LỌC DẦU MÁY NÉN KHÍ TRỤC VÍT NGÂM DẦU: GIỚI THIỆU, CẤU TẠO VÀ LẮP ĐẶT

LỌC DẦU MÁY NÉN KHÍ TRỤC VÍT NGÂM DẦU: GIỚI THIỆU, CẤU TẠO VÀ LẮP ĐẶT

A.        GIỚI THIỆU


        Lọc dầu là một thiết bị quan trọng trong máy nén khí trục vít ngâm dầu. Nó được sử dụng để loại bỏ các hạt cặn bẩn hoặc sạn có chứa trong dầu trước khi dầu quay về bôi trơn trục vít máy nén. Các chất bẩn này sẽ làm tắc nghẹt bộ tách dầu, làm hỏng các vòng bi, gây mòn xước bề mặt trục vít làm giảm tuổi thọ cũng như hiệu suất máy nén khí.

        Hầu hết các máy nén khí trục vít ngâm dầu loại lớn đều có trang bị cảm biến áp suất để kiểm tra tình trạng của lọc dầu. Khi bộ lọc dầu bị bẩn sau quá trình sử dụng hoặc chọn dầu bôi trơn không phù hợp thì áp suất Pj (Oil ịnjection Element) sẽ giảm xuống. Theo kinh nghiệm: Pj = P – (1.2 ÷ 1.5) [bar] là tốt nhất. Trong đó P là áp suất hiện tại của hỗn hợp khí và dầu trước khi qua lọc tách dầu. Khi Pj giảm xuống dưới mức cho phép (khoảng 2.5 bar) máy sẽ đưa ra cảnh báo. Khi đó cần phải thay thế lọc dầu. Thông thường theo khuyến cáo của nhà sản xuất thì nên thay lọc dầu sau mỗi 4000h, tuy nhiên theo thực tế cũng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Tình trạng dầu bôi trơn, tách dầu, điều kiện làm việc, . . . nên thời giant hay thế có thể kéo dài hơn (5000h, 6000h hay thậm chí là 8000h chạy máy). Nhưng tốt nhất các bạn nên theo dõi chỉ số Pj, cân đối với tình trạng dầu và tách dầu để thay chung một đợt là tốt nhất. Khi Pj < 5bar thì nên thay lọc dầu ngay nếu có hàng dự phòng, không thì bạn phải luôn cho máy nén chạy có tải chờ đến khi thay thế (Đây chỉ là phương án tình thế vì việc chạy cố sẽ khiến dầu bẩn qua van bypass về thẳng đầu nén, hơn nữa làm giảm tuổi thọ tách dầu).
Chú ý:  Không phải tất cả lọc dầu máy nén khí trục vít đều giống nhau.

B.CẤU TẠO



1.      Van Bypass



-          Tác dụng: Đảm bảo áp suất và lưu lượng dầu bôi trơn làm mát cho đầu nén bao gồm trục vít và bánh răng gia tốc. Ngăn ngừa nguy cơ phá hỏng đầu nén do nhiệt độ tăng cao.
-     Vị trí: Van bypass được lắp ở đáy lọc dầu (như trên hình). Mức áp suất bắt đầu làm việc khoảng 1 ÷ 4.5 bar.
-     Chức năng: Khi chênh áp qua lọc dầu quá lớn do lõi lọc bị tắc nghẹt, van bypass mở ra cho phép dầu đi trực tiếp qua nó không qua lõi lọc. Điều này xảy ra khi lọc dầu quá bẩn hay khi nhiệt độ dầu quá thấp , dầu đặc quánh lại, độ nhớt của dầu quá cao khiến dầu không thể lưu thông qua lõi lọc. Khi bị tắc nghẹt lõi lọc dầu bẩn sẽ đi thẳng tới đầu nén qua van bypass sẽ tốt hơn nhiều trường hợp không có dầu cấp cho đầu nén (Đầu nén sẽ bị phá hủy nhanh chóng vì quá nhiệt, dừng máy). Mặt khác cũng tránh được việc mòn và hỏng lõi lọc dầu.

2.      Phớt tren trong




-          Công dụng: Tránh dầu bẩn khỏi rò rỉ quanh phần ren.
-      Vị trí: Phía dưới ren lắp lọc dầu.
- Ứng dụng: Phớt này nhằm mục đích bao quanh phần ren lắp lọc. Phớt này có thể làm việc lắp lọc khó khăn hơn.

3.      Van chống chảy ngược



-          Công dụng: Tránh dầu chảy ngược ra khỏi lọc
-          Vị trí: Thường là vành cao su che các lỗ dầu

C.     Các chú ý khi lắp đặt.
-          Khi tháo lọc dầu cũ khi trước đó máy đã dừng một thời gian bạn nên cho máy chạy lại khoảng vài phút để gia nhiệt cho lọc dầu rồi mới tiến hành. Tại sao phải làm điều này ? Đơn giản là khi máy dừng lâu, các cơ cấu ren lắp lọc dầu co lại ép chặt roăng. Việc tháo lọc dầu lúc này rất khó khăn dù bạn có cả lục giác và kềm xích.
-          Trước khi lắp lọc dầu mới cần dùng khí nén xịt qua bên trong, sau đó tráng một ít dầu vào bên trong rồi mới tiến hành. Lí do bên trong lọc dầu là lớp lưới lọc, nếu không tráng qua dầu thì lúc máy nén khởi động dưới áp lực dầu cao lớp giấy lọc mới này rất dễ hỏng.

-          Chọn mua lọc dầu bạn cũng cần chú ý đến chiều lắp ren, nhiều hãng máy nén khí khi thay đổi part number cũng thay luôn chiều ren ngược thành thuận và số vật tư bạn mua về sẽ không lắp được.

LỌC DẦU MÁY NÉN KHÍ TRỤC VÍT NGÂM DẦU: GIỚI THIỆU, CẤU TẠO VÀ LẮP ĐẶT

A.        GIỚI THIỆU


        Lọc dầu là một thiết bị quan trọng trong máy nén khí trục vít ngâm dầu. Nó được sử dụng để loại bỏ các hạt cặn bẩn hoặc sạn có chứa trong dầu trước khi dầu quay về bôi trơn trục vít máy nén. Các chất bẩn này sẽ làm tắc nghẹt bộ tách dầu, làm hỏng các vòng bi, gây mòn xước bề mặt trục vít làm giảm tuổi thọ cũng như hiệu suất máy nén khí.

        Hầu hết các máy nén khí trục vít ngâm dầu loại lớn đều có trang bị cảm biến áp suất để kiểm tra tình trạng của lọc dầu. Khi bộ lọc dầu bị bẩn sau quá trình sử dụng hoặc chọn dầu bôi trơn không phù hợp thì áp suất Pj (Oil ịnjection Element) sẽ giảm xuống. Theo kinh nghiệm: Pj = P – (1.2 ÷ 1.5) [bar] là tốt nhất. Trong đó P là áp suất hiện tại của hỗn hợp khí và dầu trước khi qua lọc tách dầu. Khi Pj giảm xuống dưới mức cho phép (khoảng 2.5 bar) máy sẽ đưa ra cảnh báo. Khi đó cần phải thay thế lọc dầu. Thông thường theo khuyến cáo của nhà sản xuất thì nên thay lọc dầu sau mỗi 4000h, tuy nhiên theo thực tế cũng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Tình trạng dầu bôi trơn, tách dầu, điều kiện làm việc, . . . nên thời giant hay thế có thể kéo dài hơn (5000h, 6000h hay thậm chí là 8000h chạy máy). Nhưng tốt nhất các bạn nên theo dõi chỉ số Pj, cân đối với tình trạng dầu và tách dầu để thay chung một đợt là tốt nhất. Khi Pj < 5bar thì nên thay lọc dầu ngay nếu có hàng dự phòng, không thì bạn phải luôn cho máy nén chạy có tải chờ đến khi thay thế (Đây chỉ là phương án tình thế vì việc chạy cố sẽ khiến dầu bẩn qua van bypass về thẳng đầu nén, hơn nữa làm giảm tuổi thọ tách dầu).
Chú ý:  Không phải tất cả lọc dầu máy nén khí trục vít đều giống nhau.

B.CẤU TẠO



1.      Van Bypass



-          Tác dụng: Đảm bảo áp suất và lưu lượng dầu bôi trơn làm mát cho đầu nén bao gồm trục vít và bánh răng gia tốc. Ngăn ngừa nguy cơ phá hỏng đầu nén do nhiệt độ tăng cao.
-     Vị trí: Van bypass được lắp ở đáy lọc dầu (như trên hình). Mức áp suất bắt đầu làm việc khoảng 1 ÷ 4.5 bar.
-     Chức năng: Khi chênh áp qua lọc dầu quá lớn do lõi lọc bị tắc nghẹt, van bypass mở ra cho phép dầu đi trực tiếp qua nó không qua lõi lọc. Điều này xảy ra khi lọc dầu quá bẩn hay khi nhiệt độ dầu quá thấp , dầu đặc quánh lại, độ nhớt của dầu quá cao khiến dầu không thể lưu thông qua lõi lọc. Khi bị tắc nghẹt lõi lọc dầu bẩn sẽ đi thẳng tới đầu nén qua van bypass sẽ tốt hơn nhiều trường hợp không có dầu cấp cho đầu nén (Đầu nén sẽ bị phá hủy nhanh chóng vì quá nhiệt, dừng máy). Mặt khác cũng tránh được việc mòn và hỏng lõi lọc dầu.

2.      Phớt tren trong




-          Công dụng: Tránh dầu bẩn khỏi rò rỉ quanh phần ren.
-      Vị trí: Phía dưới ren lắp lọc dầu.
- Ứng dụng: Phớt này nhằm mục đích bao quanh phần ren lắp lọc. Phớt này có thể làm việc lắp lọc khó khăn hơn.

3.      Van chống chảy ngược



-          Công dụng: Tránh dầu chảy ngược ra khỏi lọc
-          Vị trí: Thường là vành cao su che các lỗ dầu

C.     Các chú ý khi lắp đặt.
-          Khi tháo lọc dầu cũ khi trước đó máy đã dừng một thời gian bạn nên cho máy chạy lại khoảng vài phút để gia nhiệt cho lọc dầu rồi mới tiến hành. Tại sao phải làm điều này ? Đơn giản là khi máy dừng lâu, các cơ cấu ren lắp lọc dầu co lại ép chặt roăng. Việc tháo lọc dầu lúc này rất khó khăn dù bạn có cả lục giác và kềm xích.
-          Trước khi lắp lọc dầu mới cần dùng khí nén xịt qua bên trong, sau đó tráng một ít dầu vào bên trong rồi mới tiến hành. Lí do bên trong lọc dầu là lớp lưới lọc, nếu không tráng qua dầu thì lúc máy nén khởi động dưới áp lực dầu cao lớp giấy lọc mới này rất dễ hỏng.

-          Chọn mua lọc dầu bạn cũng cần chú ý đến chiều lắp ren, nhiều hãng máy nén khí khi thay đổi part number cũng thay luôn chiều ren ngược thành thuận và số vật tư bạn mua về sẽ không lắp được.

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: