Chế độ bảo dưỡng của máy điều hòa không khí của ôtô


Nếu hệ thống điều hòa ô tô của bạn bị hỏng thì thì tất nhiên bạn lái xe sẽ rất nóng và khó chịu. Hơn nữa sẽ rất tốn tiền sửa chữa. Nếu biết bảo dưỡng điều hòa ôtô đúng cách và định kỳ sẽ giúp điều hòa hoạt động ổn định, tránh các hư hỏng thường gặp, hơn nữa giúp tiết kiệm nhiên liệu, duy trì độ bền cho hệ thống và bảo đảm sức khỏe cho lái xe.


Đối với cửa gió hút:


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)

- Vị trí: Trên trần trong khoang xe.
- Thời gian bảo dưỡng: Cần được vệ sinh hàng tuần.
- Yêu cầu: Tháo cửa gió hút xuống dùng nước xịt sạch.                 

Đối với lưới chắn bụi:


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)


- Vị trí: Tháo cửa gió hút ra, thấy tấm lưới ôm sát dàn lạnh.
- Thời gian bảo dưỡng:  Cần được vệ sinh hàng tháng.
- Yêu cầu: Tháo cửa gió hút xuống dùng dùng tay gỡ tấm lưới ra xịt nước. phơi khô và lắp lại.


Đối với căn chỉnh dây curoa:


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)


- Vị trí: tại động cơ của xe
- Thời gian bảo dưỡng: Cần được kiểm tra và căng lại trước mỗi chuyến đi xa.
- Yêu cầu: Lực căng dây curoa lớn hay bé có ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ sử dụng của curoa và có ảnh hưởng nhất định đến gối đỡ trục của máy nén khí. Độ võng mỗi mét khoảng cách 2 puly curoa là 16 mm (ở đây 2 puly là puly trung gian và puly trục cơ, lực tác dung lên dây khi đó khoảng 20N đến 30 N hoặc 2 đến 3 kg). Căn cứ vào số liệu này để căng chỉnh dây cho thích hợp.

Đối với dàn lạnh và dàn nóng:

- Vị trí:  Trên nóc xe dàn nóng phía đầu xe, dàn lạnh phía sau.
- Thời gian bảo dưỡng:  3 tháng phải vệ sinh dàn một lần.
- Yêu cầu:

>>> Dàn nóng:


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)


Sau một thời gian sử dụng bụi bẩn bám vào các cánh tản nhiệt hạn chế đến độ thoát nhiệt của dàn, làm cho hiệu suất làm lạnh của hệ thống bị giảm đi . Do đó chúng ta phải có thao tác thường xuyên kiểm tra và làm sạch các cánh tản nhiệt cũng như làm sạch dàn nóng (dùng khí nén làm sạch, xịt bằng nước) để luôn bảo đảm độ thông thoáng cho dàn.

>>> Dàn lạnh:

Cũng cần được bảo dưỡng, nhưng cách làm lại khác, chúng ta cần phải tiến hành xịt khí và lau dàn cho sạch. Dàn lạnh có sạch thì không khí lưu chuyển trong khoang xe mới trong lành không có mùi khó chịu. Chú ý làm sạch và kiểm tra đường ống thoát nước của dàn có dễ thoát không.

Chú ý: khi tháo, Bulông của nắp dàn (bu lông inox) cần được để vào khay, tránh trường hợp thất thoát.

Đối với Quạt dàn nóng và Quạt dàn lạnh:

- Vị trí: Trong dàn nóng, dàn lạnh.
- Thời gian bảo dưỡng:  Sau thời gian sử dụng khoảng 2500 giờ (hoặc thấy quạt dàn nóng, lạnh chạy có hiện tượng bất thường).
- Yêu cầu: Quạt dàn nóng và lạnh, thì chúng ta cần tiến hành bảo dưỡng quạt. Khi bảo dưỡng cần tiến hành kiểm tra:
+ Cho dầu mỡ và Vòng bi hoặc bạc
+ Thay chổi than nếu mòn hết hoặc gần hết.
+ Khi lắp lại quạt  phải có keo hoặc gioăng lót vào vị trí mép lắp ghép quạt.
+ Đối với quạt dàn lạnh khi lắp lại thì cần phải kiểm tra cả chiều quay của cánh quạt có đúng không.
+ Khi lắp ghép xong phải kiểm tra cho quạt chạy thử.
+ Lắp lại quạt lên dàn nóng và dàn lạnh phải bảo đảm lắp đúng như ban đầu.






Chúc các bạn thành công!


Nếu hệ thống điều hòa ô tô của bạn bị hỏng thì thì tất nhiên bạn lái xe sẽ rất nóng và khó chịu. Hơn nữa sẽ rất tốn tiền sửa chữa. Nếu biết bảo dưỡng điều hòa ôtô đúng cách và định kỳ sẽ giúp điều hòa hoạt động ổn định, tránh các hư hỏng thường gặp, hơn nữa giúp tiết kiệm nhiên liệu, duy trì độ bền cho hệ thống và bảo đảm sức khỏe cho lái xe.


Đối với cửa gió hút:


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)

- Vị trí: Trên trần trong khoang xe.
- Thời gian bảo dưỡng: Cần được vệ sinh hàng tuần.
- Yêu cầu: Tháo cửa gió hút xuống dùng nước xịt sạch.                 

Đối với lưới chắn bụi:


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)


- Vị trí: Tháo cửa gió hút ra, thấy tấm lưới ôm sát dàn lạnh.
- Thời gian bảo dưỡng:  Cần được vệ sinh hàng tháng.
- Yêu cầu: Tháo cửa gió hút xuống dùng dùng tay gỡ tấm lưới ra xịt nước. phơi khô và lắp lại.


Đối với căn chỉnh dây curoa:


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)


- Vị trí: tại động cơ của xe
- Thời gian bảo dưỡng: Cần được kiểm tra và căng lại trước mỗi chuyến đi xa.
- Yêu cầu: Lực căng dây curoa lớn hay bé có ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ sử dụng của curoa và có ảnh hưởng nhất định đến gối đỡ trục của máy nén khí. Độ võng mỗi mét khoảng cách 2 puly curoa là 16 mm (ở đây 2 puly là puly trung gian và puly trục cơ, lực tác dung lên dây khi đó khoảng 20N đến 30 N hoặc 2 đến 3 kg). Căn cứ vào số liệu này để căng chỉnh dây cho thích hợp.

Đối với dàn lạnh và dàn nóng:

- Vị trí:  Trên nóc xe dàn nóng phía đầu xe, dàn lạnh phía sau.
- Thời gian bảo dưỡng:  3 tháng phải vệ sinh dàn một lần.
- Yêu cầu:

>>> Dàn nóng:


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)


Sau một thời gian sử dụng bụi bẩn bám vào các cánh tản nhiệt hạn chế đến độ thoát nhiệt của dàn, làm cho hiệu suất làm lạnh của hệ thống bị giảm đi . Do đó chúng ta phải có thao tác thường xuyên kiểm tra và làm sạch các cánh tản nhiệt cũng như làm sạch dàn nóng (dùng khí nén làm sạch, xịt bằng nước) để luôn bảo đảm độ thông thoáng cho dàn.

>>> Dàn lạnh:

Cũng cần được bảo dưỡng, nhưng cách làm lại khác, chúng ta cần phải tiến hành xịt khí và lau dàn cho sạch. Dàn lạnh có sạch thì không khí lưu chuyển trong khoang xe mới trong lành không có mùi khó chịu. Chú ý làm sạch và kiểm tra đường ống thoát nước của dàn có dễ thoát không.

Chú ý: khi tháo, Bulông của nắp dàn (bu lông inox) cần được để vào khay, tránh trường hợp thất thoát.

Đối với Quạt dàn nóng và Quạt dàn lạnh:

- Vị trí: Trong dàn nóng, dàn lạnh.
- Thời gian bảo dưỡng:  Sau thời gian sử dụng khoảng 2500 giờ (hoặc thấy quạt dàn nóng, lạnh chạy có hiện tượng bất thường).
- Yêu cầu: Quạt dàn nóng và lạnh, thì chúng ta cần tiến hành bảo dưỡng quạt. Khi bảo dưỡng cần tiến hành kiểm tra:
+ Cho dầu mỡ và Vòng bi hoặc bạc
+ Thay chổi than nếu mòn hết hoặc gần hết.
+ Khi lắp lại quạt  phải có keo hoặc gioăng lót vào vị trí mép lắp ghép quạt.
+ Đối với quạt dàn lạnh khi lắp lại thì cần phải kiểm tra cả chiều quay của cánh quạt có đúng không.
+ Khi lắp ghép xong phải kiểm tra cho quạt chạy thử.
+ Lắp lại quạt lên dàn nóng và dàn lạnh phải bảo đảm lắp đúng như ban đầu.






Chúc các bạn thành công!

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: