Nghiên cứu điều trị không mổ vỡ lách do chấn thương tại bệnh viện Việt Đức giai đoạn 2006 - 2007 (Phạm Văn Thuyên)



Lách là một tạng đặc, nằm trong ổ bụng ở vùng dưới sườn trái, trong chấn thương bụng ngực vỡ lách là thương tổn chiếm tỷ lệ cao nhất 1, 7, 32, 38, 80, 78, chính vì vậy việc điều trị vỡ lách do chấn thương luôn là một vấn đề được quan tâm ở hầu hết các cơ sở ngoại khoa. Trước đây, tất cả các trường hợp lách vỡ đều được cắt bỏ, ngay cả khi chỉ là một thương tổn nhẹ, mặc dù những nguyên lý của việc điều trị không mổ vỡ lách đã được biết tới ngay từ thế kỷ XVI (Zaccarelli 1549, Baloni 1578, Viard 1590), trường hợp cắt lách bán phần đầu tiên đã được Matthias thực hiện vào năm 1678. Năm 1919, Morris và Bullook 62 đã lưu ý rằng cắt lách là một yếu tố làm cho con người dễ bị nhiễm khuẩn. Nhưng chỉ từ sau phát hiện của King và Shumaker 56 về tình trạng nhiễm khuẩn tối cấp gặp trên 5 trẻ em đã bị cắt lách mà ông gọi là “hội chứng nhiễm khuẩn tối cấp sau cắt lách”, viết theo thuật ngữ tiếng Anh là OPSI (Overwhelming Post Splenectomy Infection), và sau đó là những hiểu biết ngày càng sâu hơn về chức năng của lách và đặc biệt là chức năng miễn dịch và thanh lọc máu của cơ thể 39, 41, 56, 60, 62, 64, thì vấn đề bảo tồn lách mới được đặt ra một cách có hệ thống. Năm 1968, Upahyaya và Simpon 71 thông báo 48 trường hợp điều trị vỡ lách không mổ thành công ở trẻ em và sau đó phương pháp này đã được chú ý. Ngày nay phương pháp này đã trở thành một phương pháp điều trị được áp dụng rộng rãi trên thế giới . Điều trị không mổ trong trường hợp vỡ lách do chấn thương ở trẻ em khi tình trạng huyết động ổn định đã đem lại kết quả tốt 71, 75.

 Tuy nhiên, việc áp dụng điều trị không mổ cho người lớn cho tỷ lệ thành công rất khác nhau và là vấn đề còn bàn cãi 8. Tại Việt Nam, vấn đề điều trị bảo tồn lách vỡ chỉ được đặt ra từ những năm 80 của thế kỷ 20, với thông báo hai ca khâu lách của Nguyễn Lung và Đoàn Thanh Tùng 16 và sau đó là những nghiên cứu có hệ thống của Trần Bình Giang và cộng sự 8 về phẫu thuật bảo tồn lách . Từ thời kỳ đó, điều trị vỡ lách không mổ cũng đã bắt đầu được chú ý và thực hiện tại một số cơ sở ngoại khoa, trong những năm gần đây nhờ sự phát triển vượt bậc của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh như chụp CLVT, chụp cộng hưởng từ và sự tiến bộ của chuyên ngành hồi sức cũng như các tiến bộ trong theo dõi, điều trị. Việc điều trị không mổ vỡ lách do chấn thương ngày càng được chú ý và bước đầu đã đem lại một số kết quả khả quan. Để đưa ra được những kết luận có thể ứng dụng phương pháp điều trị không mổ vỡ lách do chấn thương một cách có hệ thống, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu điều trị không mổ vỡ lách do chấn thương tại bệnh viện Việt Đức giai đoạn 2006 - 2007” với hai mục đích :


1. Nhận xét về chỉ định không phẫu thuật vỡ lách do chấn thương.

 2. Đánh giá kết quả điều trị ban đầu không phẫu thuật vỡ lách do chấn thương.



LINK ĐẶT MUA TÀI LIỆU ONLINE


LINK ĐẶT MUA TÀI LIỆU ONLINE 1


INBOX HỖ TRỢ MUA TÀI LIỆU (90 % GIÁ GỐC)



LINK DOWNLOAD (UPDATING...)



Lách là một tạng đặc, nằm trong ổ bụng ở vùng dưới sườn trái, trong chấn thương bụng ngực vỡ lách là thương tổn chiếm tỷ lệ cao nhất 1, 7, 32, 38, 80, 78, chính vì vậy việc điều trị vỡ lách do chấn thương luôn là một vấn đề được quan tâm ở hầu hết các cơ sở ngoại khoa. Trước đây, tất cả các trường hợp lách vỡ đều được cắt bỏ, ngay cả khi chỉ là một thương tổn nhẹ, mặc dù những nguyên lý của việc điều trị không mổ vỡ lách đã được biết tới ngay từ thế kỷ XVI (Zaccarelli 1549, Baloni 1578, Viard 1590), trường hợp cắt lách bán phần đầu tiên đã được Matthias thực hiện vào năm 1678. Năm 1919, Morris và Bullook 62 đã lưu ý rằng cắt lách là một yếu tố làm cho con người dễ bị nhiễm khuẩn. Nhưng chỉ từ sau phát hiện của King và Shumaker 56 về tình trạng nhiễm khuẩn tối cấp gặp trên 5 trẻ em đã bị cắt lách mà ông gọi là “hội chứng nhiễm khuẩn tối cấp sau cắt lách”, viết theo thuật ngữ tiếng Anh là OPSI (Overwhelming Post Splenectomy Infection), và sau đó là những hiểu biết ngày càng sâu hơn về chức năng của lách và đặc biệt là chức năng miễn dịch và thanh lọc máu của cơ thể 39, 41, 56, 60, 62, 64, thì vấn đề bảo tồn lách mới được đặt ra một cách có hệ thống. Năm 1968, Upahyaya và Simpon 71 thông báo 48 trường hợp điều trị vỡ lách không mổ thành công ở trẻ em và sau đó phương pháp này đã được chú ý. Ngày nay phương pháp này đã trở thành một phương pháp điều trị được áp dụng rộng rãi trên thế giới . Điều trị không mổ trong trường hợp vỡ lách do chấn thương ở trẻ em khi tình trạng huyết động ổn định đã đem lại kết quả tốt 71, 75.

 Tuy nhiên, việc áp dụng điều trị không mổ cho người lớn cho tỷ lệ thành công rất khác nhau và là vấn đề còn bàn cãi 8. Tại Việt Nam, vấn đề điều trị bảo tồn lách vỡ chỉ được đặt ra từ những năm 80 của thế kỷ 20, với thông báo hai ca khâu lách của Nguyễn Lung và Đoàn Thanh Tùng 16 và sau đó là những nghiên cứu có hệ thống của Trần Bình Giang và cộng sự 8 về phẫu thuật bảo tồn lách . Từ thời kỳ đó, điều trị vỡ lách không mổ cũng đã bắt đầu được chú ý và thực hiện tại một số cơ sở ngoại khoa, trong những năm gần đây nhờ sự phát triển vượt bậc của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh như chụp CLVT, chụp cộng hưởng từ và sự tiến bộ của chuyên ngành hồi sức cũng như các tiến bộ trong theo dõi, điều trị. Việc điều trị không mổ vỡ lách do chấn thương ngày càng được chú ý và bước đầu đã đem lại một số kết quả khả quan. Để đưa ra được những kết luận có thể ứng dụng phương pháp điều trị không mổ vỡ lách do chấn thương một cách có hệ thống, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu điều trị không mổ vỡ lách do chấn thương tại bệnh viện Việt Đức giai đoạn 2006 - 2007” với hai mục đích :


1. Nhận xét về chỉ định không phẫu thuật vỡ lách do chấn thương.

 2. Đánh giá kết quả điều trị ban đầu không phẫu thuật vỡ lách do chấn thương.



LINK ĐẶT MUA TÀI LIỆU ONLINE


LINK ĐẶT MUA TÀI LIỆU ONLINE 1


INBOX HỖ TRỢ MUA TÀI LIỆU (90 % GIÁ GỐC)



LINK DOWNLOAD (UPDATING...)

M_tả
M_tả

Chuyên mục:

Không có nhận xét nào: