SÁCH - Mô hình đô thị ven biển có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu (Mai Trọng Nhuận Cb)
Vùng ven biển Việt Nam có chiều dài đường bờ biển hơn 3.200 km, giàu tài nguyên nhưng cũng chịu tác động mạnh bởi nhiều tai biến (bão, lũ, xói lở, nhiễm mặn…), có vị trí đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Mặt khác, đới ven biển Việt Nam là sản phẩm của các quá trình địa chất, thủy văn, hải văn, khí tượng, sinh học và hoạt động nhân sinh, rất nhạy cảm với biến đổi khí hậu, thiên tai và các hoạt động kinh tế - xã hội, đặc biệt là đô thị hóa tự phát.
Đô thị hóa ở Việt Nam đang diễn ra rất nhanh, nhất là khu vực ven biển, chưa phù hợp với định hướng phát triển bền vững, đã làm trầm trọng thêm các tác động và tổn thương do biến đổi khí hậu, thiên tai. Các đô thị ven biển chịu ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ trước biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Các tỉnh và thành phố nước ta như Hải Phòng, Quy Nhơn, Đà Nẵng, Cần Thơ… đã xây dựng và ban hành kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu, trong đó đưa ra nhiều giải pháp nhằm giảm nhẹ thiệt hại và rủi ro do thiên tai. Một số thành phố cũng đã hướng đến xây dựng “thành phố sinh thái” (thành phố Hội An), “thành phố đáng sống” (thành phố Đà Nẵng). Tuy nhiên, hầu hết các đô thị ven biển Việt Nam chưa thực hiện xây dựng mô hình đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu để phát triển bền vững và chủ động ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu.
Trên thế giới, đã có nhiều mô hình đô thị hướng đến phát triển bền vững, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và sinh thái như Symbio (Thụy Điển), Drobak (Na Uy), Amsterdam (Hà Lan)… Tuy nhiên, để xây dựng và áp dụng thành công các mô hình này ở nước ta, cần tính đến điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa, tài nguyên và môi trường cụ thể của mỗi vùng, miền. Chính vì vậy, cần xây dựng và triển khai mô hình đô thị ven biển Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu để phát triển bền vững.
Cuốn sách "Mô hình đô thị ven biển có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu" cung cấp cho bạn đọc cơ sở lý thuyết, cơ sở thực tiễn, phương pháp xây dựng, cấu trúc, nội dung và điều kiện thực hiện mô hình đô thị ven biển Việt Nam có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu. Các kết quả trình bày trong cuốn sách có thể là tài liệu tham khảo cho các đô thị ven biển vận dụng thực hiện nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua lồng ghép những nội dung của mô hình đô thị vào chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển bền vững; làm căn cứ cho tư vấn khảo sát, thiết kế các dự án đầu tư xây dựng đô thị ven biển bền vững và thích ứng tốt với biến đổi khí hậu; mở rộng hợp tác với mạng lưới đô thị trong nước và quốc tế để nâng cao khả năng chống chịu, thích ứng với biến đổi khí hậu và thịnh vượng của đô thị.
LINK ĐẶT MUA SÁCH ONLINE
LINK DOWNLOAD (UPDATING...)
Vùng ven biển Việt Nam có chiều dài đường bờ biển hơn 3.200 km, giàu tài nguyên nhưng cũng chịu tác động mạnh bởi nhiều tai biến (bão, lũ, xói lở, nhiễm mặn…), có vị trí đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Mặt khác, đới ven biển Việt Nam là sản phẩm của các quá trình địa chất, thủy văn, hải văn, khí tượng, sinh học và hoạt động nhân sinh, rất nhạy cảm với biến đổi khí hậu, thiên tai và các hoạt động kinh tế - xã hội, đặc biệt là đô thị hóa tự phát.
Đô thị hóa ở Việt Nam đang diễn ra rất nhanh, nhất là khu vực ven biển, chưa phù hợp với định hướng phát triển bền vững, đã làm trầm trọng thêm các tác động và tổn thương do biến đổi khí hậu, thiên tai. Các đô thị ven biển chịu ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ trước biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Các tỉnh và thành phố nước ta như Hải Phòng, Quy Nhơn, Đà Nẵng, Cần Thơ… đã xây dựng và ban hành kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu, trong đó đưa ra nhiều giải pháp nhằm giảm nhẹ thiệt hại và rủi ro do thiên tai. Một số thành phố cũng đã hướng đến xây dựng “thành phố sinh thái” (thành phố Hội An), “thành phố đáng sống” (thành phố Đà Nẵng). Tuy nhiên, hầu hết các đô thị ven biển Việt Nam chưa thực hiện xây dựng mô hình đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu để phát triển bền vững và chủ động ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu.
Trên thế giới, đã có nhiều mô hình đô thị hướng đến phát triển bền vững, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và sinh thái như Symbio (Thụy Điển), Drobak (Na Uy), Amsterdam (Hà Lan)… Tuy nhiên, để xây dựng và áp dụng thành công các mô hình này ở nước ta, cần tính đến điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa, tài nguyên và môi trường cụ thể của mỗi vùng, miền. Chính vì vậy, cần xây dựng và triển khai mô hình đô thị ven biển Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu để phát triển bền vững.
Cuốn sách "Mô hình đô thị ven biển có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu" cung cấp cho bạn đọc cơ sở lý thuyết, cơ sở thực tiễn, phương pháp xây dựng, cấu trúc, nội dung và điều kiện thực hiện mô hình đô thị ven biển Việt Nam có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu. Các kết quả trình bày trong cuốn sách có thể là tài liệu tham khảo cho các đô thị ven biển vận dụng thực hiện nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua lồng ghép những nội dung của mô hình đô thị vào chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển bền vững; làm căn cứ cho tư vấn khảo sát, thiết kế các dự án đầu tư xây dựng đô thị ven biển bền vững và thích ứng tốt với biến đổi khí hậu; mở rộng hợp tác với mạng lưới đô thị trong nước và quốc tế để nâng cao khả năng chống chịu, thích ứng với biến đổi khí hậu và thịnh vượng của đô thị.
LINK ĐẶT MUA SÁCH ONLINE
LINK DOWNLOAD (UPDATING...)
Không có nhận xét nào: