT với mục đích nâng cao hiệu quả điều trị, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá tác dụng của bài tập vận động kết hợp với điện châm và bài Độc hoạt ký sinh thang trên bệnh nhân thoái hóa khớp gối” với các mục tiêu sau: 1. Đánh giá hiệu quả lâm sàng của bài tập vận động kết hợp với điện châm và bài Độc hoạt ký sinh thang trên bệnh nhân thoái hóa khớp gối. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị.



LINK THƯ VIỆN CÁC TRƯỜNG ĐH/CĐ ĐỂ MƯỢN TÀI LIỆU/XEM ONLINE


LINK MƯỢN TÀI LIỆU THƯ VIỆN 1



LINK ĐẶT MUA TÀI LIỆU ONLINE


LINK ĐẶT MUA TÀI LIỆU ONLINE 1




LINK DOWNLOAD (UPDATING...)



Thoái hóa khớp (THK) là bệnh lý thường gặp ở mọi quốc gia, chủng tộc và vùng địa lý. Đây là một bệnh mạn tính bao gồm tổn thương sụn khớp là chủ yếu, kèm theo tổn thương xương dưới sụn, dây chằng, các cơ cạnh khớp và màng hoạt dịch. Thoái hóa khớp được đặc trưng bởi các rối loạn cấu trúc và chức năng của một hoặc nhiều khớp hoặc cột sống. Có khoảng 18% nữ và 9,5% nam giới trên toàn cầu mắc bệnh THK nói chung trong đó THK gối chiếm 15% dân số [1], [2]. Ở Việt Nam, chưa có số liệu thống kê chung, nhưng theo số liệu của Bệnh viện Bạch Mai (1991- 2000) thì tỉ lệ THK đứng hàng thứ ba (4,66%) trong các bệnh có tổn thương khớp nói chung, trong đó THK gối chiếm 56,5% tổng số các bệnh khớp do thoái hóa cần điều trị nội trú [3]. 

Khớp gối bị thoái hóa không những làm ảnh hưởng đến khả năng lao động và sinh hoạt của người bệnh mà còn để lại di chứng đau kéo dài, biến dạng trục chi dưới, mất vững và giới hạn tầm vận động khớp gối [4]. Ngày nay, cùng với sự già đi của dân số và tỷ lệ bệnh béo phì ngày càng gia tăng thì số lượng người bị THK gối cũng tăng lên đáng kể. Tổng số bệnh nhân sử dụng biện pháp thay khớp gối ở Hoa Kỳ đã tăng gấp đôi từ năm 1998-2008 [5] và năm 2009 có khoảng 900.000 trường hợp phải nhập viện để phẫu thuật thay khớp háng và khớp gối liên quan đến thoái hóa, chi phí điều trị lên tới 42 tỷ USD [6]. Ở Việt Nam mỗi đợt điều trị nội khoa THK khoảng 2 – 4 triệu VNĐ, chưa kể đến chi phí cho các dịch vụ khác liên quan đến điều trị [7]. Điều đó cho thấy thoái hóa khớp tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống và gây tổn hại kinh tế của người bệnh. Thoái hóa khớp là nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật ở người trung niên và người cao tuổi với tỷ lệ dự kiến sẽ tăng lên 40% vào năm 2025 [8]. Mặc dù nền y học đã có những bước phát triển vượt bậc nhưng đến nay vẫn chưa có một phương pháp nào điều trị khỏi hoàn toàn THK. Y học hiện đại (YHHĐ) có nhiều phương pháp điều trị thoái hóa khớp như điều trị nội khoa dùng các nhóm thuốc giảm đau, chống viêm, chống thoái hóa khớp, tiêm Acid Hyaluronic nội khớp… hoặc điều trị ngoại khoa thay khớp gối nhân tạo. Theo Y học cổ truyền (YHCT) thoái hóa khớp gối có bệnh danh là Hạc tất phong thuộc phạm vi chứng tý, nguyên nhân do phong, hàn, thấp xâm phạm cùng với can thận hư mà gây nên bệnh. Việc điều trị thường kết hợp giữa phương pháp dùng thuốc YHCT với các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, xoa bóp bấm huyệt [9], [10]. Một trong số các bài thuốc cổ phương hay được sử dụng điều trị THK gối trên lâm sàng là bài “Độc hoạt ký sinh thang” có tác dụng trừ phong thấp chỉ thống tý, dưỡng can thận, bổ khí huyết, có tác dụng tốt với các chứng đau mạn tính. Bên cạnh đó, phục hồi chức năng (PHCN) trong điều trị THK gối cũng đóng vai trò quan trọng trong việc lấy lại chức năng khớp gối và tránh để lại di chứng cứng khớp sau này. Trên thực tiễn lâm sàng, việc kết hợp giữa các phương pháp điều trị của YHCT với các phương pháp vật lý trị liệu (VLTL) ngày càng phổ biến và đem lại kết quả tốt trong điều trị. Trong đó, bài tập vận động khớp gối với ưu điểm dễ thực hiện, không tốn kém chi phí và có thể áp dụng tại cộng đồng cho hiệu quả khả quan đang là vấn đề được quan tâm. Để tận dụng các ưu điểm trong kết hợp giữa YHHĐ và YHCT với mục đích nâng cao hiệu quả điều trị, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá tác dụng của bài tập vận động kết hợp với điện châm và bài Độc hoạt ký sinh thang trên bệnh nhân thoái hóa khớp gối” với các mục tiêu sau: 1. Đánh giá hiệu quả lâm sàng của bài tập vận động kết hợp với điện châm và bài Độc hoạt ký sinh thang trên bệnh nhân thoái hóa khớp gối. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị.



LINK THƯ VIỆN CÁC TRƯỜNG ĐH/CĐ ĐỂ MƯỢN TÀI LIỆU/XEM ONLINE


LINK MƯỢN TÀI LIỆU THƯ VIỆN 1



LINK ĐẶT MUA TÀI LIỆU ONLINE


LINK ĐẶT MUA TÀI LIỆU ONLINE 1




LINK DOWNLOAD (UPDATING...)

M_tả
M_tả

Chuyên mục:

Không có nhận xét nào: